Bà Đinh Thị Thiều trọn đời gắn bó với điệu then

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Ở tuổi 65, bà Đinh Thị Thiều (thôn Pác Pó, xã Ia Lâu, huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai) vẫn say mê với những làn điệu then truyền thống của người Tày và lặng thầm “truyền lửa” cho bao thế hệ con cháu trên quê hương thứ hai.

Bà Thiều là người thành lập và dẫn dắt Câu lạc bộ (CLB) “Đàn tính-Hát then Bằng Lăng” ở xã Ia Lâu trong suốt 10 năm qua.

Bà Thiều là người dân tộc Tày ở huyện Thạch An, tỉnh Cao Bằng. Đây được xem là “cái nôi” của những điệu then mượt mà, tha thiết. Từ nhỏ, bà đã mê hát then.

Bà bảo, hát then là một thể loại dân ca tín ngưỡng của cộng đồng người Tày, Nùng; là hình thức biểu diễn âm nhạc mang âm hưởng trường ca; không chỉ là hình thức giải trí đơn thuần mà còn mang tính tín ngưỡng, giúp gắn kết cộng đồng và là phương tiện để giao tiếp với thần linh, tổ tiên.

Hồi nhỏ, bà đã theo chân các nam thanh, nữ tú trong bản đi xem hát then. Rồi những dịp bản có lễ hội, bà lại được đắm chìm trong những lời ca, điệu then nhịp nhàng. Năm 18 tuổi, bà đã thuộc lòng hàng chục bài hát then, sau đó thì được mời tham gia hát then tại các hội thi, hội diễn ở địa phương.

“Ngoài những làn điệu then truyền thống, tôi còn tìm hiểu và hát hòa âm cùng đàn tính các bài hát ca ngợi tình yêu quê hương, đất nước, ca ngợi Bác Hồ như: Suối Lênin, Trăng soi đường Bác, Việt Bắc nhớ Bác Hồ”-bà Thiều tâm sự.

Bà Đinh Thị Thiều (đứng giữa) biểu diễn hát then tại một sự kiện văn hóa của tỉnh. Ảnh: M.K

Bà Đinh Thị Thiều (đứng giữa) biểu diễn hát then tại một sự kiện văn hóa của tỉnh. Ảnh: M.K

Năm 2004, bà cùng gia đình vào định cư ở thôn Pác Pó. Dù rằng phải lo toan đời sống kinh tế gia đình, nuôi dạy các con ăn học nhưng trong lòng bà không nguôi nhung nhớ những điệu then của dân tộc mình. Hàng đêm, bà tập hợp một vài chị em trong thôn có chung niềm yêu thích và cùng nhau luyện tập.

“Trong hát then, người hát thường là những người biểu diễn chính. Họ đóng vai trò như một người trung gian giữa thế giới con người và thế giới tâm linh. Hát then thường đi kèm với các nhạc cụ truyền thống như đàn, kèn, trống và được thể hiện qua giọng hát đặc trưng cùng giai điệu đa dạng.

Chính vì yếu tố đó, tôi đã có ý tưởng thành lập CLB để điệu then được gìn giữ và phát huy trên quê hương thứ hai này”-bà Thiều cho biết.

Năm 2013, sau khi được chính quyền địa phương đồng ý, bà Thiều đứng ra kêu gọi người dân trong xã có chung niềm đam mê với điệu then tham gia CLB.

Để thuyết phục mọi người, bà đã mang điệu then biểu diễn tại các hội diễn văn nghệ và được nhiều người yêu thích, tán thưởng. Vì thế, CLB “Đàn tính-Hát then Bằng Lăng” ở xã Ia Lâu chính thức được thành lập với 16 thành viên do bà Thiều làm Chủ nhiệm.

Bà Thiều là người lặng thầm truyền lửa hát then truyền thống cho bao thế hệ con cháu trên quê hương thứ hai xã Ia Lâu. Ảnh: Mai Ka

Bà Thiều là người lặng thầm truyền lửa hát then truyền thống cho bao thế hệ con cháu trên quê hương thứ hai xã Ia Lâu. Ảnh: Mai Ka

Lời hát then nguyên bản là những câu chữ được dân gian chắt lọc, mài giũa, vừa trữ tình, giàu tính nhạc, vừa là lời khuyên răn, khích lệ; cầu mong an lành, may mắn và đúc rút những kinh nghiệm về đối nhân xử thế...

Những ca từ trong các bài then cũng giống như cầu nối giữa con người với thần linh, giúp người dân cầu mong sức khỏe, an lành, mùa màng bội thu. Ngày nay, những làn điệu then được cải biên để phù hợp hơn với cuộc sống.

“Tôi đã cải biên nhiều lời bài hát ca ngợi về lao động sản xuất, về vùng đất, con người Ia Lâu… Tôi rất vui mừng khi được mọi người đón nhận”-bà Thiều phấn khởi nói.

Bà Nông Thị Mỹ Hiệu (thôn Pác Pó) là thành viên CLB từ những ngày đầu thành lập. Bà Hiệu cho hay: “Tôi cũng có niềm đam mê với điệu then truyền thống. Vì vậy, khi CLB được thành lập, tôi rất hào hứng tham gia. Tôi có thể vừa chơi đàn tính, vừa hát then.

Ngày nay, hầu hết hoạt động văn hóa của người Tày ở Ia Lâu như: cưới xin, mừng thọ, liên hoan văn nghệ… đều có sự góp mặt của cây đàn tính kết hợp với thanh âm mượt mà, tha thiết của điệu then.

Ngoài những làn điệu truyền thống, chúng tôi còn tìm hiểu và cất cao tiếng đàn hòa âm các bài hát ca ngợi tình yêu quê hương, đất nước, ca ngợi Gia Lai giàu đẹp”.

Là người chơi đàn tính giỏi, ông Nông Văn Đoàn (thôn Pác Pó) được xem là thành viên cốt cán của CLB. 30 năm trước, ông từ tỉnh Cao Bằng vào Gia Lai lập nghiệp.

Ông Đoàn chia sẻ: “Tôi xa quê nên có lúc cảm thấy trống vắng vì thèm nghe điệu hát then, đàn tính. Chính vì vậy, khi có lời mời của bà Thiều tham gia CLB, tôi rất vui mừng.

Đàn tính được coi là nhạc cụ quan trọng và là hồn cốt trong nghệ thuật hát then. Mang theo cây đàn tính và điệu then vào vùng đất mới Gia Lai, chúng tôi cùng nhau tập luyện và tích cực tham gia biểu diễn tại các lễ hội ở địa phương”.

Gần cả cuộc đời gắn bó với những thanh âm mượt mà, tha thiết, bà Thiều đã dành trọn tâm huyết của mình để bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa hát then truyền thống của dân tộc Tày trên quê hương Gia Lai.

Bà Thiều chia sẻ: “Câu lạc bộ thường xuyên tập luyện để tham gia biểu diễn tại các sự kiện do xã, huyện, tỉnh tổ chức. Chúng tôi xem CLB là nơi kết nối những người con xa quê cùng giúp nhau trong cuộc sống và bảo tồn, phát huy âm thanh của đàn tính, điệu then”.

Theo Phó Chủ tịch UBND xã Bùi Văn Dương, việc bảo tồn, phát huy di sản văn hóa của các dân tộc thiểu số trên địa bàn xã đã góp phần tạo sợi dây gắn kết cộng đồng, thắt chặt tình đoàn kết các dân tộc nơi biên giới.

Chính quyền xã luôn quan tâm tạo điều kiện cho CLB hoạt động, cũng như duy trì các hoạt động khôi phục, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của người dân tộc thiểu số trên địa bàn.

Có thể bạn quan tâm

Sáng tạo văn học nghệ thuật: Hành trình không đơn độc

Sáng tạo văn học nghệ thuật: Hành trình không đơn độc

(GLO)- Mặc nhiên, việc sáng tạo văn học nghệ thuật luôn mang tính độc lập và tự giác cao độ của mỗi văn nghệ sĩ, nhưng hành trình ấy sẽ không đơn độc nếu có sự dìu dắt chân tình của người đi trước. Tại phố núi Pleiku, nhiều tác giả trẻ đã tìm được điểm tựa tinh thần đáng quý như thế.

Tạ Chí Tào và tác phẩm mới dâng lên Bác Hồ

Tạ Chí Tào và tác phẩm mới dâng lên Bác Hồ

(GLO)- Nhà giáo Tạ Chí Tào (trú tại huyện Chư Sê) mang trọng bệnh đã nhiều năm nhưng chưa bao giờ chịu ngừng nghỉ. Anh vẫn đều đặn sáng tác văn học, nghiên cứu lịch sử. Đến nay, anh đã có gần 10 đầu sách, chính xác là 9 tập đã phát hành, còn 1 cuốn nghiên cứu lịch sử đang có kế hoạch xuất bản.

