Bộ quần áo chống dịch COVID-19 và câu hỏi cho hơn 24.000 tiến sĩ ở Việt Nam

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Giải pháp tối ưu nào để xử lý tình trạng các y, bác sĩ, nhân viên y tế phải làm việc trong bộ quần áo chống dịch kín mít, gần như "bọc trong nylon" khi nhiệt độ bên ngoài lên trên 40 độ C? Đây là câu hỏi cho giới nghiên cứu khoa học Việt Nam.

 

Bộ quần áo chống dịch mà nhân viên y tế buộc phải sử dụng khi nhiệt độ ngoài trời lên trên 40 độ C. Ảnh BVNL
Bộ quần áo chống dịch mà nhân viên y tế buộc phải sử dụng khi nhiệt độ ngoài trời lên trên 40 độ C. Ảnh BVNL



Báo chí cũng đã “cận cảnh” đôi bàn tay nhăn nheo, trắng bệch vì ngâm mồ hôi của một nữ sinh viên Học viện Y dược cổ truyền Việt Nam lấy mẫu xét nghiệm ở Bắc Giang và mỗi ngày “trở về phòng, quần áo trên người nữ sinh viên cũng ướt sũng, hai mắt cay xè, mặt hằn vết khẩu trang”.

Cho đến lúc này, chưa thể bỏ được bộ quần áo nào bởi chưa có phương án thay thế. Nói như Thứ trưởng Bộ Y tế: “Trong tình hình hiện giờ, nếu bỏ bộ trang phục bảo hộ sẽ làm mất vũ khí bảo vệ cho nhân viên y tế khi tham gia lấy mẫu”.

Và để giảm nhiệt cho các nhân viên y tế vẫn chỉ là bố trí thời gian lấy mẫu từ sáng sớm cho đến 9 giờ, và buổi tối. Đồng thời tăng cường uống nước và… quạt mát. Đều là giải pháp tạm thời, rất thủ công.

Có thể thay thế chất liệu thoáng khí hơn những vẫn đảm bảo an toàn cho nhân viên y tế?

Có thể chế tạo ra những “buồng làm mát” khi lấy mẫu xét nghiệm?

Phải có những nghiên cứu sâu, có tính thực tiễn, áp dụng ngay để giảm áp lực cho những nhân viên y tế. Cụ thể trong trường hợp này là giải pháp khoa học cho bộ quần áo chống dịch COVID-19.

Nên nhớ là chúng ta có tới trên 24.000 tiến sĩ. Nên nhớ là chúng ta có tới trên 73.000 cán bộ làm nghiên cứu khoa học. Và cũng nên nhớ rằng mỗi năm Việt Nam đã phải bỏ ra khoảng 2% chi ngân sách, tương đương với trên 30.000 tỉ đồng cho các đề tài, nghiên cứu khoa học.

Đây là lúc khoa học và các công trình nghiên cứu lên tiếng. Hãy bớt những nghiên cứu vô bổ, bớt những công trình khoa học chỉ để trong hộc tủ.

Lúc này cần giới khoa học nhanh chóng đưa ra giải pháp thay chống nóng cho những y bác sĩ, nhân viên y tế tuyến đầu chống dịch.

Đừng để họ phải chờ đợi trong những bộ đồ ngột ngạt và cơ thể như ngâm trong mồ hôi suốt cả ngày.



https://laodong.vn/su-kien-binh-luan/bo-quan-ao-chong-dich-covid-19-va-cau-hoi-cho-hon-24000-tien-si-o-viet-nam-915858.ldo


Theo Linh Anh (LĐO)

Có thể bạn quan tâm

Bảo vệ trẻ em trước mạng xã hội

Bảo vệ trẻ em trước mạng xã hội

Úc đã trở thành quốc gia đầu tiên trên thế giới không cho phép người dưới 16 tuổi sử dụng mạng xã hội. Tuy vẫn còn tranh cãi xung quanh quyết định này nhưng rõ ràng, xu thế chung của thế giới đều lo ngại các rủi ro khi trẻ em sử dụng mạng xã hội.

Ô nhiễm không khí - hệ lụy nặng nề

Ô nhiễm không khí - hệ lụy nặng nề

Thời điểm cuối năm, ô nhiễm bụi đang ở mức cao, đặc biệt là ở hai thành phố lớn Hà Nội và TPHCM. Số ngày có chỉ số chất lượng không khí (IQAir) ở mức kém, xấu và rất xấu chiếm tỷ lệ khá lớn, tiềm ẩn nguy cơ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người dân.

Giảm lãi vay chưa đủ

Giảm lãi vay chưa đủ

Việc TP.HCM giảm lãi vay mua nhà cho cán bộ, công chức, viên chức thuộc sở ban ngành, quận huyện, đơn vị sự nghiệp hưởng lương từ ngân sách TP xuống còn 3,2%/năm đang được nhiều người quan tâm.

Đẩy nhanh sửa thuế TNCN

Đẩy nhanh sửa thuế TNCN

Đó là mong muốn của hàng triệu người làm công ăn lương khi Bộ Tài chính chính thức lấy ý kiến góp ý rộng rãi về việc sửa đổi những bất cập của luật Thuế thu nhập cá nhân hiện hành.

Ảnh minh hoạ. Nguồn: Internet

Cần chuẩn bị nguồn nhân lực quản lý, vận hành đường sắt tốc độ cao

(GLO)- Theo chương trình, tuần này, Quốc hội sẽ ra nghị quyết về việc đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc-Nam. Bên cạnh nguồn vốn, công việc cần được tiến hành song song là chuẩn bị nguồn nhân lực quản lý, vận hành công trình với số lượng dự kiến có thể hơn 14 ngàn người.

Cách để giữ sự tôn nghiêm của nghề giáo

Giữ sự tôn nghiêm của nghề giáo

Cần bảo vệ các thầy cô để giữ sự tôn nghiêm của nghề giáo, nhưng làm thế nào để đảm bảo cơ chế giám sát của xã hội, cơ chế bảo vệ tự thân của chính nhà giáo cả về năng lực chuyên môn cũng như đạo đức của nghề đặc biệt này ?