Bị chó cắn: 4 điều cần làm để bảo vệ mình

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Vết cắn của chó có thể nguy hiểm vì có khả năng gây nhiễm trùng hoặc dẫn đến các bệnh nghiêm trọng, chẳng hạn như bệnh dại. Do đó, mọi người cần biết những điều cần thực hiện ngay sau khi bị chó cắn để đảm bảo an toàn và sức khỏe của bản thân.

Một trong những mối lo ngại nghiêm trọng nhất khi bị chó cắn là vết thương bị nhiễm trùng hay mắc bệnh dại. Do đó, khi bị chó cắn, mọi người cần đến ngay bệnh viện để được hướng dẫn xử lý đúng cách, theo chuyên trang sức khỏe Verywell Health (Mỹ).

Điều đầu tiên cần làm khi bị chó cắn là hãy tránh xa con chó. Ảnh: SHUTTERSTOCK
Điều đầu tiên cần làm khi bị chó cắn là hãy tránh xa con chó. Ảnh: SHUTTERSTOCK

Sau khi bị chó cắn, mọi người cần thực hiện những điều sau:

Giữ khoảng cách với con chó

Bước đầu tiên cần làm sau khi bị chó cắn là cần tránh xa con chó để tránh bị nó cắn thêm. Hãy di chuyển một cách chậm rãi và bình tĩnh. Nếu có thể, dùng một đồ vật nào đó để che chắn giữa mình và con chó.

Nếu con chó hung dữ rượt theo thì hãy chạy hình zích zắc cho đến khi thoát khỏi nó. Tránh nhìn vào mắt con chó và đừng quay lưng lại với nó. Nếu con chó chưa tấn công mà chỉ đang đi qua thì cách tốt nhất là đứng im cho đến khi nó đi qua.

Rửa vết thương

Rửa sạch vết thương bằng nước ấm và xà bông để giảm nguy cơ nhiễm trùng. Kem dưỡng ẩm kháng khuẩn có thể được dùng để thoa lên vết thương. Cuối cùng, băng vết thương lại bằng gạc và băng vô trùng.

Theo dõi dấu hiệu nhiễm trùng

Vết thương chó cắn cần được theo dõi dấu hiệu nhiễm trùng. Các dấu hiệu nhiễm trùng đặc trưng là đỏ, sưng, đau, rỉ mủ và da ấm xung quanh vết cắn. Nếu thấy bất kỳ dấu hiệu nào như vừa nêu thì cần đến bệnh viện ngay lập tức.

Ngoài ra, một số dấu hiệu cũng cần đi kiểm tra gồm sốt, cơn đau ngày càng tăng, không biết lịch sử tiêm phòng của con chó, cảm giác tê hay ngứa ran ở một vị trí nào đó trên cơ thể.

Thay băng đều đặn

Vết thương muốn mau lành thì cần phải sạch sẽ và khô ráo. Do đó, người bị chó cắn cần thay băng trong ngày và quan sát vết thương để phát hiện sớm các dấu hiệu nhiễm trùng. Biện pháp này cần làm đều đặn cho đến khi vết thương lành hẳn, theo Verywell Health.

Có thể bạn quan tâm

Các cơ sở y tế phải chủ động kế hoạch mua sắm đầy đủ thuốc, nhất là thuốc cấp cứu, phòng dịch, chế phẩm máu và thuốc tiền mê giảm đau. Ảnh: Thảo Khuy

Chủ động đảm bảo cung ứng thuốc phục vụ khám, chữa bệnh

(GLO)- Trước nguy cơ thiếu hụt thuốc do ảnh hưởng từ dịch bệnh (Covid-19, sốt xuất huyết...), chiến sự tại một số khu vực trên thế giới cùng với sự gián đoạn chuỗi cung ứng từ nước ngoài, Sở Y tế vừa yêu cầu các đơn vị y tế trên địa bàn chủ động đảm bảo nguồn thuốc phục vụ công tác khám, chữa bệnh.

Đội ngũ y-bác sĩ Gia Lai tiên phong hiến máu cứu người

Đội ngũ y-bác sĩ Gia Lai tiên phong hiến máu cứu người

(GLO)- Trước tình trạng thiếu hụt trầm trọng nguồn máu phục vụ cấp cứu và điều trị, ngoài nỗ lực kêu gọi, vận động người dân, các tổ chức, đơn vị… hiến máu tình nguyện thì các y-bác sĩ Gia Lai đã và đang tiên phong trong hiến máu cứu người bệnh.

Gia tăng người trẻ phải chạy thận nhân tạo

Gia tăng người trẻ phải chạy thận nhân tạo

(GLO)- Phòng Thận nhân tạo-Khoa Hồi sức tích cực chống độc (Bệnh viện Đa khoa Gia Lai) hiện có khoảng 200 bệnh nhân đang chạy thận nhân tạo định kỳ. Đáng chú ý, trong số này, gần 40% là người dưới 35 tuổi-một con số khiến các bác sĩ lo ngại về tình trạng gia tăng bệnh thận ở người trẻ.

null