Nhạc sĩ Thụy Kha qua đời

Nhạc sĩ Thụy Kha qua đời

Nhạc sĩ Thụy Kha qua đời lúc 10h45 sáng 13/3 tại Hà Nội. Năm cuối đời, ông chống chọi với bệnh ung thư. Vài tháng gần đây, nhiều đồng nghiệp chia sẻ hình ảnh thăm nhạc sĩ Thụy Kha trong bệnh viện. 

Tiết mục múa của đơn vị Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng trình diễn tại Liên hoan nghệ thuật quần chúng huyện Ia Grai năm 2025.

Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang huyện Ia Grai: Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng giành giải nhất toàn đoàn

(GLO)- Trong 2 đêm (11 và 12-3), huyện Ia Grai tổ chức Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang năm 2025. Liên hoan quy tụ 13 đơn vị tham gia. Mỗi đơn vị đăng ký trình diễn từ 3 đến 5 tiết mục ca, múa và diễn tấu các loại nhạc cụ.

Thơ Bút Biển: Nắng chưa qua

Thơ Bút Biển: Nắng chưa qua

(GLO)- "Nắng chưa qua" của Bút Biển là một bài thơ đầy hoài niệm. Bằng những câu thơ nhẹ nhàng mà day dứt, tác giả khắc họa nỗi buồn của sự xa cách, khi ký ức vẫn còn đó nhưng hiện tại chỉ còn lại gió lùa, hoa rụng và căn phòng trống,... dường như có ai đang ngóng về một vệt nắng chưa qua.

Bản hòa ca cùng triền ký ức

Bản hòa ca cùng triền ký ức

(GLO)- Dù đã có hơn 30 năm sống ở Pleiku nhưng khi đọc tập “Vân môi say phố” của Ngô Thanh Vân (NXB Hội Nhà văn, 2024), tôi lại có cảm tưởng được khám phá một miền đất tưởng chừng quá đỗi quen thuộc.

Giao lưu văn hóa, văn nghệ kỷ niệm 50 năm Giải phóng tỉnh tại xã Gào

Giao lưu văn hóa, văn nghệ kỷ niệm 50 năm Giải phóng tỉnh tại xã Gào

(GLO)- Tối 10-3, tại làng C (xã Gào), Đội Thông tin lưu động-Trung tâm Văn hóa-Thông tin và Thể thao TP. Pleiku tổ chức chương trình giao lưu văn hóa, văn nghệ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng tỉnh (17/3/1975-17/3/2025), chào mừng Đại hội Đảng các cấp, tiến tới Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIV.

Hội viên Chi hội Nhạc sĩ Việt Nam tỉnh tại chương trình chào mừng Ngày Âm nhạc Việt Nam năm 2024. Ảnh: H.N

Nhạc sĩ Gia Lai kiếm tìm tác phẩm có sức ảnh hưởng lớn

(GLO)- Bám sát hơi thở cuộc sống và đưa bản sắc dân tộc vào tác phẩm, các nhạc sĩ Chi hội Nhạc sĩ Việt Nam tỉnh Gia Lai đã thực sự cố gắng trong hoạt động sáng tác nhằm ghi dấu ấn. Song, làm gì để tác phẩm lan tỏa rộng rãi, ghi đậm trong tâm trí người nghe đang là trăn trở của những người tâm huyết.

Lá cỏ hát thơ

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Lá cỏ hát thơ

(GLO)- Bài thơ "Lá cỏ hát thơ" của Nguyễn Ngọc Hưng đã khắc họa hình ảnh cỏ như một biểu tượng của sự kiên cường dù phải trải qua nhiều gian khó, đớn đau. Qua đây, tác giả muốn truyền tải thông điệp về sự bền bỉ, lòng yêu thương và tinh thần vượt qua khó khăn của con người trong mọi hoàn cảnh.

Thơ Sơn Trần: Nhớ Pleiku

Thơ Sơn Trần: Nhớ Pleiku

(GLO)- "Nhớ Pleiku" là một tác phẩm đầy cảm xúc của tác giả Sơn Trần. Từng câu thơ vẽ nên bức tranh phố núi đẹp mơ mộng với cảnh sắc yên bình, quyện hòa cùng ký ức, tình yêu và nỗi nhớ...

Thơ Vân Phi: Lâu không về nhà

Thơ Vân Phi: Lâu không về nhà

(GLO)- Bài thơ "Lâu không về nhà" của tác giả Vân Phi thấm đượm nỗi nhớ quê hương da diết của người con xa xứ-nơi cánh đồng, dòng sông và mẹ già vẫn chờ đợi theo tháng năm lở bồi. Từng câu thơ như những thước phim chậm rãi, gợi lại ký ức tuổi thơ ấm áp bên ánh đèn dầu, bên những thân gần mẹ cha.