Bức tranh Mẹ Nguyễn Thị Thứ tạo từ tên của 500 nữ chiến sĩ yêu nước

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Bức tranh mẹ Việt Nam anh hùng Nguyễn Thị Thứ được vẽ từ tên của 500 nữ chiến sĩ yêu nước, cách mạng anh hùng nằm trong không gian trưng bày "Sắt - Son" được ra mắt dịp kỷ niệm ngày Phụ nữ Việt Nam (20.10) tại Nhà tù Hỏa Lò (Hà Nội).

 

Bức tranh mẹ Việt Nam anh hùng Nguyễn Thị Thứ được vẽ từ tên của 500 nữ chiến sĩ yêu nước, cách mạng anh hùng.
Bức tranh mẹ Việt Nam anh hùng Nguyễn Thị Thứ được vẽ từ tên của 500 nữ chiến sĩ yêu nước, cách mạng anh hùng.


Lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam luôn gắn liền với dáng hình của người phụ nữ. Đức hy sinh cao cả, tấm lòng sắt son với quê hương, gia đình, tinh thần quả cảm “Giặc đến nhà, đàn bà cũng đánh” đã làm nên vẻ đẹp người phụ nữ Việt Nam như những bông hoa nở giữa phong ba, bão táp.

Trên con đường tranh đấu, dẫu bị truy bắt, tra tấn dã man, giam cầm hà khắc trong các nhà tù thực dân, đế quốc: Hỏa Lò, Côn Đảo, Khám Lớn, Chí Hòa… nhưng các nữ chiến sĩ luôn giữ tinh thần lạc quan, ý chí “thép”, hiên ngang đối mặt với cái chết luôn cận kề.

Tiếp nối truyền thống “Anh hùng, bất khuất, trung hậu, đảm đang”, phụ nữ Việt Nam đã và đang đóng góp công sức, trí tuệ cho sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước.

Nhân kỷ niệm 91 năm ngày thành lập Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam (20.10.1930 – 20.10.2021), Ban Quản lý Di tích Nhà tù Hỏa Lò tổ chức không gian trưng bày “Sắt - Son”.


 

 Cổng chào 6 lớp được dựng trên lối vào khu trưng bày.
Cổng chào 6 lớp được dựng trên lối vào khu trưng bày.



Không gian trưng bày được thể hiện qua hai màu sắc chủ đạo là Xám và Đỏ, ứng với hai phần nội dung Sắt và Son của trưng bày.

Nội dung phần Sắt được thể hiện trên những bức tường uốn nổi khổ lớn, với điểm nhấn mô phỏng những vết nứt của thời gian. Từ đó, khéo léo lồng ghép các câu chuyện về những tấm gương phụ nữ Việt Nam theo suốt dọc dài lịch sử, câu chuyện về những người Phụ nữ Việt Nam với bao đức tính cao đẹp, luôn hết lòng chăm lo cho hạnh phúc gia đình, yêu chồng, thương con thắm thiết. Nhưng khi Tổ quốc lâm nguy, các mẹ, các chị sẵn sàng động viên chồng con lên đường chiến đấu.

Không chỉ là hậu phương vững chắc, chị em còn trực tiếp cầm súng bảo vệ quê hương.

Phần Son tập trung khắc họa câu chuyện những người phụ nữ nơi hậu phương "Giỏi một nghề, biết nhiều việc". Tôn vinh những nét đẹp của phụ nữ Việt Nam trong mọi khía cạnh, mọi hoàn cảnh của cuộc sống trong suốt chiều dài lịch sử.


 

 Tấm gương các nữ chiến sĩ yêu nước, cách mạng tiêu biểu trong hoàn cảnh lao tù khắc nghiệt.
Tấm gương các nữ chiến sĩ yêu nước, cách mạng tiêu biểu trong hoàn cảnh lao tù khắc nghiệt.
 Bức tranh mẹ Việt Nam anh hùng Nguyễn Thị Thứ được vẽ từ tên của 500 nữ chiến sĩ yêu nước, cách mạng anh hùng.
Bức tranh mẹ Việt Nam anh hùng Nguyễn Thị Thứ được vẽ từ tên của 500 nữ chiến sĩ yêu nước, cách mạng anh hùng.
 “Tốt gỗ” tập trung khắc họa câu chuyện những người phụ nữ nơi hậu phương
“Tốt gỗ” tập trung khắc họa câu chuyện những người phụ nữ nơi hậu phương "Giỏi một nghề, biết nhiều việc".



