Bản hòa ca cùng triền ký ức

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Dù đã có hơn 30 năm sống ở Pleiku nhưng khi đọc tập “Vân môi say phố” của Ngô Thanh Vân (NXB Hội Nhà văn, 2024), tôi lại có cảm tưởng được khám phá một miền đất tưởng chừng quá đỗi quen thuộc.

Vẫn những từ khóa: phố núi, dốc phố, hai mùa mưa nắng, Biển Hồ, núi Hàm Rồng, làng trong phố, cà phê phố… hiện ra trong từng tản văn nhưng không hề lặp lại những điều quen thuộc. Bởi lẽ, không gian và thời gian phố núi Pleiku trải theo lăng kính riêng của tác giả, cùng cất tiếng hòa ca có cả quá khứ và hiện tại, yêu thương và tự hào, đồng thời cũng rất nhiều âm hưởng xót xa!

ban-hoa-ca-cung-trien-ky-ucdd.jpg
Tập sách “Vân môi say phố” của Ngô Thanh Vân. Ảnh: N.Đ.P

Đó là vẻ đẹp hài hòa như vốn dĩ kiến tạo tự nhiên thuộc về phố, định danh phố: “…Phố cõng thêm núi lô nhô rải rác quanh mình với những dài ngắn trùng điệp dốc, nên mới thành phố núi”. Tác giả không đặc tả dốc, chỉ cảm và gợi nên dốc ngắn, dốc dài thì cũng “góp vào vẻ yêu kiều”, “lặng lẽ nhẹ nhàng đi vào thi ca như những nàng thơ”, “Pleiku trữ tình bởi những uốn lượn nhấp nhô dốc phố”, “Con dốc nhỏ uốn lượn mềm mại dẫn lối vào Biển Hồ ngăn ngắt thông xanh”...

Những con dốc cái thời định danh thị xã Pleiku không tìm thấy sự nhếch nhác cùng mưa lầy trơn nhẫy, nắng mù bụi đỏ lòng đường lượn sóng nhấp nhô như đã mặc định trong ký ức của phần nhiều cư dân phố hay chỉ dừng chân nơi phố, mà thay vào đó là dáng vẻ thanh tao, duyên dáng, nhẹ nhàng.

Pleiku phố của Ngô Thanh Vân có gì đó nền nã, dịu dàng: “Vết tích rêu hằn in qua năm này tháng nọ trên những mảng tường bạc thếch khiêm nhường lặng lẽ nép sau vỉa hè. Nếp hoa văn gợi lên những cũ xưa võ vàng”. Chị nhìn phố từ trái tim, thuộc về ký ức có nỗi nhớ mơn man trỗi dậy qua từng trang văn đẹp.

Chị đưa người đọc về một Pleiku của những cô gái mới lớn, chớm mộng mơ, học đòi làm dáng rất đỗi hồn nhiên, trong trẻo tinh khôi ngang qua “những cung đường ngoại ô ngoằn ngoèo đầy bụi đỏ mùa khô và trơn trượt mùa mưa”, xuyên qua thời gian, cảnh vật đặc trưng thuộc về vùng đất không thể nhòe lẫn “thông xanh lấp lóa nắng chiều, hoàng hôn rơi vội lên vai lên tóc màu bình yên ấm áp”.

Ý thức được vẻ đẹp như vậy, phải chăng bởi con gái sớm khôn, sớm nhận ra sự quyến rũ của mình có bờ vai, mái tóc! Pleiku phố với thăng trầm đời mình, tác giả vẫn giữ thái độ hàm ơn, nương cậy “Nếu không phải là sự bình yên của Pleiku, đã chắc gì mình vượt qua sóng gió”, “Kỳ lạ thay, Pleiku chưa lần giận dỗi mà vẫn bao dung che chở dỗ dành”… Tôi đoán, bởi Vân được sinh ra, lớn lên nơi phố, với phố, ý thức rằng mình là “người Pleiku” đã sẵn có “Hồi ức luôn là thứ ánh sáng lấp lánh xoa dịu những đắng đót va đập của cuộc đời”.

Pleiku phố của Ngô Thanh Vân đọng lại ân tình, dài dọc tháng năm, thời khắc chẳng phân định. Chị tự sự chuyện đất và người qua ẩm thực, du lịch, trải nghiệm bằng giọng văn nhẹ nhàng nữ tính, phác họa lên những nét “văn hóa vật chất, tinh thần” của phố núi qua cảnh vật, lối sống, cư xử, thái độ, giao tiếp, hiểu biết, thưởng thức…

Quá khứ và hiện tại đan xen với lối gợi tả, không đi sâu vào chi tiết để so sánh có tự hào xen lẫn tiếc nuối theo dòng chảy phát triển chọn lọc, kế thừa, khiến người đọc lẫn lộn cảm xúc vui vẻ, chùng lắng, ngẫm ngợi… Như chuyện hai mùa mưa nắng đặc trưng Tây Nguyên, qua bài viết của Vân chẳng hề khốc liệt, nhờ sương mù lãng đãng, mùa hoa trái kéo dài, ong bay bướm lượn; âm thanh núi rừng mùa lễ hội; con người chân chất, cần cù, sẻ chia; mạch sống tiềm sinh, dâng hiến…

Cùng với đó là những bài tác giả viết về kỷ niệm thời thơ ấu nghèo khó trong mái ấm gia đình có người bố làm công chức, mẹ làm cô giáo, em gái nhỏ ngây thơ bên chị vùng ngoại ô thưa thớt, láng giềng cũng khó nghèo. Chị tha thiết nhớ ngày xưa ấy qua các bài viết: “Ký ức chiếc vòng tay vỡ”, “Nồi lá xông của bố”, “Nhớ hoài những vòng xe”. Thoát ra khỏi chuyện riêng mình, con người phố núi bao dung khoáng đạt, sẵn lòng sẻ chia được phác họa ở các bài: “Ấm lòng cơm treo”, “Sau cái nắm tay”…

Vì vậy, đọc “Vân môi say phố” của Ngô Thanh Vân vừa giống như xem tranh tĩnh vật với gam màu nhã, lúc nhìn cận cảnh lúc phải lùi xa, khi nheo mắt chăm chú khi mở to mắt nhìn bao quát bức tranh. Lại giống như xem phim tài liệu lịch sử về một vùng đất gắn với cuộc đời của ai đó mà có mình, có chúng ta. Tập sách làm người đọc trở về với triền ký ức của tác giả và cả một thế hệ.

