Bát cổ nói nên lời...

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

Chỉ với những chiếc bát cổ đơn sơ cùng đôi đũa mộc bình thường, “nghệ nhân nhạc cụ dân tộc” Nguyễn Thanh Phúc đã viết lên những giai điệu thân quen, gần gũi, vui tươi và sống động của những ca khúc nổi tiếng như Trống cơm, Tiếng đàn Ta Lư, Nổi lửa lên em, Chiếc khăn Piêu... say đắm lòng người.

 

 “Nghệ nhân” Nguyễn Thanh Phúc đang biểu diễn đàn bát, bài “Trống cơm”.
“Nghệ nhân” Nguyễn Thanh Phúc đang biểu diễn đàn bát, bài “Trống cơm”.



Đam mê

Ông Nguyễn Thanh Phúc (1950, trú khối 7, H. Thanh Chương, tỉnh Nghệ An) là thầy giáo dạy thể dục đã nghỉ hưu. Với niềm đam mê âm nhạc từ nhỏ, nên hễ đi đâu, gặp loại nhạc cụ nào là ông lại cất công sưu tầm, mày mò, chế tác. Đến nay, ông đã sưu tầm và chế tác ra 60 đầu nhạc cụ với hàng trăm sản phẩm gồm các bộ như hơi (sáo, tiêu, khèn, tù và, đàn môi...), dây (đàn bầu, thập lục huyền cầm, nhị, đàn đáy), da (trống cơm, trống tầm vông), gõ (tơ rưng, đàn đá, đàn bát). Riêng sáo có hàng chục chiếc với đủ loại như sáo ngang, sáo độc tấu, sáo đệm dân ca, sáo pha trầm, sáo mini, sáo mẹo kép, sáo bầu...

Không chỉ đam mê sưu tầm, chế tác, ông còn có thể chơi được tất cả các loại nhạc cụ mà ông có, đặc biệt là chơi thành thục các loại sáo trúc, sáo mẹo kép, sáo bầu, đàn bầu, đàn bát, đàn đá...

 “Hạnh phúc nhất là trong những chuyến đi biểu diễn ở miền núi, người dân ở đó  rất yêu âm nhạc. Có lần tôi đi biểu diễn cho bà con dân tộc ở xã Thanh Sơn, H. Thanh Chương và biểu diễn bài sáo “Người Mèo ơn Đảng”, mọi người rất thích thú. Họ cứ yêu cầu tôi thổi đi thổi lại...”, ông Phúc nhớ lại.

Theo ông Phúc, trong tất cả các loại nhạc cụ thì loại nào cũng có sự đặc biệt, phong phú của nó. Khi nghe đàn môi khiến người ta nhớ về cái gì đó lạ lẫm, nhớ về thời xa xưa, sáo mẹo thổi lên nghe nhẹ nhàng, thánh thót còn đàn bầu thì có sự du dương, nhị lại có gì đó ái ân lắm...

Mới đây, dịp Quốc khánh 2-9, ông Phúc đã chế tác thành công chiếc đàn bầu đá nặng 100kg. Với kết cấu mặt đàn có hình bản đồ H. Thanh Chương được trang trí nhiều hoa văn như mặt trống đồng, cờ Tổ quốc. Cần đàn được làm từ sừng 1 con sơn dương già, bầu đàn là 1 chiếc vuốt chân của con trâu nước do 1 cụ ông ở H. Kỳ Sơn tặng. “Để làm ra chiếc đàn bầu đá này, tôi đã lặn lội khắp nơi từ miền xuôi đến miền ngược để tìm bằng được phiến đá vừa ý, ở đâu nghe tin có phiến đá đẹp là tôi lại vác ba lô lên đường. Tôi muốn khắc họa biểu tượng hình ảnh đất nước Việt Nam trên chiếc đàn này, cũng từ đó khẳng định đàn bầu có xuất xứ từ Việt Nam”, ông Phúc tâm sự.

