Bánh ít lá gai

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Những đêm hè, nằm nghe tiếng bánh xe rít dài trên đường lộ, tôi thường nghĩ nhiều về ngày xưa. Nhớ nhất những năm 70-80 của thế kỷ trước, đời sống còn khó khăn, vậy mà trong xóm hễ nhà ai có việc là mọi người đều chạy sang hỏi han, giúp đỡ; không giống cảnh nhà phố kín cổng cao tường như bây giờ.
Nhớ dịp nhà có giỗ, bọn trẻ chúng tôi mới được bữa thịnh soạn, ăn uống ngồm ngoàm, nói cười rôm rả. Thích thú nhất là sau bữa tiệc, lũ nhóc được ăn vài cái bánh ít lá gai thơm ngon mà bây giờ ngẫm lại tôi vẫn nhớ mãi cái vị dừa bào trộn lẫn đậu xanh và ít nước gừng tươi cho dậy mùi làm nhân bánh. Còn nữa, cái mùi vị của lá gai khi luộc chín thơm ngon không thể lẫn vào đâu, được giã nhuyễn với bột nếp trong cối gỗ bởi những thanh niên lực lưỡng. Hỗn hợp bột nếp lá gai bọc lấy nhân bánh và gói trong lá chuối xanh được vanh tròn và gập khéo léo thành hình tháp có đỉnh nhọn cao chót vót. Ở quê tôi, những cô gái có tài làm bánh ít ngon và gói bánh ít có hình tháp sắc nét cũng được xem là cách luyện nữ công gia chánh.
Tôi đã từng vào Nam ra Bắc, may mắn được nếm thử nhiều kiểu bánh ít ở khắp vùng miền nhưng không thể lẫn đâu được vị bánh ít lá gai của xứ sở Bình Định với hương vị đặc trưng của lá gai, nếp dẻo và cách thức chế biến cần mẫn của người quê. Bánh ít quê tôi không chỉ là món ăn thuần túy mà còn là cái nếp sống cộng đồng: việc đổi công giã nếp của những thanh niên cũng như chuyện gói bánh khéo léo của các bà, các chị giúp nhau khi mỗi nhà ai có giỗ. Và đây cũng là dịp cho hàng xóm láng giềng vừa làm bánh, vừa tâm tình nhằm tháo gỡ những gút mắc trong đời sống hàng ngày để mọi người gắn kết nhau hơn. 
Minh họa: Huyền Trang
Minh họa: Huyền Trang
Sau mỗi bữa giỗ, người lớn trong nhà thường giao nhiệm vụ cho lũ nhóc chúng tôi đem quà là năm ba cái bánh ít lá gai, thêm nửa đòn bánh tét đến những nhà hàng xóm quây quanh để biếu các ông bà già yếu không tham gia tiệc giỗ cũng như lũ nhóc cùng trang lứa. Nhớ lại ngày đó, tôi rất phấn khởi khi được mẹ giao nhiệm vụ đem bánh biếu mọi người. Cái cảm giác tình làng nghĩa xóm được nhắc nhở, khắc ghi hơn thông qua những món quà quê cho qua, trao lại và nó cũng dần hằn sâu trong tâm khảm của mỗi người dân quê luôn sống chân chất, đùm bọc, nghĩa tình. 
Bây giờ sống giữa đô thị náo nhiệt và có quá nhiều món quà công nghiệp cao cấp, nhưng tôi vẫn nhớ cái hương vị đằm thắm của bánh ít lá gai. Anh chị cả của tôi ở Bình Định thường mang biếu quà là năm ba chục cái bánh ít, tôi nhận quà trong tâm trạng trân trọng nghĩa tình quê hương. Vào những dịp này, tôi thường biếu tặng lại bà con lối phố chút quà quê… Ai từng nếm thử quà quê hương tôi đều cảm nhận vị ngon chân chất của bánh ít lá gai: “Muốn ăn bánh ít lá gai/Lấy chồng Bình Định sợ dài đường đi”.
Ngày nay, bánh ít lá gai cũng đã theo chân những người con Bình Định xa quê làm ăn khắp nơi trên mảnh đất hình chữ S nên rất dễ bắt gặp hình ảnh bánh ít lá gai ở các sân bay, ga tàu hay các chợ ở Sài Gòn, Đồng Nai, Gia Lai, Kon Tum… Nhưng tựu trung lại, bánh ít lá gai nguyên gốc Bình Định vẫn giữ được cái hương vị quê đậm đà, chân chất, cái tình, cái nghĩa của muôn đời. 
VĂN NGUYÊN
 

