Chiang Mai là thành phố lớn thứ hai, sau Bangkok, địa phận thuộc phía bắc Thái Lan. Vốn là cố đô của Vương quốc Lan Na, đến cuối thế kỷ 18, đầu thế kỷ 19, sáp nhập vào Thái Lan - một quốc gia có đạo Phật là quốc giáo, với khoảng 96% số dân là tín đồ đạo Phật.
Wat Chedi Luang là ngôi chùa có bề dày lịch sử và là một trong những ngôi chùa thu hút khách tham quan nhất tại Chiang Mai.
Bởi thế, thật dễ hiểu khi ai đó nhận xét, ở Chiang Mai, ra ngõ là thấy chùa. Và có rất nhiều ngôi chùa cổ tuyệt đẹp, mang dấu ấn tín ngưỡng, tôn giáo và văn hóa của vùng đất này. Một thành phố cổ kính xen lẫn hiện đại khiến nơi đây luôn có những nét rất riêng.
Nằm ở lưu vực sông Ping, có địa hình thuộc vùng cao nhất của Thái Lan, là nơi thu hút khá nhiều khách du lịch nhưng Chiang Mai không có sự ồn ào, náo nhiệt của một đô thị đang phát triển, trừ một vài điểm mua sắm, phố chợ về đêm.
Tới Chiang Mai, du khách sẽ cảm nhận một thành phố thanh bình với những con phố không lớn, nhà thấp tầng, đặc biệt sẽ gặp hàng đàn chim ở rất nhiều nơi trong thành phố. Những đoạn tường thành cổ, dấu tích của Vương quốc Lan Na, được xây dựng từ thế kỷ 13, nay vẫn còn đó, một số đoạn mới được phục dựng, như vật chứng kể chuyện lịch sử thành phố này. Một con sông nhỏ dưới chân tường thành được trang bị hệ thống lọc hiện đại, dòng nước êm đềm gần như không chảy, thêm cảm nhận nhịp sống bình yên.
Việc chính quyền làm tốt công tác bảo tồn và phát huy các giá trị truyền thống, các làng nghề thủ công và đặc biệt bảo tồn đa dạng sinh học và khu vực rừng tự nhiên, cùng ý thức người dân trong giữ gìn di sản, là những yếu tố tạo nên giá trị thịnh vượng cho thành phố cao nguyên này.
Một phần Wat Chedi Luang về đêm.
Thap Luang nằm trong khuôn viên Wat Chedi Luang, cao 80m, sau trận động đất năm 1545, Thap Luang chỉ còn cao kghoangr 60 m, và hiện nay, du khách không được vào bên trong.
Trước cổng Wat Chedi Luang là một cây gôm lớn. Tương truyền, cây mang vận mệnh của vùng đất và con người nơi đây. Ngay cạnh cây gôm này là ngôi nhà nhỏ của thần gác cổng. Phụ nữ không được vào nơi này.
Wat Phra Singh là ngôi chùa được xây dựng năm 1345, làm nơi để di hài của vua Kam Foo. Nơi đây lưu giữ rất nhiều bản kinh được khắc trên lá cọ
Các bức tường của nhà nguyện tại Wat Phra Singh được chạm khắc hình ảnh phong tục, cuộc sống thường nhật và trang phục của người dân Lanna.
Một phần bức thành cổ, di tích lịch sử được bảo tồn nghiêm ngặt ở Chiang Mai.
Những đàn bồ câu có thể gặp ở khắp nơi trong thành phố Chiang Mai.
Đồi Inthanon thuộc Vườn quốc gia Inthanon, thuộc địa phận Chiang Mai, điểm cao nhất của Thái Lan. Nơi đây có thác nước Wachirathan. Ngày nắng đẹp có thể được chiêm ngưỡng cầu vồng tuyệt mỹ hiện ra dưới chân thác.
Chào đón Tết Nguyên đán Quý Mão 2023, sáng 11/1, tại The Cliff Resort & Residencses (thành phố Phan Thiết, Bình Thuận) đã diễn ra Lễ hội Bánh chưng lần thứ 10 năm 2023 dành cho khách du lịch đang lưu trú và nghỉ dưỡng tại The Cliff Resort và thành phố Phan Thiết.