 Độc đáo dàn đàn bát cổ

Trên chiếc bàn gỗ được lót một miếng xốp khoét sẵn lỗ đặt bát và cố định nó, 16 chiếc bát cổ với nhiều kích cỡ khác nhau được sưu tầm trong thời gian hàng chục năm, mỗi chiếc bát tượng trưng cho một nốt nhạc tạo nên một âm thanh riêng biệt. “Đây là dàn bát mà tôi đã cất công đi sưu tầm tại nhiều nhà thờ, làng quán và nhà dân... Ban đầu chỉ có 7 chiếc nhưng dần dần số lượng cứ tăng lên. Sau khi tập hợp được một số bát có âm thanh đạt chuẩn, xác định được âm sắc của từng chiếc, tôi đã ghép thành chiếc đàn bát với đủ các cung bậc âm thanh từ thấp đến cao. Bộ đàn bát này tôi đã sưu tầm 40 năm nay rồi. Muốn đàn hay, trong bát phải có nước, nhờ nước mà âm thanh được cộng hưởng tạo nên sự trầm ấm, êm ái và không bị phô. Sau quá trình nghiên cứu, mày mò, tôi đã định lượng mực nước phù hợp cho từng chiếc bát để tạo nên âm thanh như mong muốn. Những chiếc bát trong bộ đàn này đã được đánh dấu mực nước phù hợp, khi chơi chỉ việc đổ nước vào và sắp xếp theo thứ tự là được”, ông Phúc chia sẻ.

Cũng như nhiều loại nhạc cụ khác, để đánh được đàn bát hay, đòi hỏi người chơi phải có sự say mê cả trong sưu tầm nhạc cụ lẫn luyện tập. Theo ông Phúc, chơi đàn bát là phải chịu khó học tập, học mọi lúc, mọi nơi, từ các nghệ sĩ, bạn bè, thông qua truyền hình, mày mò tìm hiểu thực tiễn... Có lẽ vì vậy mà nỗ lực khám phá, tìm hiểu, sưu tầm nhạc cụ dân tộc trong ông Phúc chưa bao giờ ngừng nghỉ.

Bộ đàn bát độc đáo này đã đem về cho ông nhiều giải thưởng trong các kỳ hội diễn lớn, trong đó tiêu biểu nhất là giải A hội diễn văn nghệ cấp tỉnh, Huy chương Bạc hội diễn nghệ thuật toàn quốc... Hiện ông Phúc là Chủ nhiệm CLB nhạc cụ dân tộc Thanh Chương. Những tiết mục của CLB đã được đưa vào phục vụ các lễ hội như đền Bạch Mã, đền Bà Chúa, đền Bổn Sơn, lễ đón bằng văn hóa, bằng di tích lịch sử ở các địa phương...

Hiện tại “nghệ nhân” Nguyễn Thanh Phúc đang ấp ủ và mong muốn tổ chức một chương trình hòa nhạc nhạc cụ dân tộc, tập hợp tất cả những loại nhạc cụ tại 19 huyện, thành phố để biểu diễn tại Quảng trường Hồ Chí Minh. “Tôi nghĩ nếu tổ chức được chương trình này vừa tạo ra cơ hội để mọi người được thưởng thức những sản phẩm âm nhạc, chiêm ngưỡng những nhạc cụ dân tộc được sưu tầm từ thời cha ông để lại. Cũng là dịp để nhắc nhở thế hệ hôm nay phải biết gìn giữ, phát huy để cho những sản phẩm văn hóa tinh thần này không bị mai một theo thời gian”, ông Phúc hy vọng.