Có thể bạn quan tâm

Thơ Nguyễn Thanh Mừng: Gia Lai một hai ba

Thơ Nguyễn Thanh Mừng: Gia Lai một hai ba

(GLO)- "Gia Lai một hai ba" của Nguyễn Thanh Mừng dẫn người đọc qua những nẻo đường dốc đèo, qua tiếng thác reo và chiêng cồng, để gặp lại khí phách người xưa. Mỗi hình ảnh, mỗi nhịp thơ là một lát cắt vừa hoang sơ, vừa tự hào về bản sắc không thể phai mờ của đại ngàn Tây Nguyên.

Thơ Lê Thành Văn: Nghe con đọc thơ về Tổ quốc

Thơ Lê Thành Văn: Nghe con đọc thơ về Tổ quốc

(GLO)- Trong bài thơ "Nghe con đọc thơ về Tổ quốc", tác giả Lê Thành Văn để mạch cảm xúc tuôn chảy tự nhiên: từ sự rưng rưng khi nhớ về chiến tranh đến niềm tin lặng lẽ gửi gắm vào thế hệ mai sau. Bài thơ như một nhịp cầu nối liền quá khứ đau thương và hiện tại bình yên.

Thơ Lê Vi Thủy: Biên cương mùa gió

Thơ Lê Vi Thủy: Biên cương mùa gió

(GLO)- Giữa những cơn gió xào xạc của núi rừng Tây Nguyên bỏng rát, bài thơ “Biên cương mùa gió” của Lê Vi Thủy như thổi vào lòng người nỗi xúc động lặng thầm. Từ ánh mắt trẻ thơ đến no ấm buôn làng và những giọt mồ hôi người lính, tất cả hòa quyện trong khát vọng yên bình nơi địa đầu Tổ quốc.

Tổ quốc trong tim

Thơ Lenguyen: Tổ quốc trong tim

(GLO)- Bài thơ “Tổ quốc trong tim” của tác giả Lenguyen là lời tri ân sâu sắc với cha ông đã hy sinh vì độc lập dân tộc. Từ Cửu Long đến Trường Sơn, từ Điện Biên đến Sài Gòn, một Việt Nam bất khuất vươn lên giữa máu và hoa, rạng ngời sắc cờ Tổ quốc.

Thơ Đào An Duyên: Lòng quê

Thơ Đào An Duyên: Lòng quê

(GLO)- Trong nhịp sống hiện đại hối hả, bài thơ "Lòng quê" của tác giả Đào An Duyên là tiếng vọng thầm lặng mà day dứt. Người xa quê, dù ở đâu chăng nữa vẫn mang trong tim nỗi nhớ cội nguồn. Qua hình ảnh nước xuôi nước ngược, bài thơ gợi về sự gắn bó thiêng liêng giữa con người và quê hương.

Người nặng lòng với dân ca Tày

Người nặng lòng với dân ca Tày

(GLO)-Hơn 30 năm kể từ ngày rời quê hương Cao Bằng vào Gia Lai lập nghiệp, ông Mã Văn Chức (SN 1961, tổ 3, thị trấn Phú Thiện) vẫn nặng lòng với văn hóa dân tộc Tày. Hơn 100 bài hát đã được ông sáng tác theo làn điệu dân ca Tày với mong muốn “giữ lửa” cho âm nhạc dân gian.

Khẳng định sức sống bất tận của văn học nghệ thuật trong đời sống tinh thần Nhân dân

Khẳng định sức sống bất tận của văn học nghệ thuật trong đời sống tinh thần Nhân dân

(GLO)- Đó là phát biểu của Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Châu Ngọc Tuấn tại hội nghị tổng kết 50 năm nền văn học nghệ thuật tỉnh Gia Lai sau ngày thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025) diễn ra vào sáng 23-4 tại Hội trường 2-9 (TP. Pleiku).

“Lặng lẽ trưởng thành” cùng sách

“Lặng lẽ trưởng thành” cùng sách

(GLO)- “Dáng vẻ của một người yên lặng đọc sách khá giống với những gì tôi cảm thấy khi nghĩ về một người đang trưởng thành trong lặng lẽ”-đó là cảm nhận của chị Trần Thị Kim Phùng Thủy-Trưởng ban Điều hành dự án “Văn hóa đọc Gia Lai” về giá trị sâu bền mà sách mang lại.