TP. Hồ Chí Minh hiện có rất nhiều nhà hàng 4-5 sao, đồng thời đã quy hoạch 22 tuyến phố ẩm thực, đây là động lực phát triển, phục vụ đa dạng ẩm thực từ trung đến cao cấp cho đối tượng là khách quốc tế.
Với mong muốn mang đến cho du khách trải nghiệm đặc biệt, chứng kiến không khí chuẩn bị đón Tết Nguyên đán Quý Mão ở các đô thị hay vùng quê, nhiều doanh nghiệp dịch vụ lữ hành, điểm đến ở Nam Bộ đã sớm hoàn thiện sản phẩm, khai thác chùm tour, tuyến du lịch đón Xuân sớm.
Năm 2023, ngành du lịch Thành phố Hồ Chí Minh đặt mục tiêu thu hút 5 triệu lượt khách quốc tế; khách nội ước đạt 35 triệu lượt khách và tổng thu du lịch ước đạt 160.000 tỷ đồng.
Giám đốc điều hành Alapati Krishna Mohan của Công ty lữ hành phương Nam đã chia sẻ danh sách các điểm đến trên thế giới nên đi trong năm 2023, trong đó đứng đầu danh sách này là Việt Nam.
Ngay từ kỳ nghỉ đầu tiên của 2023, nhiều địa phương trên cả nước tấp nập đón khách quốc tế, với hàng loạt sự kiện đánh dấu một năm khởi sắc khi du lịch toàn cầu đang hồi phục.
5 tuyến du lịch tại các quận, huyện Hà Nội sẽ được kết hợp với các tỉnh, địa phương để xây dựng nhiều sản phẩm mới, hấp dẫn nhằm thu hút du khách trong và ngoài nước đến với Thủ đô.
Các đề xuất khôi phục thị trường, đường bay; tăng cường quản lý chất lượng dịch vụ… sẽ được thảo luận tại hội nghị “Giải pháp thu hút khách du lịch Trung Quốc sáng 9.1.
Hàng triệu khách Trung Quốc xuất ngoại từ 8.1, dấy lên hy vọng hồi phục cho ngành du lịch toàn cầu và Việt Nam được dự đoán là một trong những điểm đến hưởng lợi.
Với mong muốn kích cầu du lịch trên địa bàn từ nay đến Tết Quý Mão 2023, TPHCM xây dựng nhiều chiến lược bao gồm các chương trình, sự kiện đặc biệt nhằm thu hút du khách ghé thăm và trải nghiệm.
Số lượng khách quốc tế đến Việt Nam có tín hiệu khả quan, trong đó chủ yếu là khách mang quốc tịch Hàn Quốc, Nga, Đức, Tây Ban Nha và đã bắt đầu có khách từ thị trường Ấn Độ, Trung Đông, Đông Âu.
Sự trở lại của khách Trung Quốc được kỳ vọng giúp ổn định dòng khách quốc tế đến Việt Nam, song song với loạt nỗ lực trong nước nhằm phục hồi ngành công nghiệp không khói này cho năm Quý Mão.
Ngay sau khi Trung Quốc thay đổi chính sách chống dịch, nhiều đơn vị lữ hành, các địa phương nhanh chóng triển khai kế hoạch đón khách Trung Quốc vào Việt Nam và đưa khách đi Trung Quốc du lịch.
Mới đây, tờ Wanderlust (Anh) vừa đưa ra danh sách gợi ý những điểm đến thú vị nhất thế giới cho chuyến đi mới (top new trips) của du khách năm 2023, trong đó có Việt Nam.
Sau dịch bệnh COVID-19, ngành du lịch tỉnh Kon Tum đang trên đà phục hồi và phát triển trở lại. Năm 2023, Kon Tum dự kiến đón hơn 1,3 triệu du khách đến trải nghiệm không gian văn hóa, hòa mình với thiên nhiên.
Diễn ra từ ngày 26-31/12, Tuần Văn hóa-Du lịch Măng Đen năm 2022 gồm nhiều hoạt động như triển lãm văn hóa truyền thống Tây Nguyên; diễn tấu văn hóa Cồng chiêng-xoang, các nhạc cụ truyền thống...
Khán giả thật sự mãn nhãn, hòa mình vào không khí náo nhiệt của âm nhạc, ánh sáng và vũ điệu đường phố với những tiết mục đặc sắc của các vũ công quốc tế kết hợp cùng nghệ thuật xiếc của Việt Nam.