Bản sắc và tiếp biến

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Đất nước đi qua nhiều giai đoạn lịch sử, hành trình văn hóa nghệ thuật đôi lúc có những đứt gãy là điều không tránh được. Trong tiến trình hội nhập và phát triển, cũng như sự tiếp biến văn hóa, bằng những nỗ lực cùng sự nhạy bén của giới trẻ, bản sắc văn hóa, nét đẹp truyền thống dần trở lại, mang hơi thở thời đại và hòa điệu cùng nhịp sống đương thời.

Những chặng đường khẳng định

Theo nhà nghiên cứu mỹ thuật Lý Đợi, nếu nhìn nghệ thuật đương đại từ cột mốc đổi mới (năm 1986), thì có thể nói từ đó đến năm 1994 và từ 2010 đến nay, việc khai thác văn hóa truyền thống đậm đặc, hài hòa và hiệu quả hơn; giai đoạn giữa, từ khoảng 1995 cho đến khi internet nở rộ tại Việt Nam, ít đi vào chiều sâu.

Từ sau năm 2010, khi tinh thần “suy nghĩ toàn cầu, hành động địa phương” (Think Globally, Act Locally) được thấm nhuần hơn, khi quốc tế cũng hiểu hơn về nghệ thuật Việt Nam, việc khai thác văn hóa truyền thống mới quay trở lại nhu cầu nội tại và thực chất hơn. Có hai cách khai thác phổ biến, đầu tiên là nỗ lực kể câu chuyện truyền thống theo ngôn ngữ đương đại, thứ hai là lấy cảm hứng truyền thống để sáng tạo, phản biện theo tinh thần mới.

Và sau hơn 25 năm xuất hiện ở Việt Nam, nghệ thuật đương đại dần được nhiều nghệ sĩ trẻ chú trọng, mang vào đó bản sắc Việt và góp mặt trong những triển lãm hay các sự kiện lưu trú nghệ thuật quốc tế. Nhà nghiên cứu mỹ thuật Lý Đợi chia sẻ thêm: “Đơn cử vài trường hợp, như Bùi Công Khánh với kỹ thuật đồ mộc và cơm gà truyền thống Hội An gây ấn tượng lớn tại Singapore. Phạm Trần Việt Nam với tác phẩm Văn tế thập loại chúng sinh, lấy cảm hứng từ tác phẩm cùng tên của đại thi hào Nguyễn Du. Anh em sinh đôi Lê Ngọc Thanh - Lê Đức Hải (Le Brothers) biến tấu với biểu tượng sông Bến Hải- cầu Hiền Lương”.

Văn hóa là phạm trù rộng, không chỉ có chuyện ăn mặc, nhưng chính trang phục là yếu tố gần gũi và tác động nhiều đến mỗi người chúng ta, bởi đó là nề nếp sinh hoạt mỗi ngày. Nhất là trong câu chuyện giữ gìn bản sắc văn hóa truyền thống, ít nhiều đã có những làn sóng tranh cãi quanh câu chuyện chiếc áo dài truyền thống và cách tân. Hay những bộ phim lịch sử, làn sóng tranh cãi vẫn không ngừng khi nội dung phim lịch sử Việt Nam nhưng trang phục lại ngoại lai.

 

Những cuộc triển lãm văn hóa và trang phục Việt xưa do nhóm Vietnam Centre tổ chức tại nước ngoài
Những cuộc triển lãm văn hóa và trang phục Việt xưa do nhóm Vietnam Centre tổ chức tại nước ngoài
 

 
Tìm lại chất xưa

Trong những nỗ lực tìm lại dáng áo xưa từng là niềm tự hào kín đáo, tao nhã của ông bà, quyển sách song ngữ Việt - Anh Dệt nên triều đại do nhóm bạn trẻ Vietnam Centre biên soạn không chỉ khái lược về cổ phục Việt Nam trong cung đình thời Lê Sơ (1428-1527), mà còn đặt chân vào thư viện Đại học Quốc gia Australia (ANU), góp thêm một tiếng nói về bản sắc văn hóa Việt Nam vào kho tư liệu văn chương châu Á - Thái Bình Dương lớn nhất nước Australia.

Chiếc áo Giao Lĩnh (cổ chéo), Viên Lĩnh (cổ tròn) hay Đối Khâm (vạt thẳng)… tưởng chừng chỉ còn trong sử sách lại hiện hữu và góp mặt trong thư viện nước ngoài và các cuộc triển lãm tại Australia do nhóm Vietnam Centre tổ chức.

 

Vietnam Centre là một tổ chức hoạt động độc lập, phi chính phủ và phi lợi nhuận, với sứ mệnh quảng bá văn hóa Việt Nam ra thế giới; đăng ký thành lập tại Australia năm 2017; hiện có trụ sở tại Sydney, Hà Nội, TPHCM.

Kết nối trực tuyến từ Sydney (Australia), chị Lê Ngọc Linh (thành viên sáng lập nhóm Vietnam Centre) hào hứng: “Đây là trường đại học nước ngoài đầu tiên đưa sách Dệt nên triều đại vào thư viện để các học giả và sinh viên của mình có cơ hội sử dụng làm tài liệu tham khảo, nghiên cứu, thể hiện sự quan tâm của học giả và sinh viên thế giới với văn hóa châu Á nói chung và văn hóa Việt Nam nói riêng. Dù ở nơi đâu, bất kỳ thành viên nào của Vietnam Centre cũng đều tin rằng, văn hóa truyền thống là nền tảng vững chắc để khẳng định bản sắc dân tộc trên trường quốc tế. Khi quảng bá đúng cách, văn hóa truyền thống có sức thu hút rất mạnh”.

Từng có ý kiến cho rằng, giới trẻ hiện đại khá thờ ơ với giá trị truyền thống nhưng với những nỗ lực của người trẻ hôm nay, có quyền đặt niềm tin, giới trẻ không bao giờ quay lưng lại với văn hóa, lịch sử. Khi những người làm văn hóa, lịch sử tìm được cách tiếp cận đúng đắn, hợp lý, các bạn trẻ sẽ là những tác nhân lan tỏa văn hóa hiệu quả, sinh động và rực rỡ hơn bất kỳ ai.

Trong lời giới thiệu về mình, Vietnam Centre có đoạn: “Biết bao thế hệ đã qua, vạn muôn lớp người kế tiếp, nền văn hóa này đã nuôi dưỡng tinh thần và linh hồn người Việt bằng văn chương và nghệ thuật, trang phục và ẩm thực, ngôn ngữ và phong tục. Chỉ có từ đây, bản sắc Việt Nam mới có thể thăng hoa rực rỡ. Nơi đây chính là nếp nhà đẹp đẽ nhất để chúng ta mời bạn bè năm châu ghé thăm”.

Theo KIM LOAN (SGGPO)

Có thể bạn quan tâm

Những người giữ hồn dân ca Jrai

Những người giữ hồn dân ca Jrai

(GLO)- Nhằm bảo tồn và phát huy nét đẹp văn hóa của dân tộc Jrai, nhiều nghệ nhân ở xã Ia Rbol (thị xã Ayun Pa, tỉnh Gia Lai) từng ngày âm thầm lưu giữ những làn điệu dân ca như một cách thể hiện tình yêu với cội nguồn.

Lưu giữ “men say” của đại ngàn

Lưu giữ “men say” của đại ngàn

(GLO)- Hiện nay, nhiều gia đình người dân tộc thiểu số ở Gia Lai vẫn giữ nghề ủ rượu cần truyền thống từ men lá tự nhiên. Theo thời gian, họ đã cùng nhau lưu giữ “men say” của đại ngàn, giúp cho thức uống mang đậm dấu ấn văn hóa của cộng đồng các dân tộc ở Tây Nguyên được chắp cánh bay xa.

Gương mặt thơ: Trúc Phùng

Gương mặt thơ: Trúc Phùng

(GLO)- Đây là số cuối cùng của chuyên mục “Gương mặt thơ” trên báo Gia Lai Cuối tuần do tôi phụ trách.Chuyên mục đã đi được hơn 2 năm (từ tháng 10-2022), tới nay đã giới thiệu tác phẩm của hơn 100 nhà thơ nổi tiếng trên thi đàn cả nước.

Người Mường ở xã Ia Lâu “giữ lửa” cồng chiêng

Người Mường ở xã Ia Lâu “giữ lửa” cồng chiêng

(GLO)- Rời quê vào thôn Đà Bắc (xã Ia Lâu, huyện Chư Prông) lập nghiệp đã hơn 30 năm, nhưng cộng đồng người Mường vẫn luôn duy trì và nỗ lực bảo tồn văn hóa cồng chiêng của dân tộc. Với họ, “giữ lửa” cồng chiêng chính là cách làm thiết thực nhất tạo sự gắn kết bền chặt với quê hương, nguồn cội.

Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên là di sản có tiềm năng khai thác kinh tế du lịch. Ảnh: Minh Châu

Những ngày làm hồ sơ “Không gian văn hóa cồng chiêng”

(GLO)- Ngày 23-3-2004, Bộ trưởng Bộ Văn hóa-Thông tin (nay là Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch) ban hành quyết định về việc xây dựng hồ sơ ứng cử quốc gia “Vùng văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên” là di sản tiếp nối trình UNESCO công nhận là kiệt tác di sản truyền khẩu và phi vật thể của nhân loại.

Về miền di sản

Về miền di sản

(GLO)- Những địa danh lịch sử, điểm di sản là nơi thu hút nhiều người đến tham quan, tìm hiểu. Được tận mắt chứng kiến và đặt chân lên một miền đất giàu truyền thống luôn là trải nghiệm tuyệt vời và xúc động đối với nhiều người.

Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam trở thành Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại

Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam trở thành Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại

(GLO)- Tại Kỳ họp thứ 19 của Ủy ban Liên Chính phủ Công ước 2003 của UNESCO về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể diễn ra tại Thủ đô Asunción (Cộng hòa Paraguay) vào ngày 4-12, UNESCO đã chính thức ghi danh Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam của Việt Nam vào Danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

“Điểm sáng văn hóa vùng biên”

“Điểm sáng văn hóa vùng biên”

(GLO)- Năm 1993, Sở Văn hóa-Thông tin (VH-TT) và Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Gia Lai đã ký kết chương trình phối hợp hành động với nhiều hoạt động thiết thực, trong đó có mô hình “Điểm sáng văn hóa vùng biên”.