Biết ơn cái chết

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Tác giả Hideko Suzuki trong cuốn “Rồi một ngày cuộc sống hóa hư vô” đã đặt một câu hỏi rất thú vị: Nếu sáng mai nhất định sẽ chết, bạn định sống hôm nay như thế nào? Thật lúng túng khi phải đưa ra một câu trả lời nghiêm túc trong tình huống này. Làm sao có thể tận hưởng hết mọi điều tốt đẹp trong cả cuộc đời nếu chỉ còn một ngày để sống? Làm sao để ngày “hôm nay” của mình trở nên có nghĩa nhất? Tin chắc đó sẽ là câu hỏi chung mà mỗi người trong chúng ta đều đau đáu tìm về. Chợt nghĩ, liệu ý thức về cái chết có giúp bạn thay đổi cách sống ngay hôm nay?

 

Cái chết là quy luật của tạo hóa nhưng lại trở thành nỗi ám ảnh của con người. Nghĩ đến cái chết thôi đã thấy tuyệt vọng lắm, đã nảy sinh những cảm xúc tiêu cực lắm. Nên chúng ta thường không muốn nhắc đến. Nhưng thực tế, ngay cả khi cơ thể đang khỏe mạnh, trí não đang sáng suốt và tinh thần lạc quan nhất thì ta cũng nên tưởng tượng đến ngày bản thân mình bỗng “hóa hư vô”. Vì sao vậy?

Có lẽ, mong ước lớn nhất của chúng ta là được sống trong tình yêu thương của tất cả mọi người. Nhưng không phải lúc nào con người cũng cư xử dịu dàng với nhau. Đôi khi lạnh lùng, gắt gỏng hay thậm chí là căm ghét. Mỗi một người trong bộn bề mưu sinh đều có vô vàn lý do để trở nên “gai góc” với bất kỳ ai xung quanh mình. Tựu trung cũng bởi vì chưa thấu hiểu. Vậy hãy làm một phép thử: Nếu sự chia cách bỗng dưng ập đến, ngay cả khi đó là sự chia cách với người mà ta từng ghét bỏ thì điều đó có khiến ta đau lòng? Khi sống với cái ý nghĩ sắp bị xa lìa bởi cái chết thì phải chăng con người sẽ đối đãi với nhau thân tình hơn, nhìn nhau bằng ánh mắt trìu mến hơn? Chúng ta khi ấy sẽ nhìn ra điểm tốt của những người ta từng cho là xấu, trái tim muốn thấu hiểu và bao dung nhiều hơn cho những lần họ trót làm ta phiền muộn. Vì biết rằng chết là không còn được gặp nhau thêm một lần nào nữa. Dường như, khi cận kề cái chết, ai trong chúng ta cũng đều muốn mỉm cười, muốn thứ tha và nói lời yêu thương với tất thảy. Vậy tại sao ngay lúc này, mỗi người không chọn sống như giây phút đối mặt với sinh ly tử biệt?

Nghe có vẻ nghịch lý nhưng bạn có tin rằng: Khi nhận thức về cái chết, chúng ta sẽ trở nên tích cực hơn, mạnh mẽ hơn? Ai đó đã từng nói cuộc đời là quả lắc giữa nụ cười và nước mắt. Đôi khi niềm vui chưa trọn, ta đã phải gánh chịu những nỗi buồn phiền, đau khổ mà cuộc sống mang lại. Nhưng khi tự đặt mình trước cái chết, ta chợt thấy mọi khó khăn chỉ là điều nhỏ nhặt. Câu hỏi liệu có nỗi bất hạnh nào lớn lao hơn cái chết sẽ giúp mỗi người lấy lại niềm tin để bình thản vượt qua nỗi buồn một cách nhẹ nhõm nhất. Và từ đó, tổn thương hay thất bại mà bạn gặp phải đều đáng trân trọng, bởi lẽ những nếm trải cảm xúc ấy giúp con người trưởng thành hơn.

Có phải chúng ta đã lãng phí quá nhiều thời gian để kiếm tìm những giá trị vật chất, tiền tài… mà quên đi điều gì mới thật sự quan trọng với bản thân. Nhận thức về cái chết sẽ giúp ta nhận ra điều đó. Con người khi nắm rõ về sự hữu hạn của cuộc đời sẽ biết trân quý từng khoảnh khắc bên gia đình, người thân, bạn bè; đến bên cạnh những người quanh mình để nói lời cảm ơn và xin lỗi, để chia sẻ và đồng cảm; để sống nhiệt tình hơn, hăng hái hơn…

Tất nhiên, “can đảm là dám sống chứ không phải là dám chết”, nhưng dám sống tức là phải can đảm nghĩ về cái chết. Cuộc sống sẽ ra sao khi con người cứ tự ban cho mình cái quyền được tồn tại vĩnh hằng? Và sẽ còn bao nhiêu thời gian bị lãng phí thêm nữa. Vậy, ta nên biết ơn cái chết đã cho ta động lực để sống vui, sống đẹp mỗi ngày. Trên thực tế, cũng có thể rất lâu nữa, chúng ta mới cận kề cái chết nhưng không còn nhiều thời gian để ta sống một cuộc đời có ý nghĩa.

