Bộ Nội vụ thông tin mới nhất về cải cách tiền lương từ 1.7

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Bộ Nội vụ và các bộ, ngành liên quan đã hoàn thiện hồ sơ báo cáo, xin ý kiến Bộ Chính trị các nội dung cơ bản của cải cách tiền lương.

Tại họp báo Chính phủ chiều 4.5, Chánh văn phòng Bộ Nội vụ Vũ Đăng Minh đã thông tin về tiến độ chuẩn bị cải cách tiền lương từ 1.7 tới.

Chánh văn phòng Bộ Nội vụ Vũ Đăng Minh

Chánh văn phòng Bộ Nội vụ Vũ Đăng Minh

Theo ông Minh, để thực hiện chính sách cải cách tiền lương theo Nghị quyết 27, T.Ư khóa XII, Bộ Nội vụ đã chủ động phối hợp các bộ, ngành liên quan tập trung xây dựng 5 hệ thống thang bảng lương mới.

Thứ nhất, bảng lương chức vụ áp dụng đối với cán bộ, công chức, viên chức giữ chức vụ lãnh đạo trong hệ thống chính trị từ T.Ư đến cấp xã. Để làm được nội dung này phải mất nhiều năm mới ra danh mục các chức danh, chức vụ lãnh đạo, quản lý và tương đương bao quát hết các cơ quan Đảng, đoàn thể và các cơ quan hành pháp, tư pháp.

Thứ hai, bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ theo ngạch công chức và chức danh nghề nghiệp viên chức áp dụng chung đối với công chức, viên chức không giữ chức danh lãnh đạo.

3 bảng lương trong lực lượng vũ trang gồm: bảng lương sĩ quan quân đội, sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ công an (theo chức vụ, chức danh và cấp bậc quân hàm hoặc cấp hàm); bảng lương quân nhân chuyên nghiệp, chuyên môn kỹ thuật công an; bảng lương công nhân quốc phòng, công nhân công an (trong đó giữ tương quan tiền lương của lực lượng vũ trang so với công chức hành chính như hiện nay).

Theo Chánh văn phòng Bộ Nội vụ, trong thời gian qua, Bộ Nội vụ và các bộ, ngành liên quan đã hoàn thiện hồ sơ báo cáo, xin ý kiến Bộ Chính trị các nội dung cơ bản của cải cách tiền lương.

Trong đó, những nội dung cần xin ý kiến đang được tiếp thu giải trình để xin ý kiến của Thủ tướng, sau đó báo cáo Ban cán sự Đảng Chính phủ trước khi báo cáo Bộ Chính trị cho ý kiến. Cụ thể là xin ý kiến thống nhất 5 bảng lương, 9 nhóm phụ cấp, các chế độ tiền thưởng đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang.

Nội dung thứ 2 cần xin ý kiến là việc bảo lưu tiền lương, thu nhập của cán bộ, công chức giữ chức vụ lãnh đạo quản lý khi chuyển sang lương mới thấp hơn lương cũ thì được bảo lưu như lương hiện hành nhằm đảm bảo không thấp hơn mức lương cũ theo tinh thần Nghị quyết 27.

Nội dung tiếp theo là thực hiện trợ cấp với cán bộ, công chức có mức lương cơ bản thấp hơn lương tối thiểu vùng 1 thấp nhất để đảm bảo những cán bộ công chức này có đời sống đáp ứng được với mức lương trên 5 triệu. Theo đó, mức lương của công chức khi cải cách tiền lương thấp nhất không thấp hơn 5 triệu.

Nội dung nữa cần xin ý kiến là việc thực hiện mức khoán bằng số tiền cụ thể với cán bộ, công chức, người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã.

"Đây là những nội dung lớn phải báo cáo xin ý kiến Bộ Chính trị. Sau đó, Bộ Nội vụ cùng các bộ, ngành liên quan xây dựng trình cấp thẩm quyền 3 nhóm văn bản", ông Minh cho hay.

Theo quy định, Ban Bí thư sẽ ban hành quyết định về chế độ tiền lương mới đối với cán bộ, công chức, viên chức cơ quan Đảng, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội. Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ ban hành nghị quyết về chế độ tiền lương mới đối với cán bộ, công chức, viên chức thuộc các cơ quan của Quốc hội, HĐND, các ngành tòa án, kiểm sát và kiểm toán.

Chính phủ sẽ ban hành nghị định sửa đổi Nghị định 24 về chế độ tiền lương mới với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang. Ngoài ra, Bộ Nội vụ sẽ ban hành 12 Thông tư hướng dẫn cụ thể cách chi trả, tính toán chế độ tiền lương mới…

"Với khối lượng công việc đồ sộ như vậy đòi hỏi sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ và sự vào cuộc của các bộ, ngành liên quan", ông Minh nói.

Về nội dung rất quan trọng là bảo đảm nguồn cải cách tiền lương, Bộ Nội vụ kiên trì sắp xếp tổ chức bộ máy tinh gọn và tiếp tục tinh giản biên chế để tăng nguồn cho cải cách tiền lương.

Về xây dựng vị trí việc làm, đến nay vẫn còn Bộ LĐ-TB-XH, Bộ Ngoại giao, Thanh tra Chính phủ, Thừa Thiên - Huế, TP.HCM và Đại học Quốc gia Hà Nội chưa xây dựng xong. Các bộ, ngành, địa phương còn lại đã hoàn thành và đang thẩm tra sơ bộ.

Có thể bạn quan tâm

Chị Siu H’Teo (ở giữa, làng Phung, xã Ia Phang) phấn khởi khi kinh tế của gia đình ngày càng ổn định. Ảnh: Q.T

Đào tạo nghề: “Chìa khóa” thoát nghèo bền vững ở Chư Pưh

(GLO)- Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, huyện Chư Pưh đã triển khai hiệu quả công tác đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm cho lao động nông thôn. Qua đó, người dân được định hướng, tiếp cận nghề nghiệp mới, góp phần cải thiện thu nhập và thoát nghèo bền vững.

Chính thức: Nghỉ Tết Nguyên đán 9 ngày, dịp lễ 30/4-1/5 nghỉ 5 ngày liên tiếp

Chính thức: Nghỉ Tết Nguyên đán 9 ngày, dịp lễ 30/4-1/5 nghỉ 5 ngày liên tiếp

Theo thông báo chính thức của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, cán bộ, công chức, viên chức và người lao động được nghỉ Tết Âm lịch kéo dài 9 ngày, từ thứ Bảy, ngày 25/01/2025 dương lịch (tức ngày 26 tháng Chạp năm Giáp Thìn) đến hết Chủ nhật ngày 02/02/2025 dương lịch (tức ngày mùng 5 tháng Giêng năm Ất Tỵ).