Bộ sưu tập tiền cổ giá bạc tỷ ở Hà Nội

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Giới sưu tập tiền cổ ngày càng quan tâm tới tiền cổ Việt Nam. Để có đầy đủ trọn vẹn bộ tiền Việt trong giai đoạn từ khi năm 1881 đến nay, chủ nhân của chúng phải bỏ ra vài tỷ đồng để mua. Trong bộ tiền này, giấy bạc Đông Dương nhận được sự quan tâm lớn.

Giấy bạc Đông Dương được lưu hành đầu tiên ở Nam kỳ. Sắc lệnh của Tổng thống Pháp ra ngày 5-7-1881 đã quy định đồng bạc Đông Dương là đơn vị dùng trong việc giữ sổ sách cùng soạn ngân sách, và kể từ niên khóa 1882, mọi việc thu chi đều phải dùng đơn vị này.

 

 

Loại này mặt trước ghi bằng hai thứ tiếng Pháp và Anh. Mặt sau ghi chữ Nho "Đông phương hối lý ngân hàng".
 

 

Đến năm 1893, giấy bạc Đông Dương thêm tờ 1 đồng. Năm 1903, bỏ phần tiếng Anh nhưng ghi thêm chữ Cao Miên.
 

 

Bắt đầu từ năm 1919 thì in thêm mệnh giá: 10 cent, 20 cent, 50 cent.
 

 

Vào cuối thế kỷ 19, trên toàn quốc có ba loại tiền cùng lưu hành một lúc là quan tiền - tiền đồng, peso Mexico và đồng bạc Đông Dương. Sau đó không lâu, đồng Đông Dương chiếm vị thế duy nhất.
 

 

Vào ngày 31/11/1946, giấy bạc Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời. Một mặt in chữ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa bằng chữ quốc ngữ, chữ Hán và hình Chủ tịch Hồ Chí Minh; một mặt in hình Nông - Công - Binh.
 

 

Các loại giấy bạc đều có số Ả Rập, chữ quốc ngữ, chữ Hán, Lào, Campuchia chỉ mệnh giá, có ký tên Bộ trưởng Bộ Tài chính (Phạm Văn Đồng hoặc Lê Văn Hiến) và Giám đốc Ngân khố trung ương.
 

 

Một mặt in chữ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (chữ Hán và chữ quốc ngữ) và hình Chủ tịch Hồ Chí Minh; một mặt in hình Công - Nông - Binh, hình bộ đội ở chiến trường. Trên tờ giấy bạc có số hiệu, mệnh giá ghi bằng số Ả Rập, chữ quốc ngữ và chữ Hán.
 

 

Sau đó, việc liên lạc giữa địa phương và trung ương có nhiều khó khăn, nên chính quyền trung ương cho phép Trung Bộ và Nam Bộ phát hành tiền riêng. Tiền này có mệnh giá 1 đồng, 5 đồng, 20 đồng, 50 đồng, 100 đồng.
 

 

Hiện tại, giá trị của giấy bạc này rất lớn, có giá trị quy đổi trên dưới 1 triệu đồng. Cá biệt, có một vài mệnh giá có giá trị lên tới 5 triệu đồng/tờ nhờ độ hiếm của chúng.
 

 

Đồng Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam là tiền giấy, với các mệnh giá 10 xu, 20 xu, 50 xu, 1 đồng, 2 đồng, 5 đồng, 10 đồng và 50 đồng. Nó được phát hành bởi Binh chủng Tiền của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam lần đầu vào năm 1963.
 

 

Hiện tại, tiền Giải phóng có trị giá khoảng 500.000 - 900.000 đồng/tờ.
 

 

Tiền Việt Nam Dân chủ Cộng hòa trong giai đoạn 1978 - 1985.
 

 

Mệnh giá thấp nhất là 1 hào, 10 hào bằng 1 đồng.
 

 

Tiền Việt được in vào những năm bao cấp.
 