LỮ HỒNG

 

Có thể bạn quan tâm

Thơ Đào An Duyên: Mây biên giới

Thơ Đào An Duyên: Mây biên giới

(GLO)- “Mây biên giới” của tác giả Đào An Duyên là bài thơ giàu cảm xúc về vẻ đẹp thanh bình nơi biên cương Tổ quốc. Tác giả khắc họa hình ảnh cột mốc trong nắng dịu, mây trời không lằn ranh, rừng khộp lặng im... như một bản hòa ca của thiên nhiên và lịch sử...

Thơ Nguyễn Thanh Mừng: Gia Lai một hai ba

Thơ Nguyễn Thanh Mừng: Gia Lai một hai ba

(GLO)- "Gia Lai một hai ba" của Nguyễn Thanh Mừng dẫn người đọc qua những nẻo đường dốc đèo, qua tiếng thác reo và chiêng cồng, để gặp lại khí phách người xưa. Mỗi hình ảnh, mỗi nhịp thơ là một lát cắt vừa hoang sơ, vừa tự hào về bản sắc không thể phai mờ của đại ngàn Tây Nguyên.

Thơ Lê Thành Văn: Nghe con đọc thơ về Tổ quốc

Thơ Lê Thành Văn: Nghe con đọc thơ về Tổ quốc

(GLO)- Trong bài thơ "Nghe con đọc thơ về Tổ quốc", tác giả Lê Thành Văn để mạch cảm xúc tuôn chảy tự nhiên: từ sự rưng rưng khi nhớ về chiến tranh đến niềm tin lặng lẽ gửi gắm vào thế hệ mai sau. Bài thơ như một nhịp cầu nối liền quá khứ đau thương và hiện tại bình yên.

Thơ Lê Vi Thủy: Biên cương mùa gió

Thơ Lê Vi Thủy: Biên cương mùa gió

(GLO)- Giữa những cơn gió xào xạc của núi rừng Tây Nguyên bỏng rát, bài thơ “Biên cương mùa gió” của Lê Vi Thủy như thổi vào lòng người nỗi xúc động lặng thầm. Từ ánh mắt trẻ thơ đến no ấm buôn làng và những giọt mồ hôi người lính, tất cả hòa quyện trong khát vọng yên bình nơi địa đầu Tổ quốc.

Thơ Lữ Hồng: Những gương mặt hoa cài

Thơ Lữ Hồng: Những gương mặt hoa cài

(GLO)- Bằng hình ảnh thiên nhiên giàu biểu cảm, bài thơ "Những gương mặt hoa cài" của Lữ Hồng gợi nên vẻ đẹp bình yên ẩn sâu trong nhịp sống phố thị. Lời thơ không chỉ là hoài niệm, mà còn là nơi gửi gắm tình yêu, ký ức và những giấc mơ không lời giữa tháng năm xoay vần.

Thơ Sơn Trần: Phía Trường Sơn

Thơ Sơn Trần: Phía Trường Sơn

(GLO)- Bài thơ "Phía Trường Sơn" của Sơn Trần là khúc trầm sâu lắng về nỗi nhớ và sự hy sinh lặng thầm phía hậu phương. Tháng Tư về trên biên cương đầy cỏ xanh và chiều sương phủ trắng, nỗi nhớ hòa quyện cùng đất trời, tạo nên một bản tình ca sâu lắng dành cho cha-người lính năm xưa.

Khẳng định sức sống bất tận của văn học nghệ thuật trong đời sống tinh thần Nhân dân

Khẳng định sức sống bất tận của văn học nghệ thuật trong đời sống tinh thần Nhân dân

(GLO)- Đó là phát biểu của Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Châu Ngọc Tuấn tại hội nghị tổng kết 50 năm nền văn học nghệ thuật tỉnh Gia Lai sau ngày thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025) diễn ra vào sáng 23-4 tại Hội trường 2-9 (TP. Pleiku).

Nơi “Ngọn lửa cao nguyên” rực sáng

Nơi “Ngọn lửa cao nguyên” rực sáng

(GLO)- Trong kho tàng âm nhạc Việt Nam có nhiều ca khúc không chỉ đơn thuần là tác phẩm nghệ thuật mà còn là biểu tượng của một vùng quê. Nơi ấy, tình yêu và nỗi nhớ không thể phai mờ. “Ngọn lửa cao nguyên” của nhạc sĩ Trần Tiến chính là một trong những ca khúc như thế.