Ba họa sĩ triển lãm tranh 'BayNhay'

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Triển lãm BayNhay giới thiệu 52 tác phẩm tranh và tượng của các họa sĩ Hà Huy Mười, Kuolg Trần và Lê Thừa Hải khai mạc lúc 17 giờ ngày 18.1 tại Art Space, 42 Yết Kiêu, Hà Nội và kéo dài tới ngày 25.1

Một tác phẩm trong triển lãm của họa sĩ Hà Huy Mười - ẢNH: NSCC
Một tác phẩm trong triển lãm của họa sĩ Hà Huy Mười - ẢNH: NSCC


Ba họa sĩ tìm được tiếng nói chung trong quá trình làm nghệ thuật của mình và cùng bày chung một triển lãm với tên gọi BayNhay (có thể hiểu là “bay nhảy”,”bầy nhầy” hay “bây nhây”…).

Họ đã chọn một cách nhìn đối diện và dường như muốn “bay nhảy” phóng chiếu cái Tôi lên mức độ cao nhất thông qua tương tác với xã hội hay những áp lực từ hiện thực đời thường đầy mâu thuẫn giằng xé, quăng quật lên trên tâm lý, cảm xúc. Và cũng qua cách khai thác đó, cách họ không né tránh hay tìm một lối rẽ khác đã cho thấy những khoảng không gian “bầy nhầy”, những chuẩn mực cám dỗ hỗn loạn, những thứ tiêu cực tác động trực tiếp lên tất cả mọi thứ, mọi người.

Họa sĩ Hà Huy Mười giới thiệu đến công chúng những tác phẩm đồ sộ về kích thước bằng chất liệu giấy dường như đã gắn liền với tên tuổi của anh. Cách nhìn sâu sắc và có phần cực đoan về sợi dây hữu hình kết nối giữa người với người. Tấm gương phản chiếu lên những giằng xé và sự ràng buộc của gọng kìm vô hình đưa người xem phải tự đặt ra cho mình những câu hỏi về thực tại .

 

 Tác phẩm của họa sĩ Kuolg Trần - ẢNH: NSCC
Tác phẩm của họa sĩ Kuolg Trần - ẢNH: NSCC


Họa sĩ Kuolg Trần mang đến BayNhay 17 tác phẩm, với một bữa tiệc màu sắc cực kỳ ấn tượng, các bức tranh sơn dầu kích thước lớn, tranh bột màu trên giấy báo kết hợp tranh dân gian Đông Hồ và lối hòa sắc táo bạo. Cách anh nhìn nhận và phóng chiếu lên tác phẩm bằng việc phá tan đi các xung đột, bế tắc, hỗn tạp để gom chúng lại như một bản nhạc cuộc sống, những hình ảnh đời thường gần gũi bắt gặp trong những tác phẩm của anh lại như luôn luôn va vào nhau, chìm vào trong một cơn mộng mị dài miên man có khi tràn ngập tươi vui nhưng lại có khi chập chờn vô định.
 

Tranh của họa sĩ Lê Thừa Hải - ẢNH: NSCC
Tranh của họa sĩ Lê Thừa Hải - ẢNH: NSCC


Trong khi đó, 15 tác phẩm của họa sĩ Lê Thừa Hải mô tả những đôi cánh luôn chực chờ để thoát ra khỏi hiện tại, như một câu chuyện dài về những thân phận bấp bênh trong xã hội, những lấp lánh màu hồng của cám dỗ trên chiếc ghế quyền lực, những giằng xé cào cấu trong nội tâm của chính tác giả về hiện thực đời thường.

Triển lãm BayNhay của 3 họa sĩ khắc họa con đường khó đi để nói lên những bộc bạch tâm tư của chính sâu bên trong con người họ và nhìn rộng ra, trong mỗi con người chúng ta – thường mang theo những câu hỏi dài về những cơn mộng mị của quá khứ, thực tại và cả tương lai.

Theo ĐAN  KHANH (thanhnien)

Có thể bạn quan tâm

Xếp sách nghệ thuật

Xếp sách nghệ thuật

(GLO)- Như một kiến trúc sư với nguyên vật liệu là sách, các nhân viên Thư viện tỉnh Gia Lai đã dày công sáng tạo và mô phỏng thành công nhiều công trình văn hóa-lịch sử đẹp mắt nhằm nâng cao hiệu quả tuyên truyền về văn hóa đọc.
Thơ Ngô Thanh Vân: Vào hội

Thơ Ngô Thanh Vân: Vào hội

(GLO)- Đất trời Tây Nguyên trong bung biêng thanh âm cồng chiêng, men cay rượu cần nồng nàn, vấn vít, nhịp xoang quyến luyến, tay nắm tay chẳng rời... được nhà thơ Ngô Thanh Vân một lần nữa nhắc đến trong bài thơ "Vào hội".

Thơ Lê Vi Thủy: Mẹ

Thơ Lê Vi Thủy: Mẹ

(GLO)- Đằng sau những người chiến sĩ cống hiến máu xương cho Tổ quốc là sự hy sinh lặng lẽ của những người mẹ. Họ lặng thầm tiễn lần lượt chồng, con lên đường để rồi mòn mỏi chờ đợi, nỗi đau dằng dặc đổi lấy niềm vui chung của quê hương, đất nước...

Ông Siu Phơ (bìa phải) thực hiện nghi lễ cúng với sự hỗ trợ của ông Rah Lan Hieo. Ảnh: Vũ Chi

Phú Thiện: Khai mạc lễ hội cầu mưa Yang Pơtao Apui

(GLO)- Sáng 30-4, tại Khu Di tích lịch sử-văn hóa cấp quốc gia Plei Ơi (xã Ayun Hạ, huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai), UBND huyện Phú Thiện khai mạc lễ hội cầu mưa Yang Pơ tao Apui và Hội thi văn hóa thể thao các dân tộc thiểu số lần thứ XV năm 2024.
Thơ Lữ Hồng: Cho người ở lại

Thơ Lữ Hồng: Cho người ở lại

(GLO)- Chúng ta đều yêu Pleiku nhưng không phải ai cũng chọn ở lại và gắn bó. Một lúc nào đó, vào chặng cuối cuộc đời, người Pleiku tha hương mới dâng đầy nỗi nhớ. Bài thơ của Lữ Hồng ngỡ là lời của một người ra đi gửi cho người ở lại, mà cũng có thể là lời của người ở lại gửi cho chính mình...