 

Mẫu giấy bạc đầu tiên được vẽ bởi nhóm họa sĩ nổi tiếng đương thời của Hà Nội là Mai Văn Hiến, Nguyễn Đỗ Cung, Nguyễn Văn Khánh, Nguyễn Huyến và sau đó nữa là Nguyễn Sáng, Bùi Trang Chước, Lê Khả.
 

 

Tiền 10.000 đồng năm 1990 hiện đang được rất nhiều khách hàng ưa chuộng. Theo một shop chuyên tiền cổ trên phố Kim Ngưu (Hai Bà Trưng, Hà Nội), sở dĩ tờ 10.000 đồng được ưa chuộng là do nó mang màu đỏ, màu của may mắn và mệnh giá 10.000 cũng đồng nghĩa là trọn vẹn, đầy đủ.

Theo VTCnews

Có thể bạn quan tâm

Gương mặt thơ: Trúc Phùng

Gương mặt thơ: Trúc Phùng

(GLO)- Đây là số cuối cùng của chuyên mục “Gương mặt thơ” trên báo Gia Lai Cuối tuần do tôi phụ trách.Chuyên mục đã đi được hơn 2 năm (từ tháng 10-2022), tới nay đã giới thiệu tác phẩm của hơn 100 nhà thơ nổi tiếng trên thi đàn cả nước.

Người Mường ở xã Ia Lâu “giữ lửa” cồng chiêng

Người Mường ở xã Ia Lâu “giữ lửa” cồng chiêng

(GLO)- Rời quê vào thôn Đà Bắc (xã Ia Lâu, huyện Chư Prông) lập nghiệp đã hơn 30 năm, nhưng cộng đồng người Mường vẫn luôn duy trì và nỗ lực bảo tồn văn hóa cồng chiêng của dân tộc. Với họ, “giữ lửa” cồng chiêng chính là cách làm thiết thực nhất tạo sự gắn kết bền chặt với quê hương, nguồn cội.

Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên là di sản có tiềm năng khai thác kinh tế du lịch. Ảnh: Minh Châu

Những ngày làm hồ sơ “Không gian văn hóa cồng chiêng”

(GLO)- Ngày 23-3-2004, Bộ trưởng Bộ Văn hóa-Thông tin (nay là Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch) ban hành quyết định về việc xây dựng hồ sơ ứng cử quốc gia “Vùng văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên” là di sản tiếp nối trình UNESCO công nhận là kiệt tác di sản truyền khẩu và phi vật thể của nhân loại.

Già làng Đônh (bìa phải) giới thiệu về chiếc nỏ của người Bahnar. Ảnh: R.H

Điểm tựa Kon Brung

(GLO)- Không chỉ tâm huyết với công tác hòa giải, già làng Đônh (SN 1960; làng Kon Brung, xã Ayun, huyện Mang Yang) còn rất tâm huyết với việc bảo tồn bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc. Với bà con, ông là điểm tựa của làng Kon Brung.

Về miền di sản

Về miền di sản

(GLO)- Những địa danh lịch sử, điểm di sản là nơi thu hút nhiều người đến tham quan, tìm hiểu. Được tận mắt chứng kiến và đặt chân lên một miền đất giàu truyền thống luôn là trải nghiệm tuyệt vời và xúc động đối với nhiều người.

Mừng lúa mới trên cao nguyên

Mừng lúa mới trên cao nguyên

(GLO)- Sau khi thu hoạch mùa vụ và đưa lúa về kho, đồng bào Jrai náo nức với lễ mừng lúa mới. Nghi lễ nông nghiệp cổ truyền độc đáo này đã được bà con duy trì từ bao đời nay.

Biến sản phẩm văn hóa thành quà tặng du lịch

Biến sản phẩm văn hóa thành quà tặng du lịch

(GLO)- Quà lưu niệm từ sản phẩm văn hóa vừa là “sứ giả” du lịch, vừa góp phần đem lại thu nhập cho người dân. Việc tổ chức các cuộc thi tay nghề đan lát, dệt thổ cẩm nhằm tìm kiếm sản phẩm đặc sắc làm quà tặng đã góp phần nâng cao đời sống người dân và thúc đẩy du lịch nông thôn phát triển.