Bộ trưởng Bộ NNPTNT: Thị trường EU là tín chỉ chứng minh giá trị nông sản Việt

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Theo đánh giá của Bộ trưởng Bộ NNPTNT Nguyễn Xuân Cường, việc thúc đẩy xuất khẩu các nông sản chủ lực sang thị trường châu Âu (EU) không chỉ góp phần nâng cao giá trị kim ngạch xuất khẩu nông sản mà EU còn là tín chỉ chứng minh giá trị nông sản Việt.

Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường đánh giá, thị trường EU giống như tín chỉ để chứng minh giá trị uy tín nông sản Việt. Ảnh: Trọng Hiếu.
Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường đánh giá, thị trường EU giống như tín chỉ để chứng minh giá trị uy tín nông sản Việt. Ảnh: Trọng Hiếu.


Liên tiếp những ngày đầu tháng 9 đã chứng kiến các lễ xuất khẩu nhiều loại nông sản chủ lực của Việt Nam sang EU sau khi có Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - châu Âu (EVFTA). Bộ trưởng đánh giá như thế nào về cơ hội xuất khẩu nông sản sang EU sau EVFTA?

- Ngay trong quá trình đàm phán ký kết EVFTA, ngành nông nghiệp được xác định là ngành có rất nhiều lợi thế với 3 trụ cột chính. Một là, có thể đẩy mạnh thương mại xuất khẩu nông sản ở một số nhóm mặt hàng đang có lợi thế như tôm, cà phê, trái cây, gạo...

Hai là, thông qua việc thực thi hiệp định, chúng ta có thể tiếp thu các công nghệ chế biến hiện đại của EU thông qua đầu tư FDI.

Ba là, chúng ta có thể nâng cao năng lực quản trị thông qua các chương trình hợp tác đào tạo quản lý, tập huấn; nâng cao kỹ năng phát triển thị trường để cùng nhau phát triển.

 

 Xuất khẩu cà phê sang EU sẽ tăng. Ảnh minh họa: I.T
Xuất khẩu cà phê sang EU sẽ tăng. Ảnh minh họa: I.T

Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EVFTA) đã được ký kết vào ngày 30/6/2019 tại Hà Nội, đã được Nghị viện châu Âu và Quốc hội Việt Nam thông qua và chính thức có hiệu lực từ 1/8/2020.
 

Với 3 lợi thế đó, ngay từ đầu, ngành nông nghiệp đã phối hợp với Bộ Công Thương, các doanh nghiệp và nông dân chuẩn bị tích cực các điều kiện trước khi hiệp định có hiệu lực.

 Theo đó, ngành nông nghiệp tích cực đẩy mạnh tái cơ cấu sản xuất theo chuỗi liên kết từ khâu tổ chức nguyên liệu, chế biến sâu đến tiêu thụ sản phẩm.

Chính vì vậy, ngay khi hiệp định có hiệu lực, chúng ta đã đón sóng cơ hội này, tập trung đẩy mạnh các đơn hàng xuất khẩu để tận dụng được ưu đãi về hạn ngạch thuế quan. Theo thống kê sơ bộ, chỉ sau 1 tháng thực hiện hiệp định EVFTA, xuất khẩu nông sản sang EU có thể tăng 15 - 17% so với tháng 7/2020.

Xin Bộ trưởng cho biết, những mặt hàng nào đang có lợi thế xuất khẩu sang EU hiện nay?

- Ngay trong hôm nay 16/9, Bộ NNPTNT phối hợp với tỉnh Gia Lai tổ chức lễ xuất khẩu cà phê và chanh leo sang EU theo hiệp định EVFTA, ngày 17/9 tại Bến Tre là lễ xuất khẩu trái cây sang thị trường này sau khi được hưởng các ưu đãi về thuế quan.

Trước đó, đã có lễ xuất khẩu tôm sang EU theo EVFTA tại Ninh Thuận. Tôi đánh giá, gạo, tôm, cà phê, trái cây... đang là những mặt hàng có lợi thế của Việt Nam tại thị trường EU.

Cụ thể, với mặt hàng cà phê, chúng ta hoàn toàn có thể gia tăng giá trị vào thị trường EU sau khi thuế suất giảm từ 15% xuống 0%. Trong tháng 8/2020, giá trị xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang EU đạt 76 triệu USD, tăng 34,7% so với tháng 7/2020.