Có thể bạn quan tâm

 Thơ Lữ Hồng: Bầu trời trở lại

Thơ Lữ Hồng: Bầu trời trở lại

(GLO)- "Bầu trời trở lại" của Lữ Hồng là bài thơ giàu hình ảnh và cảm xúc, gợi lên sự chuyển mình của thiên nhiên, lòng người. Bài thơ là bức tranh thiên nhiên đẹp đẽ, cũng là một hành trình nội tâm sâu sắc, nơi con người giao hòa với đất trời, với những giấc mơ và niềm tin vào ngày mai.

Thơ Đào An Duyên: Đêm sang mùa

Thơ Đào An Duyên: Đêm sang mùa

(GLO)- Bài thơ "Đêm sang mùa" của Đào An Duyên là một bức tranh thơ mộng về những khoảnh khắc chuyển giao, khi đêm và mùa giao thoa, khi không gian và thời gian hòa quyện vào nhau, tạo nên một cảm giác lạ kỳ, huyền bí...

“Gạn đục khơi trong” để phát triển văn hóa

“Gạn đục khơi trong” để phát triển văn hóa

(GLO)- Sau nửa thế kỷ đất nước thống nhất, đời sống văn hóa tại nhiều ngôi làng Bahnar, Jrai có nhiều đổi mới, nhất là xóa bỏ những gánh nặng liên quan đến hủ tục. Nhưng để bảo tồn những giá trị cốt lõi của văn hóa vẫn là một hành trình cần “gạn đục khơi trong”.

“Tổ quốc bên bờ sóng”

“Tổ quốc bên bờ sóng”

(GLO)- Đó là chủ đề cuộc thi và triển lãm ảnh nghệ thuật cấp quốc gia do Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức nhằm thực hiện kế hoạch tuyên truyền về biển, đảo năm 2025.

Sáng tạo văn học nghệ thuật: Hành trình không đơn độc

Sáng tạo văn học nghệ thuật: Hành trình không đơn độc

(GLO)- Mặc nhiên, việc sáng tạo văn học nghệ thuật luôn mang tính độc lập và tự giác cao độ của mỗi văn nghệ sĩ, nhưng hành trình ấy sẽ không đơn độc nếu có sự dìu dắt chân tình của người đi trước. Tại phố núi Pleiku, nhiều tác giả trẻ đã tìm được điểm tựa tinh thần đáng quý như thế.

Báo Gia Lai: Phụng sự và kiến tạo

Báo Gia Lai phụng sự và kiến tạo

(GLO)- Qua 78 năm xây dựng và trưởng thành (16/3/1947-16/3/2025), Báo Gia Lai xứng đáng là cơ quan ngôn luận của Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân các dân tộc trong tỉnh. Trong xu thế hiện nay, Báo Gia Lai chú trọng phát huy vai trò kiến tạo nhằm thực hiện hiệu quả nhiệm vụ thông tin, tuyên truyền.

Nhạc sĩ Thụy Kha qua đời

Nhạc sĩ Thụy Kha qua đời

Nhạc sĩ Thụy Kha qua đời lúc 10h45 sáng 13/3 tại Hà Nội. Năm cuối đời, ông chống chọi với bệnh ung thư. Vài tháng gần đây, nhiều đồng nghiệp chia sẻ hình ảnh thăm nhạc sĩ Thụy Kha trong bệnh viện. 

Tiết mục múa của đơn vị Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng trình diễn tại Liên hoan nghệ thuật quần chúng huyện Ia Grai năm 2025.

Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang huyện Ia Grai: Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng giành giải nhất toàn đoàn

(GLO)- Trong 2 đêm (11 và 12-3), huyện Ia Grai tổ chức Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang năm 2025. Liên hoan quy tụ 13 đơn vị tham gia. Mỗi đơn vị đăng ký trình diễn từ 3 đến 5 tiết mục ca, múa và diễn tấu các loại nhạc cụ.

Thơ Bút Biển: Nắng chưa qua

Thơ Bút Biển: Nắng chưa qua

(GLO)- "Nắng chưa qua" của Bút Biển là một bài thơ đầy hoài niệm. Bằng những câu thơ nhẹ nhàng mà day dứt, tác giả khắc họa nỗi buồn của sự xa cách, khi ký ức vẫn còn đó nhưng hiện tại chỉ còn lại gió lùa, hoa rụng và căn phòng trống,... dường như có ai đang ngóng về một vệt nắng chưa qua.

Giao lưu văn hóa, văn nghệ kỷ niệm 50 năm Giải phóng tỉnh tại xã Gào

Giao lưu văn hóa, văn nghệ kỷ niệm 50 năm Giải phóng tỉnh tại xã Gào

(GLO)- Tối 10-3, tại làng C (xã Gào), Đội Thông tin lưu động-Trung tâm Văn hóa-Thông tin và Thể thao TP. Pleiku tổ chức chương trình giao lưu văn hóa, văn nghệ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng tỉnh (17/3/1975-17/3/2025), chào mừng Đại hội Đảng các cấp, tiến tới Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIV.