Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung phát triển ít nhất 2 đô thị tầm khu vực châu Á

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
(GLO)- Theo Quy hoạch, đến năm 2050, Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung phát triển được ít nhất 2 đô thị và một số trung tâm công nghiệp, dịch vụ, hợp tác quốc tế lớn, ngang tầm khu vực châu Á.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Quyết định số 376/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Cụ thể, đến năm 2050 Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung phát triển được ít nhất 2 đô thị và một số trung tâm công nghiệp, dịch vụ, hợp tác quốc tế lớn, ngang tầm khu vực châu Á tại các khu kinh tế ven biển hiện đại; phát triển nông thôn văn minh, hiện đại, xanh, giàu bản sắc văn hóa dân tộc.

Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung phát triển được ít nhất 2 đô thị và một số trung tâm công nghiệp, dịch vụ, hợp tác quốc tế lớn, ngang tầm khu vực châu Á tại các khu kinh tế ven biển hiện đại. Ảnh: P.V

Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung phát triển được ít nhất 2 đô thị và một số trung tâm công nghiệp, dịch vụ, hợp tác quốc tế lớn, ngang tầm khu vực châu Á tại các khu kinh tế ven biển hiện đại. Ảnh: P.V

Để đạt được các mục tiêu trên, Quy hoạch đưa ra các nhiệm vụ trọng tâm và các khâu đột phá thực hiện trong thời kỳ quy hoạch. Cụ thể, Quy hoạch đẩy mạnh cơ cấu lại kinh tế của vùng gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng theo hướng tập trung phát triển các ngành kinh tế biển; nâng cao năng suất và chất lượng dựa trên ứng dụng khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số. Phát triển mạnh một số ngành công nghiệp như công nghiệp bán dẫn, sản xuất chip; dịch vụ tài chính, thương mại, logistic. Phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo; hình thành các trung tâm nghiên cứu, đào tạo và chuyển giao công nghệ mới như chip bán dẫn, trí tuệ nhân tạo (AI), năng lượng sạch.

Cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư kinh doanh; xây dựng cơ chế, chính sách đặc thù phát triển của vùng. Hoàn thiện công trình kết cấu hạ tầng; đưa ra các chính sách khuyến khích người dân bám biển; xây dựng các dự án năng lượng tái tạo, năng lượng sạch mang lại hiệu quả trên các vùng biển có điều kiện thuận lợi, tiềm năng cao, gắn với đẩy mạnh phát triển du lịch, phát huy tối đa lợi thế của vùng.

Một góc cảng biển Quy Nhơn. Ảnh: P.V

Một góc cảng biển Quy Nhơn. Ảnh: P.V

Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung tập trung phát triển vùng động lực miền Trung (vùng động lực quốc gia) là đầu tàu dẫn dắt sự phát triển của vùng; phát triển các hành lang kinh tế theo trục Bắc-Nam, các hành lang kinh tế Đông-Tây nhằm kết nối hiệu quả các cảng biển, khu kinh tế, cảng hàng không, cửa khẩu quốc tế, đầu mối giao thương lớn, các đô thị ven biển, trung tâm kinh tế, cực tăng trưởng.

Phát triển đồng bộ hệ thống cảng biển tại các tỉnh trong vùng; nâng cấp, cải tạo và nâng cao hiệu quả khai thác của 9 cảng hàng không hiện có trong vùng...

Theo định hướng phát triển, vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung phát triển công nghiệp có sức cạnh tranh quốc tế cao, tham gia sâu vào chuỗi giá trị toàn cầu; tập trung phát triển một số ngành công nghiệp nền tảng có lợi thế, các ngành công nghiệp xanh, công nghiệp chế biến, và một số ngành công nghiệp mới. Xây dựng một số cụm liên kết ngành công nghiệp có quy mô lớn, có năng lực cạnh tranh quốc tế cao. Nâng tỷ trọng đóng góp của khu vực công nghiệp vào GRDP của vùng đạt khoảng 25-35%.

Ngoài ra, tập trung phát triển công nghiệp dọc theo các hành lang kinh tế Bắc-Nam, hành lang kinh tế Đông-Tây gắn với các cảng biển, các đường quốc lộ kết nối với vùng Tây Nguyên. Mở rộng không gian phân bố công nghiệp về phía Tây của đường cao tốc Bắc-Nam phía Đông.

Phát triển công nghiệp lọc, hóa dầu và sản xuất sản phẩm dầu mỏ tinh chế tập trung ở Thanh Hóa, Quảng Ngãi, Khánh Hòa, Phú Yên; ưu tiên sản xuất năng lượng tái tạo tại Quảng Bình, Quảng Trị, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Ninh Thuận, Bình Thuận; xây dựng trung tâm công nghiệp, dịch vụ năng lượng tái tạo liên vùng tại Ninh Thuận và Bình Thuận...

Vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung tập trung phát triển du lịch thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Ảnh: P.V

Vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung tập trung phát triển du lịch thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Ảnh: P.V

Về dịch vụ, vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung tập trung phát triển du lịch thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn để vùng trở thành khu vực trọng điểm du lịch của cả nước theo 3 khu vực động lực phát triển du lịch quốc gia gồm: Ninh Bình - Thanh Hóa - Nghệ An; Quảng Bình - Quảng Trị - Thừa Thiên-Huế - Đà Nẵng - Quảng Nam; (Khánh Hòa - Lâm Đồng - Ninh Thuận - Bình Thuận. Tăng cường liên kết phát triển du lịch với vùng đồng bằng sông Hồng và vùng Đông Nam Bộ theo hành lang du lịch Bắc-Nam phía Đông.

Phát triển logistic theo hướng hiện đại, chuyên nghiệp, ứng dụng công nghệ tiên tiến, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế; hình thành các trung tâm logistic gắn với cảng biển, cảng hàng không, cửa khẩu; phát triển các trung tâm logistic cấp vùng và quốc gia trên cơ sở hệ thống cảng biển trong vùng và các hành lang vận tải quốc tế chính. Phấn đấu đóng góp trên 6% tổng doanh thu logistic của cả nước.

Cũng theo quy hoạch, phát triển kinh tế biển nhanh, bền vững, nhất là các ngành về dịch vụ, công nghiệp, du lịch biển, kinh tế hàng hải; phát triển các đô thị ven biển gắn kết hài hòa với khai thác dầu khí và các tài nguyên khoáng sản biển khác; phát triển ngành nuôi trồng, khai thác và chế biến hải sản đi đôi với bảo vệ môi trường biển; phát triển công nghiệp ven biển và ngoài khơi...

Có thể bạn quan tâm

Ia Grai chú trọng bảo vệ môi trường sinh thái

Ia Grai chú trọng bảo vệ môi trường sinh thái

(GLO)- Những năm qua, huyện Ia Grai (tỉnh Gia Lai) đẩy mạnh tuyên truyền và triển khai có hiệu quả công tác phân loại, thu gom, xử lý rác thải tại nguồn. Nhờ đó, nhận thức của người dân về bảo vệ môi trường sinh thái ngày càng chuyển biến tích cực, chất lượng môi trường từng bước được nâng cao.

Đức Cơ gặp khó trong thực hiện tiêu chí hộ nghèo

Đức Cơ gặp khó trong thực hiện tiêu chí hộ nghèo

(GLO)- Mặc dù đã có nhiều nỗ lực trong huy động nguồn lực thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới nhưng đến nay huyện Đức Cơ vẫn gặp nhiều khó khăn, nhất là trong thực hiện tiêu chí hộ nghèo đa chiều. Đến nay, toàn huyện chỉ có 2/9 xã đạt tiêu chí hộ nghèo đa chiều.

Xu hướng thiết kế nhà ở Gia Lai: Không gian sống hiện đại, thân thiện môi trường

Xu hướng thiết kế nhà ở Gia Lai: Không gian sống hiện đại, thân thiện môi trường

(GLO)-

"Nhà là nơi để trở về" điều này không chỉ phản ánh ý nghĩa tinh thần mà còn gợi nhắc tầm quan trọng của việc thiết kế nhà ở nhằm nâng cao chất lượng sống. Nhà ở hiện đại được bố trí không gian xanh thân thiện với môi trường đang trở thành xu hướng tại Gia Lai.

Pleiku: Quy hoạch đô thị để định hình bản sắc và phát triển bền vững

Pleiku: Quy hoạch đô thị để định hình bản sắc và phát triển bền vững

(GLO)- Khai thác thế mạnh về điều kiện tự nhiên, cảnh quan môi trường để xây dựng đô thị có bản sắc riêng gắn với phát triển du lịch, dịch vụ và các giá trị văn hóa bản địa là mục tiêu mà TP. Pleiku đang tập trung hướng tới thông qua các quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết.
Cứu sông Ba chờ đến bao giờ?

Cứu sông Ba chờ đến bao giờ?

Hơn 1 triệu người dân các tỉnh Gia Lai, Phú Yên ngày đêm bức xúc, mong ngóng các bộ, ngành khắc phục "sai lầm thế kỷ" khi quy hoạch thủy điện An Khê - Ka Nak, trả lại nước cho sông Ba.