EU cũng là thị trường tiêu thụ nhiều cà phê nhất của Việt Nam, chiếm 40% trong tổng lượng và 38% về tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước (trung bình giá trị xuất khẩu cà phê sang EU đạt 1,2 - 1,4 tỷ USD/năm trong 5 năm qua).

Gạo Việt xuất khẩu sang châu Âu cũng có những tín hiệu khả quan. Trong gần 1 tháng triển khai EVFTA, những tác động tích cực đã lan tỏa đến ngành gạo xuất khẩu, cụ thể, giá gạo xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường EU đã tăng phổ biến từ 80 - 200USD/tấn.

Rau, quả tươi Việt Nam cũng được đánh giá đã và đang rộng cửa vào EU kể từ ngày 1/8 vừa qua. Hiện EU là thị trường xuất khẩu thứ tư của rau, quả Việt Nam, với nền tảng sẵn có này cộng thêm việc miễn giảm thuế nhập khẩu theo cam kết trong EVFTA đang tiếp sức để giúp tăng khả năng cạnh tranh của trái cây Việt Nam so với các đối thủ.

Đặt biệt, giá trị xuất khẩu các sản phẩm rau quả của Việt Nam sang EU trong tháng 8/2020 ước đạt 14,7 triệu USD, tăng 25,2% so với tháng trước.

Riêng đối với ngành thủy sản, việc xóa bỏ thuế quan trong EVFTA kỳ vọng tạo ra cơ hội to lớn cho xuất khẩu thủy sản. EU sẽ xóa bỏ thuế quan đối với 86,5% kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam trong vòng 3 năm, 90,3% trong vòng 5 năm và 100% trong vòng 7 năm. Đối với cá ngừ đóng hộp, EU dành cho Việt Nam hạn ngạch thuế quan 11.500 tấn.

 Tận dụng tốt lợi thế này, từ đầu tháng 8 đến nay, xuất khẩu thủy sản có số lượng đơn hàng tăng khoảng 10% so với tháng 7/2020.

 

Thứ trưởng Bộ NNPTNT Phùng Đức Tiến tham quan nhà máy chế biến tôm của Tập đoàn Thông Thuận tại Ninh Thuận. Ảnh: D.V
Thứ trưởng Bộ NNPTNT Phùng Đức Tiến tham quan nhà máy chế biến tôm của Tập đoàn Thông Thuận tại Ninh Thuận. Ảnh: D.V


Để tận dụng tốt các lợi thế từ thị trường EU, theo Bộ trưởng chúng ta cần phải ưu tiên những giải pháp gì?

- Đúng là thị trường EU đang mở ra những cánh cửa vô cùng rộng lớn cho nông sản Việt nhưng để đáp ứng được các yêu cầu của thị trường này, việc tổ chức lại sản xuất theo hướng đảm bảo an toàn thực phẩm và truy xuất nguồn gốc là vô cùng quan trọng.

Thời gian tới, Bộ NNPTNT sẽ tiếp tục phối hợp các doanh nghiệp khuyến khích doanh nghiệp tập trung các đơn hàng cho những ngành hàng có lợi thế như rau, quả, thủy sản, nhóm sản phẩm cây cây nghiệp (chè, cà phê, hạt điều); tập trung đẩy nhanh hơn sản xuất theo chuỗi, kiểm soát tốt chất lượng sản phẩm. Đặc biệt, cần chuẩn bị tốt kỹ năng thương mại để tận dụng các lợi thế.

Song song đó, trong dài hạn, cần có các giải pháp căn cơ, bền vững để đẩy mạnh sản xuất theo chuỗi, liên kết chặt chẽ với nông dân, hình thành quy trình khép kín từ tổ chức nguyên liệu, chế biến, thương mại.

Chúng ta phải xác định, với thị trường EU, chúng ta không chỉ khai thác giá trị tuyệt đối của xuất khẩu mà còn thông qua thị trường này làm tín chỉ để chứng minh trình độ sản xuất của nông dân Việt Nam, hàng Việt Nam có thể đi đến bất kỳ nơi nào trên thế giới, từ đó mở rộng dung lượng thị trường.

Năm nay, Bộ NNPTNT đặt mục tiêu xuất khẩu nông sản đạt 41 tỷ USD. Với lợi thế từ thị trường EU, theo Bộ trưởng chúng ta có thể đạt được mục tiêu này?

- Cũng như các ngành kinh tế khác, ngành nông nghiệp phấn đấu đạt mục tiêu kép, vừa chống dịch Covid-19 thắng lợi vừa đảm bảo mục tiêu tăng trưởng, xuất khẩu.

Theo đánh giá, kết quả xuất khẩu nông sản 8 tháng năm 2020 rất tích cực, khi EVFTA có hiệu lực, chúng tôi xác định đây là một trong những dư địa tập trung đột phá.

 Với những tín hiệu tích cực từ thị trường EU, cộng với tín hiệu từ các thị trường khác, chúng tôi kỳ vọng sẽ đạt được chỉ tiêu tích cực nhất trong hoàn cảnh khó khăn nhất.

Xin cảm ơn Bộ trưởng!



 

Thứ trưởng Bộ NNPTNT Lê Quốc Doanh.
Thứ trưởng Bộ NNPTNT Lê Quốc Doanh.


Thứ trưởng Bộ NNPTNT Lê Quốc Doanh: Lợi thế cạnh tranh lớn cho ngành cà phê

Với việc thực thi Hiệp định EVFTA, EU đã xóa bỏ thuế cho toàn bộ cho các sản phẩm cà phê chưa rang hoặc đã rang (giảm từ 7 -11% xuống 0%), các loại cà phê chế biến từ giảm 9 - 12% xuống còn 0% vào thời điểm Hiệp định có hiệu lực ngày 1/8/2020.

Đồng thời, trong số 39 chỉ dẫn địa lý của Việt Nam được EU cam kết bảo hộ khi EVFTA chính thức đi vào thực thi có chỉ dẫn địa lý về cà phê. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho ngành cà phê Việt Nam với các đối thủ tại thị trường EU.

Với sự chuẩn bị tích cực của Chính phủ, doanh nghiệp và nông dân, ngành cà phê đã có những biến chuyển đáng ghi nhận để nắm bắt kịp thời cơ hội do hội nhập EVFTA mang lại.

Thứ trưởng Bộ NNPTNT Phùng Đức Tiến.
Thứ trưởng Bộ NNPTNT Phùng Đức Tiến.


Thứ trưởng Bộ NNPTNT Phùng Đức Tiến: Xuất khẩu tôm sang EU sẽ tăng mạnh

Tôm là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam sang châu Âu và Hiệp định EVFTA có hiệu lực từ đầu tháng 1/8/2020 đã mang đến triển vọng cho xuất khẩu tôm Việt Nam sang thị trường EU trong những tháng cuối năm 2020.

Sau khi giảm liên tục từ tháng 3 đến tháng 6/2020, xuất khẩu tôm Việt Nam sang EU trong tháng 7/2020 đạt 54,2 triệu USD, tăng 2% so với tháng 7/2019. Xuất khẩu tôm sang EU tháng 8/2020 tiếp tục chứng kiến tăng trưởng khoảng khoảng 20% so với tháng 8/2019.

Xuất khẩu tôm Việt Nam sang EU từ nay đến hết năm dự kiến sẽ tiếp tục tăng mặc dù tốc độ tăng chưa cao do vẫn chịu tác động từ dịch bệnh Covid-19.

Trong thời gian qua, các doanh nghiệp thủy sản đã chuẩn bị hệ thống tiêu chuẩn, chứng nhận quốc tế, cập nhật thông tin hoạt động chế biến, logistics… để đáp ứng được các nội dung đưa ra trong Hiệp định EVFTA.

Đặc biệt, Việt Nam cũng đang huy động toàn bộ hệ thống chính trị, nỗ lực ở mức cao nhất để tháo gỡ thẻ vàng IUU, đảm bảo phát triển bền vững và giữ uy tín của ngành thủy sản Việt Nam. Đồng thời, chúng tôi cũng đặc biệt lưu ý đến việc cấm sử dụng chất chống ôxy hóa để bảo quản sản phẩm thức ăn thủy sản, đáp ứng yêu cầu cao nhất của EU.

https://danviet.vn/bo-truong-bo-nnptnt-thi-truong-eu-la-tin-chi-chung-minh-gia-tri-nong-san-viet-2020091517395989.htm
 

Theo ANH THƠ (Dân Việt)

Có thể bạn quan tâm

Đại diện xã Chư Drăng và Hạt Kiểm lâm huyện Krông Pa kiểm tra các diện tích đất rừng giao cho người dân tại xã Chư Drăng. Ảnh: Lê Nam

Krông Pa tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đảng trong quản lý, bảo vệ và phát triển rừng

(GLO)- Qua 4 năm triển khai thực hiện Nghị quyết số 04-NQ/HU ngày 5-11-2021 của Huyện ủy Krông Pa về tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đảng về công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn huyện đã đạt được nhiều kết quả quan trọng.

Nhiều hội viên nông hội mong muốn được tiếp cận nguồn vốn vay để phát triển sản xuất, kinh doanh. Ảnh: H.D

Tăng khả năng tiếp cận vốn cho nông hội

(GLO)- Mô hình nông hội trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã góp phần giúp nông dân chuyển dần từ tư duy sản xuất nông nghiệp sang tư duy kinh tế nông nghiệp, đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất, nâng giá trị các sản phẩm.

Đak Pơ hỗ trợ hộ nghèo phát triển chăn nuôi

Đak Pơ hỗ trợ hộ nghèo phát triển chăn nuôi

(GLO)- Thực hiện Tiểu dự án 1-Dự án 3 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, từ năm 2022 đến nay, các xã, thị trấn của huyện Đak Pơ chủ động xây dựng dự án hỗ trợ bò lai sinh sản theo nhóm cộng đồng để giúp hộ nghèo và cận nghèo phát triển chăn nuôi.

Những triệu phú trồng mắc ca ở Sơn Lang

Những triệu phú trồng mắc ca ở Sơn Lang

(GLO)- Mắc ca là loại cây “kén” khí hậu nhưng khi trồng ở xã Sơn Lang (huyện Kbang, tỉnh Gia Lai) lại cho năng suất và chất lượng hạt vượt trội so với vùng đất khác và mang lại giá trị kinh tế cao, giúp nhiều nông dân địa phương trở thành triệu phú.

Với 29 ha, được sản xuất theo cánh đồng lớn, ứng dụng khoa học kỹ thuật, cơ giới hóa đã giúp gia đình chị Vũ Thị Nhung-tổ 9 (thị trấn Phú Túc) (ở giữa), thu lợi nhuận khoảng 1,5 tỷ đồng. Ảnh: Lê Nam

Krông Pa hiệu quả ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất

(GLO)- Từ năm 2021 đến nay, thực hiện Nghị quyết số 03-NQ/HU Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Krông Pa khóa XVII, nhiệm kỳ 2020-2025 về đẩy mạnh ứng dụng khoa học và công nghệ trong sản xuất, ngành nông nghiệp địa phương đã góp phần nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm và tăng thu nhập cho người dân.

Thành phố Kon Tum vào vụ hoa Tết

Thành phố Kon Tum vào vụ hoa Tết

Còn hơn 2 tháng nữa mới tới Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, nhưng thời điểm này, người dân trồng hoa tại thành phố Kon Tum đang tất bật gieo trồng, chăm sóc cây hoa để phục vụ thị trường, với hy vọng sẽ có một vụ hoa Tết thành công.

Gia Lai được cấp mới 15 mã số vùng trồng xuất khẩu

Gia Lai được cấp mới 15 mã số vùng trồng xuất khẩu

(GLO)- Theo Sở Nông nghiệp và PTNT, năm 2024, toàn tỉnh có 15 mã số vùng trồng xuất khẩu được cấp mới với diện tích 332,09 ha xuất khẩu trên thị trường Trung Quốc và 4 mã số cơ sở đóng gói nông sản phục vụ xuất khẩu với tổng công suất 155 tấn quả tươi/ngày.

Cà phê là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của tỉnh Gia Lai. Ảnh: Hà Duy

Liên kết sản xuất phục vụ xuất khẩu

(GLO)- Việc liên kết sản xuất đang được các doanh nghiệp, hợp tác xã (HTX) trên địa bàn tỉnh Gia Lai chú trọng nhằm tạo nguồn nông sản chất lượng phục vụ xuất khẩu. Nhờ đó, nông sản của tỉnh đã thâm nhập thị trường của gần 50 quốc gia trên thế giới.