Bốn học sinh nhập viện cấp cứu sau 1 giờ hút thuốc lá điện tử

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Khoảng một giờ sau khi hút thuốc lá điện tử, 4 nam học sinh phải nhập viện cấp cứu vì bủn rủn, choáng váng, tức ngực, buồn nôn, khó thở.

Bệnh viện Bãi Cháy (tỉnh Quảng Ninh) cho biết vừa tiếp nhận 4 học sinh (SN 2008) nhập viện với các triệu chứng ngộ độc sau khi sử dụng thuốc lá điện tử.

Theo lời kể của các bệnh nhân, trước vào viện một giờ, những nam học sinh này sử dụng thuốc lá điện tử (chưa rõ loại và chưa rõ nguồn gốc). Sau đó tất cả xuất hiện cảm giác choáng váng, khó chịu toàn thân, bủn rủn, run tay chân, tức ngực, khó thở, buồn nôn và nôn nhiều.

4 trường hợp là học sinh nhập viện do ngộ độc sau khi hút thuốc lá điện tử. Ảnh: Bệnh viện cung cấp

4 trường hợp là học sinh nhập viện do ngộ độc sau khi hút thuốc lá điện tử. Ảnh: Bệnh viện cung cấp

Khi vào viện, bệnh nhân đã được các bác sĩ cấp cứu, xử trí truyền dịch theo phác đồ và tiếp tục được theo dõi, điều trị tại Khoa Thận lọc máu (Bệnh viện Bãi Cháy).

Bác sĩ Trần Thị Hồng Ngân, Khoa Thận lọc máu, Bệnh viện Bãi Cháy, cho biết thuốc lá điện tử là các sản phẩm cung cấp nicotine, có cấu tạo bao gồm bộ phận pin, sạc, bộ phận gia nhiệt, dẫn dòng khí; bộ phận chứa ống đựng dung dịch. Dung dịch này thường chứa nicotine, chất tạo hương, propylene glycol và glycerin thực vật. Chất nicotine có khả năng gây nghiện cao, tăng nguy cơ sử dụng rượu, ma túy và các chất gây nghiện khác.

Đặc biệt, nicotine có thể ảnh hưởng đến sự phát triển não bộ ở lứa tuổi thanh thiếu niên, thậm chí có thể gây tổn thương bào thai (dẫn đến cân nặng sơ sinh thấp, tăng nguy cơ đẻ non). Khói thuốc lá thế hệ mới có chứa các chất gây ung thư, làm tăng nguy cơ mắc ung thư phổi, ung thư thanh quản, đột quỵ, xuất huyết não, ung thư dạ dày…

Các bệnh nhân được theo dõi sức khỏe tại bệnh viện

Các bệnh nhân được theo dõi sức khỏe tại bệnh viện

Để nhận biết trẻ dùng thuốc lá điện tử, bác sĩ Ngân chỉ ra những dấu hiệu như trẻ ho, hụt hơi, khó thở; hoặc trẻ hay có biểu hiện lo âu, cáu gắt, thậm chí có xu hướng tham gia các hành vi mạo hiểm.

Ngoài ra, cha mẹ lưu ý thấy những vật lạ dạng ống, USB hoặc ngửi thấy mùi hương bất thường trong nhà hay phòng của trẻ, có thể là dấu hiệu trẻ dùng thuốc lá điện tử.

Mới đây, tại Hà Nội cũng ghi nhận 1 học sinh cũng phải đi bệnh viện cấp cứu sau khi hút thuốc lá điện tử, ngoài ra 3 học sinh khác cũng nhập viện vì bị bạn nhỏ 2 giọt tinh dầu trong thuốc lá điện tử vào chai nước ngọt.

Theo kết quả nghiên cứu về tình hình sử dụng thuốc lá trong học sinh từ 13-15 tuổi của Bộ Y tế năm 2022 cho thấy tỉ lệ học sinh sử dụng thuốc lá hiện nay khoảng 2,9%. Tuy nhiên, tỉ lệ học sinh nữ sử dụng thuốc lá có dấu hiệu gia tăng, chủ yếu là sử dụng các sản phẩm thuốc lá mới như thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng.

Sản phẩm thuốc lá điện tử và thuốc lá nung nóng có chứa nicotine, có khoảng 15.500 loại hương liệu được sử dụng, trong đó, rất nhiều loại hương liệu độc hại, gây ảnh hưởng đến sức khỏe, có thể gây cháy nổ và có thể pha trộn các chất khác vào dung dịch như ma túy, cần sa.

Có thể bạn quan tâm

Bác sĩ khám bệnh cho chị Ksor Hlai (làng Chan, xã Ia Pnôn, huyện Đức Cơ). Ảnh: N.N

Bệnh lao tiềm ẩn trong cộng đồng

(GLO)- Mỗi năm, toàn tỉnh Gia Lai phát hiện khoảng 700 bệnh nhân lao. Hiện vẫn còn khoảng 40% bệnh nhân lao tiềm ẩn trong cộng đồng, là nguồn lây lan bệnh nếu không kịp thời điều trị. Ngoài ra, số bệnh nhân lao kháng thuốc gia tăng đang là gánh nặng trong công tác phòng-chống lao tại tỉnh.

Bác sĩ Khoa Nội-Nhi-Nhiễm (Trung tâm Y tế TP. Pleiku) thăm khám cho bệnh nhi mắc sốt xuất huyết. Ảnh: N.N

Bệnh truyền nhiễm diễn biến phức tạp

(GLO)- Từ đầu năm 2025 đến nay, tình hình dịch bệnh truyền nhiễm trên địa bàn tỉnh Gia Lai diễn biến phức tạp, đặc biệt là bệnh sởi. Ngoài ra, năm nay còn được dự báo chu kỳ sốt xuất huyết có nguy cơ lây lan thành dịch. Trước tình hình đó, ngành Y tế đã chủ động tăng cường các biện pháp phòng ngừa.

5 khuyến cáo của Bộ Y tế đưa ra phòng chống bệnh sởi

5 khuyến cáo của Bộ Y tế đưa ra phòng-chống bệnh sởi

(GLO)- Theo thống kê của Bộ Y tế, từ đầu năm 2025 đến nay, cả nước ghi nhận khoảng 40.000 trường hợp nghi sởi, 5 trường hợp tử vong liên quan đến sởi; số trường hợp nghi sởi ghi nhận cao nhất tại khu vực miền Nam (57%), miền Trung (19,2%), miền Bắc (15,1%), Tây Nguyên (8,7%).

Bác sĩ Kiều Văn Bước (bìa trái) sẵn sàng chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm và hỗ trợ, hướng dẫn các y-bác sĩ trẻ trong quá trình công tác. Ảnh: N.N

Bác sĩ Kiều Văn Bước: Tận tâm với người bệnh

(GLO)- Với bề dày kinh nghiệm, trình độ chuyên môn sâu và giàu lòng nhân ái, bác sĩ chuyên khoa II Kiều Văn Bước-Trưởng khoa Hồi sức tích cực chống độc (Bệnh viện Đa khoa tỉnh Gia Lai) không chỉ là trụ cột tinh thần cho đồng nghiệp mà còn là ân nhân của rất nhiều người bệnh.

Bộ Y tế họp khẩn toàn quốc về dịch sởi

Bộ Y tế họp khẩn toàn quốc về dịch sởi

(GLO)- Chiều 15-3, Bộ Y tế tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc về công tác phòng-chống bệnh sởi. Tại điểm cầu trung ương, bà Đào Hồng Lan-Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Y tế chủ trì hội nghị.