Bên bếp ấm...

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Ngày chưa có điện không gian làng hằng đêm vẫn ấm sáng bên bếp củi tí tách lẫn trong khúc dân ca da diết của amế.



Tôi nhớ nhất không gian nhà sàn, nơi có bếp củi luôn đỏ lửa mỗi chiều về. Bếp lửa chứng kiến những cuộc di trú do thiên tai, dịch bệnh, hay khi tìm về vùng đất mới lập làng mới, những mùa màng bội thu.

Bếp chứng kiến những lễ cúng tế, những mùa hội lớn nhỏ của làng, cả niềm vui khi làng có thành viên mới ra đời cất tiếng khóc đầu tiên, cả buồn đau khi có người qua đời.

Đàn ông Cơ Tu. Ảnh: L.T.K
Đàn ông Cơ Tu. Ảnh: L.T.K


Tôi nhớ câu nói của ama tôi “Lửa là hơi thở sống, lửa là yêu thương, lửa là khát vọng, lửa là sự đùm bọc sẻ chia vượt qua khó khăn, vượt qua những sợ hãi, lửa là niềm tin chiến thắng…”. Và, cứ thế bao mùa tặng củi giữa các làng, giữa các nóc nhà sàn luôn ấm áp tình người nơi ngọn nguồn sông Lăng quê tôi.

Bếp là nơi khơi nguồn các truyện cổ, sự tích để cho ama, amế, ava, adích, người già thức kể đêm đêm cho lớp lớp bọn trẻ chúng tôi nghe để biết thức tỉnh, sống có tâm, có đức, yêu thương nhau, tránh xa cái ác, cái xấu.

Truyện về sự đoàn kết giữa các làng để giữ rừng, giữ từng tấc đất thiêng liêng; truyện về hành trình con chim kalang đi tìm vùng đất hứa. Và bao sự tích về nguồi cội, về các dòng họ của người Cơ Tu bắt nguồn từ các khu rừng thiêng lim xanh, pơmu, đỗ quyên, từ các dòng sông, con suối, muông thú, về các thần rừng.

Bếp là nơi ama dạy con trai vót chông, thò, làm nỏ ná bắt thú dữ, đánh giặc giữ làng; dạy con trai chạm khắc tượng gỗ mang hồn núi như con chim mồi nhồng, con gầm ghì, chim phượng hoàng.

Bếp là nơi ama dạy con trai rèn rựa, rìu, đan nong, nia, gùi, tơ léc; dạy con chế tác và chơi các loại nhạc cụ như khèn, ahen, cơr dool, abel, ân jrưl; dạy con đánh trống, chiêng, thanh la, thổi tù và; dạy con nói lý, hát lý, dạy con múa tâng tung hùng dũng kiên cường; dạy con biết hương ước, quy ước của làng, cách đi săn; dạy con chạy nhanh như con sóc, khỏe mạnh như con voi, cây lim rừng, mắt sáng như con chim kalang, tâm trong sạch như suối nguồn Đha, Pơr’ning.

Bếp còn là nơi amế dạy con gái chụm củi không để cháy sàn, dạy con gái cách đan chiếu, gối bằng lá dứa rừng; dạy con gái cách trồng cây bông, kéo sợi len, cách luồn hạt cườm, dệt nên những thổ cẩm mang văn hóa Cơ Tu; dạy cách gói, nấu bánh sừng trâu, nướng cơm lam, làm món zirá; dạy con gái hát dân ca Ba booch; dạy cách nấu rượu sắn (rượu cần); cách chọn hạt giống lúa, bắp, trồng hoa màu nơi nương rẫy. Bếp cũng là nơi để cho người già trao truyền cho con cái những câu thần chú và các bài thuốc y học cổ truyền cho lớp thế hệ mai sau trong gia đình, dòng họ.