Theo DƯƠNG HÓA (cadn)

Có thể bạn quan tâm

Bảo tồn bản sắc làng Bahnar - Kỳ cuối: Cần phát huy giá trị văn hóa truyền thống

Bảo tồn bản sắc làng Bahnar - Kỳ cuối: Cần phát huy giá trị văn hóa truyền thống

(GLO)- Cách đây gần 18 năm, trong một số công trình điều tra văn hóa các làng đồng bào dân tộc thiểu số ở TP. Pleiku thì người ta xếp một số buôn làng trong khu vực, trong đó có làng Wâu và Ktu (xã Chư Á) là làng tương đối có giá trị, đưa vào diện bảo tồn và phát triển.

Sân trường rộn tiếng cồng chiêng

Sân trường rộn tiếng cồng chiêng

(GLO)- Cứ mỗi buổi sinh hoạt, khuôn viên Trường Phổ thông Dân tộc bán trú THCS Lơ Pang (xã Lơ Pang, huyện Mang Yang, tỉnh Gia Lai) lại rộn ràng tiếng cồng chiêng. Âm thanh quen thuộc ấy đến từ đôi tay nhỏ bé của các em học sinh thuộc Câu lạc bộ (CLB) Cồng chiêng của trường.

Ngân vang giai điệu cồng chiêng

Ngân vang giai điệu cồng chiêng

(GLO)- Suốt 1 tháng qua, sau khi hoàn tất công việc gia đình, những người nông dân Jrai chân chất, mộc mạc ở tổ 6 (phường Sông Bờ, thị xã Ayun Pa, tỉnh Gia Lai) lại say sưa luyện tập đánh cồng chiêng.

Bảo tồn bản sắc văn hóa ở TP. Pleiku dưới góc nhìn mới - Kỳ cuối: Giữ gìn, phát huy giá trị di sản văn hóa

Bảo tồn bản sắc văn hóa ở TP. Pleiku dưới góc nhìn mới - Kỳ cuối: Giữ gìn, phát huy giá trị di sản văn hóa

(GLO)- Chính quyền TP. Pleiku đã dành nguồn lực đầu tư để Plei Ốp thành điểm đến của du khách trải nghiệm văn hóa truyền thống và bản sắc dân tộc Jrai thông qua phục dựng một số lễ hội cộng đồng như: cúng giọt nước, pơ thi…

Là gốm nhưng không phải... gốm

Là gốm nhưng không phải... gốm

Sau thời gian dài thực nghiệm, nghệ nhân Đỗ Hữu Triết (51 tuổi, ngụ 66 Chi Lăng, TP.Huế, Thừa Thiên-Huế) sáng tạo thành công chất liệu mới có tên Việt kim diêu có thể đáp ứng nhu cầu sáng tạo nghệ thuật với nhiều đặc tính ưu việt.

Rơ Châm Nguyên nặng tình với dân ca Jrai

Rơ Châm Nguyên nặng tình với dân ca Jrai

(GLO)-Nhiều năm qua, người dân làng Kte (xã Ia Phí, huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai) luôn dành sự yêu mến và kính trọng đối với bà Rơ Châm Nguyên bởi bà biết hát và lưu giữ nhiều bài dân ca của dân tộc Jrai.

Bảo tồn và phát huy di sản

Bảo tồn và phát huy di sản

Câu chuyện biệt thự “nhà lầu ông Phủ” (ven sông Đồng Nai, TP Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai) xôn xao dư luận những ngày qua như một tín hiệu vừa mừng vừa đáng suy ngẫm. Mừng khi cộng đồng ngày càng quan tâm thiết thực đến các giá trị di sản văn hóa.

"Báu vật sống" ở làng Kon Kơ Tu

"Báu vật sống" ở làng Kon Kơ Tu

Nghệ nhân Y Yin (72 tuổi) ở làng Kon Kơ Tu (xã Đăk Rơ Wa, thành phố Kon Tum) cả đời gắn bó với khung dệt. Bà được xem là “báu vật sống” của làng khi sở hữu kỹ năng dệt điêu luyện và năng khiếu “kể chuyện” trên thổ cẩm.