Anh tìm ra cách "trị" biến thể Covid-19 Ấn Độ

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Ngày 22-5, các quan chức y tế Anh thông báo 2 mũi tiêm của vắc-xin Covid-19 gần như có hiệu quả đối với chủng virus biến thể ở Ấn Độ như với biến thể ở Anh.
Một nghiên cứu của Public Health England phát hiện vắc-xin Pfizer-BioNTech có hiệu quả đến 88% đối với biến thể B16172 ở Ấn Độ hai tuần sau khi tiêm mũi thứ hai. Đối với biến thể B117 ở Anh, vắc-xin mang lại hiệu quả 93%.
Trong khi đó, vắc-xin của AstraZeneca hai tuần sau tiêm có hiệu quả 60% trong việc ngăn chặn các triệu chứng bệnh của người nhiễm biến thể từ Ấn Độ, và hiệu quả này là 66% với biến thể ở Anh.
Bộ trưởng Y tế Anh Matt Hancock cho biết đây là dữ liệu mang tính đột phá và ông ngày càng hy vọng chính phủ có thể gỡ bỏ nhiều hạn chế vì Covid-19 trong tháng tới. Theo kế hoạch của chính phủ, các hạn chế còn lại liên quan đến Covid-19 sẽ được dỡ bỏ vào ngày 21-6.

Nghiên cứu của Anh cho thấy các loại vắc-xin Covid-19 vẫn có hiệu quả cao đối với biến thể ở Ấn Độ. Ảnh: Reuters
Nghiên cứu của Anh cho thấy các loại vắc-xin Covid-19 vẫn có hiệu quả cao đối với biến thể ở Ấn Độ. Ảnh: Reuters
Cho đến nay, Anh là nước thực hiện chương trình tiêm chủng nhanh nhất châu Âu nhưng nước này đang đối mặt với thách thức mới từ sự lây lan của biến thể lần đầu tiên được tìm thấy ở Ấn Độ.
Các dữ liệu công bố ngày 23-5 cho thấy các ca nhiễm Covid-19 mới ở Anh tăng 10,5% trong 7 ngày tính đến ngày 22-5 dù chỉ là 1 phần nhỏ so với mức tăng vào đầu năm nay. Vào đầu tháng này, Thủ tướng Boris Johnson yêu cầu tăng tốc tiêm mũi vắc-xin thứ 2 cho những người trên 50 tuổi và những người dễ bệnh nặng.
Trong 1 diễn biến khác, một quan chức Ấn Độ cho biết đợt bùng dịch tại nước này đã ổn định hơn ở nhiều nơi nhưng số ca tử vong lại tăng lên 4.194 ca trong ngày 22-5. Ngoài ra, Covid-19 bắt đầu lây lan tới những khu vực nông thôn, nơi vốn đã khan hiếm các trung tâm y tế.

Một bệnh nhân Covid-19 được điều trị tại 1 phòng khám ở làng Parsaul, bang Uttar Pradesh. Ảnh: Reuters
Một bệnh nhân Covid-19 được điều trị tại 1 phòng khám ở làng Parsaul, bang Uttar Pradesh. Ảnh: Reuters
Trả lời phóng viên, quan chức y tế Lav Agarwal cho biết các ca bệnh tại những bang giàu nhất như Maharashtra và Karnataka đã giảm xuống trong 2 tuần qua. Tuy nhiên, số ca nhiễm mỗi ngày tại các bang West Bengal, Andhra Pradesh và Tamil Nadu lại tăng.
Trước tình trạng các bệnh viện đều quá tải và thiếu thốn vắc-xin, các chuyên gia cảnh báo Ấn Độ có thể đối mặt với làn sóng Covid-19 thứ 3 trong những tháng tới.
Vào đầu tháng 5, Ấn Độ ghi nhận hơn 400.000 ca nhiễm mới mỗi ngày nhưng con số này đang dần giảm bớt. Hôm 22-5, cơ quan y tế thông báo có 257.299 người nhiễm mới. Tính đến ngày 22-5, tổng số ca nhiễm tại Ấn Độ là 26,3 triệu ca, đứng thứ 2 thế giới sau Mỹ.
Bảo Hạnh (NLĐO)

Có thể bạn quan tâm

Bác sĩ thăm khám cho bệnh nhân mắc sởi điều trị tại Khoa Bệnh nhiệt đới (Bệnh viện Đa khoa tỉnh). Ảnh: N.N

Bệnh sởi diễn biến phức tạp

(GLO)- Những ngày qua, Gia Lai ghi nhận nhiều ca bệnh sởi ở trẻ em và người lớn. Hiện bệnh sởi đang diễn biến phức tạp. Nhiều trường hợp chủ quan, không kịp thời phát hiện bệnh đã trở thành nguồn lây cho gia đình và cộng đồng.

Diễn biến dịch cúm nghiêm trọng ở Mỹ

Diễn biến dịch cúm nghiêm trọng ở Mỹ

Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC) cảnh báo tình hình bệnh cúm trong tuần đầu tháng 2 cao hơn hoặc tương đương với thời điểm cao nhất của mùa cúm và số ca nhập viện cũng như tử vong đều tăng.

Vì sao tập thể dục lại tốt cho não?

Vì sao tập thể dục lại tốt cho não?

Nhiều nghiên cứu cho thấy tập thể dục giảm nguy cơ mắc bệnh tim, đột quỵ, tiểu đường và ung thư. Tuy nhiên, chúng ta thường bỏ qua vai trò của việc tập thể dục trong việc giúp não khỏe mạnh.

Nhiễm cúm rồi có cần tiêm vắc xin?

Nhiễm cúm rồi có cần tiêm vắc xin?

Thời điểm lây lan mạnh nhất của virus cúm thường rơi vào khoảng 3 - 4 ngày đầu tiên của bệnh. Nếu trẻ đang bị cúm, bạn nên chờ cho đến khi trẻ hoàn toàn khỏi bệnh trước khi tiêm vắc xin cúm.

Nơi hy vọng chưa bao giờ tắt

Nơi hy vọng chưa bao giờ tắt

(GLO)- Với chức năng điều trị bệnh nhân nặng, nguy kịch, các y-bác sĩ Khoa Nội 12 (Khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Quân y 211) luôn trong tâm thế sẵn sàng nhận nhiệm vụ trong mọi tình huống. Tại đây, niềm hy vọng chưa bao giờ tắt dù bệnh nhân đang trong tình huống “thập tử nhất sinh”.