Những chiều mưa rừng, bọn trẻ chúng tôi ngày ấy thường ngồi quây quần quanh bên bếp sàn, vừa đưa mắt chờ củ sắn lùi thơm ngon vùi kín dưới lớp tro ấm vừa nghe amế kể chuyện…

 

Theo KALANG (QNO)

 

Có thể bạn quan tâm

Xây dựng nghị định về khuyến khích phát triển văn học là cần thiết

Xây dựng nghị định về khuyến khích phát triển văn học là cần thiết

Ngày 4-4, tại Hà Nội, Bộ VH-TT-DL tổ chức hội thảo lấy ý kiến xây dựng Nghị định về khuyến khích phát triển văn học. Đây là một bước quan trọng nhằm tạo dựng hành lang pháp lý hỗ trợ nền văn học Việt Nam phát triển bền vững trong bối cảnh toàn cầu hóa và cách mạng công nghiệp 4.0.

 Thơ Lữ Hồng: Bầu trời trở lại

Thơ Lữ Hồng: Bầu trời trở lại

(GLO)- "Bầu trời trở lại" của Lữ Hồng là bài thơ giàu hình ảnh và cảm xúc, gợi lên sự chuyển mình của thiên nhiên, lòng người. Bài thơ là bức tranh thiên nhiên đẹp đẽ, cũng là một hành trình nội tâm sâu sắc, nơi con người giao hòa với đất trời, với những giấc mơ và niềm tin vào ngày mai.

“Gạn đục khơi trong” để phát triển văn hóa

“Gạn đục khơi trong” để phát triển văn hóa

(GLO)- Sau nửa thế kỷ đất nước thống nhất, đời sống văn hóa tại nhiều ngôi làng Bahnar, Jrai có nhiều đổi mới, nhất là xóa bỏ những gánh nặng liên quan đến hủ tục. Nhưng để bảo tồn những giá trị cốt lõi của văn hóa vẫn là một hành trình cần “gạn đục khơi trong”.

Chuyện học trong một gia đình trí thức Jrai

Chuyện học trong một gia đình trí thức Jrai

(GLO)- Sinh ra trong một gia đình trí thức người Jrai ở thị xã Ayun Pa (tỉnh Gia Lai), cô Kpă H’Nina-Giáo viên môn Tiếng Anh ở Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng (huyện Ia Grai) không chỉ được rèn giũa tinh thần ham học, mở mang kiến thức mà còn được thừa hưởng vẻ đẹp của cả bố và mẹ.

“Tổ quốc bên bờ sóng”

“Tổ quốc bên bờ sóng”

(GLO)- Đó là chủ đề cuộc thi và triển lãm ảnh nghệ thuật cấp quốc gia do Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức nhằm thực hiện kế hoạch tuyên truyền về biển, đảo năm 2025.

Sáng tạo văn học nghệ thuật: Hành trình không đơn độc

Sáng tạo văn học nghệ thuật: Hành trình không đơn độc

(GLO)- Mặc nhiên, việc sáng tạo văn học nghệ thuật luôn mang tính độc lập và tự giác cao độ của mỗi văn nghệ sĩ, nhưng hành trình ấy sẽ không đơn độc nếu có sự dìu dắt chân tình của người đi trước. Tại phố núi Pleiku, nhiều tác giả trẻ đã tìm được điểm tựa tinh thần đáng quý như thế.

Tạ Chí Tào và tác phẩm mới dâng lên Bác Hồ

Tạ Chí Tào và tác phẩm mới dâng lên Bác Hồ

(GLO)- Nhà giáo Tạ Chí Tào (trú tại huyện Chư Sê) mang trọng bệnh đã nhiều năm nhưng chưa bao giờ chịu ngừng nghỉ. Anh vẫn đều đặn sáng tác văn học, nghiên cứu lịch sử. Đến nay, anh đã có gần 10 đầu sách, chính xác là 9 tập đã phát hành, còn 1 cuốn nghiên cứu lịch sử đang có kế hoạch xuất bản.