Bác sĩ ghi đơn cho những người hoàn toàn không có bệnh tật

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Lại thêm một vụ bác sĩ và nhân viên y tế “gian lận Bảo hiểm Y tế” được phanh phui, lần này là Bệnh viện Đa khoa Thái An (Nghệ An) với việc Phó Giám đốc và nhiều thuộc cấp bị bắt.
Các đối tượng trong đường dây lập khống hồ sơ bệnh án tại Bệnh viện đa khoa Thái An. Ảnh: Công an Nghệ An

Các đối tượng trong đường dây lập khống hồ sơ bệnh án tại Bệnh viện đa khoa Thái An. Ảnh: Công an Nghệ An

Như Lao Động đã thông tin, Công an thành phố Vinh (tỉnh Nghệ An) vừa ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố 7 bị can là các điều dưỡng, bác sĩ, trong đó có 1 Phó Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Thái An về tội “Gian lận bảo hiểm y tế”, hay hiểu nôm na là “khám bệnh ảo”.

Theo điều tra của Công an thành phố Vinh (tỉnh Nghệ An), các đối tượng tham gia bảo hiểm y tế hoặc bảo hiểm thương mại không có bệnh, không có nhu cầu khám bệnh, chữa bệnh nhưng được các “cò” móc nối đến Bệnh viện Đa khoa Thái An nhằm mục đích trục lợi bảo hiểm y tế.

Từ năm 2011 đến đầu 2023, Bệnh viện Đa khoa Thái An đã lập khống 153 hồ sơ bệnh án. Các đối tượng trục lợi bảo hiểm đã thanh toán (giải quyết quyền lợi hỗ trợ chi phí nằm viện) với các công ty bảo hiểm thương mại với số tiền hơn 2 tỉ đồng.

Đáng nói là tình trạng “khám bệnh ảo” như ở Bệnh viện Đa khoa Thái An không phải lần đầu tiên. Trước đó và nhiều lần trước đó nữa, như hồi tháng 6.2023, cơ quan chức năng cũng phát hiện 6 phòng khám ở thành phố Biên Hoà (tỉnh Đồng Nai) làm khống hàng trăm ngàn giấy nghỉ bệnh hưởng bảo hiểm xã hội.

Cơ quan CSĐT Công an thành phố Biên Hòa quyết định tạm giữ hình sự 18 đối tượng, trong đó có 5 bác sĩ để điều tra về hành vi làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức.

Đọc những dòng tin về bác sĩ “khám bệnh ảo” để trục lợi trên báo, không thể không liên tưởng đến một đoạn trích kinh điển trong tiểu thuyết “Thành Trì” của Archibald Joseph Cronin (1896 –1981), người Scotland, xuất bản lần đầu cách đây hơn 80 năm.

Rằng, “Ngay tại phòng khám ở nhà, nàng đã nhận thấy anh ngày một dùng nhiều đến những loại thuốc pha sẵn từ trước, ghi đơn cho những người hoàn toàn không có bệnh tật gì, và cứ nhắc họ phải đến khám lại, khám lại nữa…" - lời của vợ nhân vật chính.

“Thành Trì” là một trong những cuốn sách “gối đầu giường” của nhiều thế hệ sinh viên Y khoa ở Việt Nam bởi nó phơi bày đến tận cùng mặt trái của nghề Y thông qua những “cuộc chiến” chống lại hệ thống y tế bảo thủ, lạc hậu cũng như bác sĩ chạy theo tiền tài danh vọng, coi rẻ tính mạng bệnh nhân…

“Thành Trì” là cuốn tiểu thuyết được tái bản nhiều lần không chỉ ở Việt Nam - số liệu từ các trang bán sách trực tuyến.

Và một trong những lý do tiểu thuyết này bán chạy là dù bản thảo này đã được viết ra hơn 80 năm, nhưng nhiều vấn nạn về nghề y được nêu ra từ lúc đó, ở tận nước Anh xa xôi, nay đọc lại vẫn còn thấy rất gần gũi và thời sự với người đọc Việt Nam và nhiều quốc gia khác.

Như ví dụ về bác sĩ "ghi đơn cho những người hoàn toàn không có bệnh tật gì và nhắc họ phải đến khám lại, khám lại nữa...".

Đó là thành công của nhà văn, cũng là bác sĩ Archibald Joseph Cronin, nhưng là một thất bại đối với ngành Y tế, dĩ nhiên không chỉ mỗi xứ mình!

Có thể bạn quan tâm

Xe dù chui lọt lỗ kim

Xe dù chui lọt lỗ kim

Những năm qua, lực lượng chức năng cũng như các ban ngành hữu trách đã đề ra một số biện pháp nhằm dẹp bỏ loại 'xe dù, bến cóc', nhất là tại khu vực trung tâm, thì căn bệnh trầm kha này lại 'di căn' ra đến khu vực đường dẫn cao tốc.

Số hóa toàn diện, tinh gọn bộ máy

Số hóa toàn diện, tinh gọn bộ máy

Khi gợi mở các định hướng chiến lược đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới, Tổng Bí thư Tô Lâm không ít lần khẳng định phải xây dựng xã hội số, số hóa toàn diện hoạt động quản lý nhà nước; cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ cao.

Tiền số, quản sớm để thêm nguồn lực

Tiền số, quản sớm để thêm nguồn lực

Dù chưa có những quy định cụ thể về tài sản kỹ thuật số nhưng công nghệ số liên quan thì chúng ta không cấm. Tình trạng không cấm nhưng không quản tiền số không chỉ lãng phí một khoản không nhỏ cho ngân sách, mà còn gây nhiều hệ lụy cho đời sống người dân suốt mấy năm qua.

Tạo xung lực mới cho phát triển

Tạo xung lực mới cho phát triển

Cải cách bộ máy hành chính nhà nước sao cho tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả là vấn đề đã được Đảng quan tâm rất nhiều và rất sớm, ngay từ Đại hội Đảng lần thứ VI vào năm 1986. Nhưng cũng phải bắt đầu từ năm 1994, công cuộc cải cách này mới được triển khai với quy mô lớn.