Anh dự kiến bắt đầu tiêm vắcxin của BioNTech và Pfizer từ ngày 7/12

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
Việc phân phối vắcxin do các tập đoàn BioNTech và Pfizer sản xuất sẽ được chuyển về Anh ngay lập tức chỉ sau vài giờ vắcxin này được cấp phép và sẽ bắt đầu chương trình tiêm chủng từ ngày 7/12 tới.

Hình ảnh mô phỏng vắcxin ngừa COVID-19 do hãng dược phẩm Pfizer (Mỹ) và BioNTech (Đức) phối hợp sản xuất. (Ảnh: AFP/TTXVN)
Hình ảnh mô phỏng vắcxin ngừa COVID-19 do hãng dược phẩm Pfizer (Mỹ) và BioNTech (Đức) phối hợp sản xuất. (Ảnh: AFP/TTXVN)
Theo tờ Financial Times, Anh có thể sẽ trở thành nước phương Tây đầu tiên cho phép tiêm vắcxin ngừa bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 khi cơ quan kiểm định độc lập của nước này sẽ cấp phép tiêm vắcxin trong vài ngày tới.
Phóng viên TTXVN tại London ngày 29/11 dẫn lời quan chức Chính phủ Anh cho biết việc phân phối vắcxin do các tập đoàn BioNTech và Pfizer sản xuất sẽ được chuyển về Anh ngay lập tức chỉ sau vài giờ vắcxin này được cấp phép và sẽ bắt đầu chương trình tiêm chủng từ ngày 7/12 tới.
Anh đã đặt mua 40 triệu liều vắcxin của BioNTech và Pfizer, mỗi liều sẽ gồm 2 lần tiêm.
Dữ liệu sơ bộ ban đầu cho biết vắcxin này có hiệu quả tới hơn 95% trong việc phòng COVID-19.
Thông thường, việc cấp phép cho các vắcxin sẽ do Cơ quan Y dược của Liên minh châu Âu (EU) cấp cho đến khi kết thúc giai đoạn chuyển tiếp Brexit vào ngày 31/12 tới.
Tuy nhiên, Cơ quan Quản lý Y dược của Anh có quyền tạm thời cấp phép trong các trường hợp nhu cầu của người dân Anh đang vô cùng cấp thiết.
Hiện Chính phủ Anh cũng đang yêu cầu Cơ quan Quản lý dược phẩm và các sản phẩm chăm sóc sức khỏe (MHRA) xem xét để có thể tiến hành cấp phép cho vắcxin ngừa COVID-19 do hãng dược phẩm AstraZeneca và trường đại học Oxford phối hợp sản xuất.
Đây là loại vắcxin vừa kết thúc giai đoạn thử nghiệm sau cùng và được đánh giá đạt hiệu quả ngăn ngừa COVID-19 lên tới 90%.
Hiện Anh có hợp đồng mua 100 triệu liều vắcxin của hãng liên doanh dược phẩm Anh-Thụy Điển này.
Diễm Quỳnh (TTXVN/Vietnam+)

Có thể bạn quan tâm

Cảnh báo nguy cơ ngộ độc thịt cóc

Cảnh báo nguy cơ ngộ độc thịt cóc

(GLO)- Mặc dù cơ quan chức năng đã khuyến cáo về tình trạng ngộ độc do ăn thịt cóc nhưng nhiều người vẫn chủ quan, chế biến không đúng cách dẫn đến ngộ độc, thậm chí có nhiều trường hợp tử vong do không được cấp cứu kịp thời.

Bé trai 7 tuổi tử vong do sốt xuất huyết Dengue

Bé trai 7 tuổi tử vong do sốt xuất huyết Dengue

Bé trai được đưa tới Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Phước và được chẩn đoán sốt xuất huyết Dengue nặng (có triệu chứng sốc, suy gan, xuất huyết tiêu hóa), sau đó chuyển đến Bệnh viện Bệnh nhiệt đới (TPHCM) song không qua khỏi.