Với sự đầu tư về thiết kế mĩ thuật, các không gian trong khu vực trưng bày đều có thể trở thành địa điểm để khách tham quan chụp hình lưu niệm, như: cổng chào 6 lớp trên lối vào khu trưng bày; khu vực chuyển giao giữa hai nội dung trưng bày với thiết kế ấn tượng hay điểm nhấn Bức tranh mẹ Việt Nam anh hùng Nguyễn Thị Thứ được vẽ từ tên của 500 nữ chiến sĩ yêu nước, cách mạng anh hùng…

Không gian trưng bày "Sắt - Son" ra mắt ngày 20.10.2021 và kéo dài tới hết tháng 5.2022 tại Di tích lịch sử Nhà tù Hỏa Lò.

https://laodong.vn/van-hoa-giai-tri/buc-tranh-me-nguyen-thi-thu-tao-tu-ten-cua-500-nu-chien-si-yeu-nuoc-965390.ldo
 

Theo Tô Thế (LĐO)

Có thể bạn quan tâm

Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Đi cà kheo

(GLO)- Đi cà kheo không chỉ phổ biến ở vùng đồng bằng mà còn là một hoạt động văn hóa dân gian của đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên. Bằng những câu thơ chân thực và gần gũi, tác giả Nguyễn Ngọc Hưng đã tái hiện trò chơi này đầy sinh động gắn với cảm xúc hứng khởi từ người chơi.

Các nghệ nhân xã Glar (huyện Đak Đoa) chụp ảnh lưu niệm trước tác phẩm “Nét Tây Nguyên”. Ảnh: N.A.M

“Nét Tây Nguyên”

(GLO)- Tại Ngày hội Di sản văn hóa năm 2024 vừa diễn ra ở khu vực Bảo tàng tỉnh Gia Lai, tác phẩm “Nét Tây Nguyên” gồm 1 cụm 5 trụ gỗ của nhà điêu khắc Nguyễn Nam-Hội viên Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh đã tạo nên điểm nhấn, một nét Tây Nguyên riêng có giữa lòng phố núi.

Thơ Hà Hoài Phương: Những ngôi sao xanh

Thơ Hà Hoài Phương: Những ngôi sao xanh

(GLO)- Hình ảnh "những ngôi sao xanh" trong thơ Hà Hoài Phương tượng trưng cho ánh sáng hy vọng không bao giờ tắt, dẫu rằng có bao nhiêu khó khăn, thử thách hay bóng tối bao phủ. Những ngôi sao ấy là niềm tin, sức mạnh tinh thần giúp con người vượt qua mọi gian truân cuộc sống...

Thơ Nguyễn Đình Phê: Gửi lại

Thơ Nguyễn Đình Phê: Gửi lại

(GLO)- Bài thơ "Gửi lại" của Nguyễn Đình Phê là một tác phẩm đầy hoài niệm, suy tư về thời gian, tình yêu và sự chia ly. Xoay quanh cảm giác tiếc nuối, luyến lưu một mối tình đã qua, những kỷ niệm khó quên, tác giả muốn gửi lại cho người yêu hay cho chính mình?

Tiến sĩ Lưu Hồng Sơn bên một bức tranh của họa sĩ Xu Man tại Bảo tàng tỉnh. Ảnh: P.D

Tranh Xu Man: Di sản tìm về

(GLO)- Từ chỗ chỉ sở hữu số lượng tác phẩm rất ít ỏi của họa sĩ Xu Man, hiện nay, Bảo tàng tỉnh Gia Lai đang có một bộ sưu tập dày dặn với tổng cộng 52 bức của người họa sĩ tài danh, nhiều nhất trong hệ thống bảo tàng cả nước.

Hình dung

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Hình dung

(GLO)- Bài thơ "Hình dung" của Nguyễn Ngọc Hưng là một tác phẩm đẹp, đậm chất mộng mơ và lãng mạn. Nó thể hiện một tình yêu vĩnh cửu, dường như không thể chạm vào, nhưng vẫn mãnh liệt và đầy khắc khoải...

Ảnh minh họa. Nguồn : Internet

Niềm vui đọc sách

(GLO)- Từ lâu, đọc sách đã là một hoạt động được ưa thích của nhiều người, được khích lệ ở nhiều nơi vì những lợi ích mà nó mang lại. Tôi vẫn giữ thói quen đọc đều đặn mỗi ngày. Điều đó vừa cần thiết cho công việc, vừa là cách để tôi giải trí và tìm hiểu về thế giới xung quanh.