An Khê tưởng niệm 227 năm Ngày mất Hoàng đế Quang Trung

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Nhằm tưởng nhớ và tri ân công đức của Anh hùng dân tộc Quang Trung-Nguyễn Huệ, hàng năm, vào ngày 28 tháng 7 Âm lịch, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân thị xã An Khê đều trang trọng tổ chức lễ tưởng niệm Ngày mất Hoàng đế Quang Trung tại An Khê trường (Khu Di tích Tây Sơn Thượng đạo). Hiện thị xã đang tích cực chuẩn bị cho ngày lễ trọng này.
Đầu thế kỷ XVII, cuộc chiến tranh Trịnh-Nguyễn đã phân chia nước ta thành 2 miền Đàng Trong và Đàng Ngoài, kéo dài gần 200 năm. Khắp nơi, nhân dân lầm than, bất bình, oán giận. Nhiều cuộc đấu tranh nổi dậy chống lại triều đình, mà đỉnh cao là cuộc khởi nghĩa nông dân Tây Sơn, khởi phát tại vùng Tây Sơn Thượng đạo (nay thuộc các huyện Kbang, Kông Chro, Đak Pơ và thị xã An Khê) dưới sự chỉ huy của 3 anh em nhà Tây Sơn. 
 Vào ngày 28 tháng 7 Âm lịch hàng năm, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân thị xã An Khê tổ chức lễ tưởng niệm Ngày mất Hoàng đế Quang Trung. Ảnh: N.M
Vào ngày 28 tháng 7 Âm lịch hàng năm, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân thị xã An Khê tổ chức lễ tưởng niệm Ngày mất Hoàng đế Quang Trung. Ảnh: N.M
Trong 20 năm cầm quân, Hoàng đế Quang Trung bằng thiên tài quân sự của mình đã lập nên những chiến công hiển hách, tiêu diệt quân Xiêm và đại phá quân Thanh; dẹp thù trong, giặc ngoài, thống nhất sơn hà, thu non sông về một mối. Trên cương vị Hoàng đế, ông là một minh quân chăm lo cho nhân dân, đưa ra nhiều cải cách về kinh tế, quan tâm đến giáo dục, văn hóa… Đáng tiếc là cuộc đời người Anh hùng áo vải, cờ đào lại quá ngắn ngủi. Ngày 29 tháng 7 năm Nhâm Tý (1792), Hoàng đế Quang Trung đột ngột băng hà khi mới 39 tuổi với nhiều hoài bão về xây dựng, kiến thiết đất nước chưa thực hiện được, để lại cho đời sự tiếc thương vô hạn.
Để tưởng nhớ và tri ân công lao to lớn của Anh hùng dân tộc, nhà chính trị, nhà quân sự kiệt xuất Quang Trung-Nguyễn Huệ và văn thần võ tướng, hàng năm, Đảng bộ, chính quyền và đông đảo nhân dân trong vùng tập trung về An Khê trường-điện thờ Tây Sơn Tam kiệt để dâng hoa, dâng hương, vật phẩm. Ông Trần Quang Khánh-Phó Trưởng ban nghi lễ An Khê đình-cho hay: Các bước dâng hoa, đăng, trà, quả thực hiện theo đúng nghi thức cổ truyền. Khâu chuẩn bị lễ vật, treo hồng kỳ, cờ Quang Trung không khác xưa. Ban nghi lễ và Ban nhạc lễ cùng với lãnh đạo thị xã thực hiện các nghi thức cúng truyền thống. Hiện nay, các lễ sinh (người giúp việc cho Ban nghi lễ) đang tập dượt với ban nhạc lễ để có sự phối hợp nhịp nhàng, ăn ý trong ngày lễ trọng này. 
Về dự lễ tưởng niệm Ngày mất Hoàng đế Quang Trung, ngoài tưởng nhớ ghi ơn, nhân dân và khách thập phương có thể tới Bảo tàng Tây Sơn Thượng đạo tham quan và tìm hiểu về cuộc đời, sự nghiệp hiển hách của Hoàng đế Quang Trung. Ông Trần Đình Luân-Tổ trưởng Tổ bảo tồn Bảo tàng Tây Sơn Thượng đạo-chia sẻ: Hiện nay, tại tầng 1 của Bảo tàng Tây Sơn Thượng đạo đang lưu giữ và trưng bày nhiều tư liệu, hiện vật của phong trào khởi nghĩa Tây Sơn ở vùng Thượng đạo như: súng thần công, gươm, giáo, sử liệu..., đồng thời trưng bày một số trang phục, dụng cụ lao động, sinh hoạt của người Bahnar bản địa từng kề vai sát cánh giúp Tây Sơn Tam kiệt xây dựng cơ đồ. Tầng 2 của Bảo tàng là nơi trưng bày, giới thiệu hàng ngàn công cụ bằng đá của người tiền sử được các nhà khảo cổ trong và ngoài nước khai quật tại các địa điểm sơ kỳ Đá cũ trên địa bàn thị xã An Khê. “Ngoài ra, du khách nào có nhu cầu tham quan, tìm hiểu về sơ kỳ Đá cũ tại di chỉ Rộc Tưng 1, Rộc Tưng 4 (xã Xuân An), chúng tôi sẵn sàng hướng dẫn, đưa đón”-ông Luân nói.
Đông đảo các tầng lớp nhân dân về dự Lễ giỗ Vua Quang Trung-Nguyễn Huệ. Ảnh: Ngọc Minh
Đông đảo các tầng lớp nhân dân về dự Lễ giỗ Vua Quang Trung-Nguyễn Huệ. Ảnh: Ngọc Minh
Ông Dương Thanh Hà-Trưởng phòng Văn hóa-Thông tin thị xã An Khê-cho biết: “Lễ tưởng niệm Ngày mất Hoàng đế Quang Trung-Nguyễn Huệ được tổ chức hàng năm là dịp để các tầng lớp nhân dân ôn lại công lao và sự nghiệp to lớn của vị Anh hùng dân tộc áo vải cờ đào trong thống nhất và xây dựng đất nước; cầu mong cho quốc thái dân an; giáo dục thế hệ trẻ hôm nay về lòng tự hào, phát huy truyền thống yêu nước, ra sức xây dựng quê nhà ngày càng giàu đẹp. Đồng thời, đây cũng là dịp quảng bá, giới thiệu giá trị văn hóa-lịch sử con người An Khê-Tây Sơn Thượng đạo tới các huyện bạn và du khách bốn phương”.
 NGỌC MINH

Có thể bạn quan tâm

Hội đồng Di sản văn hóa Quốc gia vừa họp, bỏ phiếu thống nhất đề xuất Thủ tướng Chính phủ công nhận Quần thể di tích Tây Sơn Thượng đạo là di tích quốc gia đặc biệt. Ảnh: Ngọc Minh

Chuyện làm hồ sơ di tích Tây Sơn Thượng đạo

(GLO)- Cuối thập niên 80 của thế kỷ trước, những người làm công tác di sản văn hóa (như cách gọi ngày nay) của tỉnh Gia Lai-Kon Tum bắt tay vào việc thu thập thông tin để làm hồ sơ di tích đề nghị xếp hạng, trong đó có hồ sơ di tích Tây Sơn Thượng đạo.

Chùa Bửu Minh (huyện Chư Păh)

Vọng tiếng chuông ngân

(GLO)- Trên địa bàn tỉnh Gia Lai có nhiều ngôi chùa bắt đầu bằng chữ Bửu như chùa Bửu Minh (huyện Chư Păh), Bửu Thắng, Bửu Nghiêm, Bửu Hải (TP. Pleiku). Riêng cái tên Bửu Tịnh được đặt cho 2 ngôi chùa, 1 ở Ayun Pa, 1 ở Krông Pa. Nhà tôi ở gần chùa Bửu Tịnh (xã Phú Cần, huyện Krông Pa).

Nhân văn lễ trưởng thành của người Jrai

Nhân văn lễ trưởng thành của người Jrai

(GLO)- Tôi thấy vô cùng hạnh phúc và đúng đắn khi quyết định gắn bó đời mình với mảnh đất Krông Pa (tỉnh Gia Lai). Không chỉ là nơi đầy nắng và gió mà Krông Pa còn có nhiều trầm tích văn hóa của người bản địa Jrai, được thể hiện rõ rệt nhất qua các lễ hội.

Một dòng huyền tích

Một dòng huyền tích

Mỗi lần đi qua cầu Đuống, tôi bất giác nhìn về phía hạ lưu, trong đầu ngân lên mấy câu thơ của Hoàng Cầm “Sông Đuống trôi đi một dòng lấp lánh, nằm nghiêng nghiêng trong kháng chiến trường kỳ”.

Theo dấu sử thi

Theo dấu sử thi

Tôi về xã Ea Tul (huyện Cư M’gar, Đắk Lắk) vào một dịp ngành văn hóa Đắk Lắk phối hợp với chính quyền địa phương tổ chức lớp truyền dạy hát kể sử thi (khan) cho lớp trẻ.

Giữ lửa văn hóa Cơ Tu

Giữ lửa văn hóa Cơ Tu

Cơm rừng, rượu trời, nói lý hay múa tung tung da dá,...là nét đặc sắc trong văn hóa người đồng bào Cơ Tu, đã và đang được TP Đà Nẵng cố gắng bảo tồn.

Từ trái sang: 4 chị em người Bahnar Đinh Thị Hiền, Đinh Thị Hồng, Đinh Thị Hà, Đinh Thị Hương. Ảnh: M.C

Bốn chị em người Bahnar tâm huyết với văn hóa truyền thống

(GLO)- Cả 4 chị em gái trong một gia đình người Bahnar ở làng Kgiang (xã Kông Lơng Khơng, huyện Kbang, tỉnh Gia Lai) đều là thành viên nòng cốt của đội cồng chiêng nữ và câu lạc bộ dệt thổ cẩm của làng. Họ vừa là hạt nhân, vừa là chất xúc tác giúp cộng đồng giữ gìn và phát triển các giá trị văn hóa.

Tác giả bên khối đá có nguồn gốc từ phế tích Chăm An Phú tại nhà thờ Phú Thọ. Ảnh: X.H

Phế tích Chăm ở An Phú: Bí ẩn vẫn còn nằm trong lòng đất

(GLO)- Phế tích Chăm ở xã An Phú (TP. Pleiku) được Trung tâm Khảo cổ học (Viện Khoa học xã hội vùng Nam Bộ) phối hợp với Bảo tàng tỉnh khai quật khảo cổ học vào năm 2023 và năm 2024. Kết quả khai quật đã phác thảo diện mạo của một đền tháp Chăm cổ, nhưng vẫn còn nhiều bí ẩn chờ được khám phá.