An Khê: Nhiều giải pháp tránh hạn cuối vụ

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Để góp phần đảm bảo hiệu quả sản xuất vụ Đông Xuân 2020-2021, ngành Nông nghiệp và PTNT thị xã An Khê (tỉnh Gia Lai) đã triển khai đồng bộ các giải pháp tránh hạn cuối vụ cho cây trồng. 
Vụ mùa 2020, nông dân thị xã An Khê chịu thiệt hại nặng do thiên tai. Theo thống kê, toàn thị xã có hơn 2.864 ha cây trồng bị ảnh hưởng, trong đó có gần 607 ha bị giảm trên 70% năng suất, gần 2.258 ha thiệt hại 50-70%.
Ông Nguyễn Hùng Cường-Trưởng phòng Kinh tế thị xã-cho biết: Ngay sau khi kết thúc vụ mùa, thị xã đã triển khai hỗ trợ giống, phân bón cho các hộ bị thiệt hại để bà con có điều kiện khôi phục sản xuất. Theo đó, Phòng đã cấp phát 3.990 kg giống lúa ĐT100, gần 3.992 kg giống lúa NH6 và hơn 219.800 kg phân bón cho người dân.
Cùng với đó, UBND thị xã chỉ đạo các địa phương định hướng, hướng dẫn người dân về kỹ thuật canh tác, lịch thời vụ, cơ cấu giống một số cây trồng chính, cách phòng trừ sâu bệnh và triển khai các biện pháp phòng-chống hạn; tăng cường kiểm tra, giám sát chất lượng giống, phân bón, vật tư nông nghiệp trên địa bàn. Đồng thời, chỉ đạo các địa phương theo dõi tình hình khô hạn, thiếu hụt nguồn nước ở từng khu vực để có những giải pháp điều tiết nước hợp lý cũng như khuyến cáo người dân chuyển đổi cây trồng phù hợp, ứng dụng các công nghệ tưới tiết kiệm nước nhằm mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Gia đình anh Tuấn đầu tư hệ thống bét tưới để chống hạn vào cuối vụ
Gia đình anh Trương Văn Tuấn (thôn 3, xã Thành An) đầu tư hệ thống béc tưới để chống hạn vào cuối vụ. Ảnh: Quang Tấn
Để tránh hạn vào thời điểm cuối vụ, anh Trương Văn Tuấn (thôn 3, xã Thành An) đã đầu tư gần 10 triệu đồng lắp đặt hệ thống béc tưới tiết kiệm trên 3 sào ớt của gia đình. Anh Tuấn cho hay: “Hệ thống này không những tiết kiệm đáng kể lượng nước mà còn tạo cho đất độ ẩm đồng đều, tơi xốp nên cây sinh trưởng, phát triển tốt hơn”.
Rút kinh nghiệm từ những năm trước, vụ Đông Xuân 2020-2021, gia đình chị Đào Thị Lý (thôn Cửu Đạo, xã Tú An) đã chủ động làm đất, xuống giống sớm hơn 10 ngày nhằm tránh hạn cuối vụ. Chị Lý cho biết: “Ngay khi kết thúc vụ mùa, gia đình bắt tay ngay vào làm đất, cày phơi ải và tiến hành xuống giống lúa Đông Xuân khi có nước. Đến nay, 2 sào lúa của gia đình chị đang sinh trưởng và phát triển tốt”.
Gia đình chị Đào Thị Lý (thôn Cửu Đạo, xã Tú An) chủ động gieo sạ sớm để tránh hạn vào cuối vụ. Ảnh: Quang Tấn
Gia đình chị Đào Thị Lý (thôn Cửu Đạo, xã Tú An) chủ động gieo sạ lúa sớm để tránh hạn vào cuối vụ. Ảnh: Quang Tấn
Theo Trưởng phòng Kinh tế thị xã, ngay từ đầu vụ Đông Xuân 2020-2021, các xã, phường huy động người dân nạo vét kênh mương, gia cố và nâng cấp các công trình thủy lợi để chủ động nguồn nước tưới. Hiện trên địa bàn thị xã có khoảng 170 công trình thủy lợi, trong đó có 5 công trình lớn gồm: đập Bến Tuyết (phường An Phú), đập Hòn Cỏ (xã Song An), đập Lớn Bầu Dồn (xã Thành An), đập Lớn Sình (xã Cửu An) và đập Pnang (xã Tú An). Đến thời điểm hiện tại, hầu hết các hồ, đập đã tích đủ nước theo thiết kế và đảm bảo cung cấp nước cho người dân sản xuất.
“Thời gian tới, Phòng phối hợp với các địa phương đẩy mạnh tuyên truyền, hướng dẫn người dân chuyển đổi một số diện tích lúa không chủ động nguồn nước sang trồng các loại cây khác cần ít nước hơn. Đồng thời, hướng dẫn người dân thực hiện các quy trình sản xuất phù hợp như: “3 giảm, 3 tăng”, “1 phải, 5 giảm” nhằm tăng năng suất, chất lượng cây trồng và giảm chi phí, hạ giá thành, tăng lợi nhuận. Đặc biệt, Phòng khuyến cáo người dân thường xuyên theo dõi thường xuyên diễn biến thời tiết, sử dụng nguồn nước sản xuất hợp lý, đưa các giống cây trồng ngắn ngày, có khả năng chống hạn và đạt năng suất cao vào gieo trồng”-Trưởng phòng Kinh tế thị xã An Khê thông tin thêm.
Theo kế hoạch, vụ Đông Xuân 2020-2021, thị xã An Khê gieo trồng 5.190 ha cây trồng các loại. Trong đó, lúa nước 489 ha, mì 850 ha, rau các loại 965 ha, cây ăn quả 595 ha, mía trồng mới 200 ha… Đến nay, nông dân các xã, phường trên địa bàn thị xã đã gieo trồng được hơn 1.927 ha cây trồng các loại, đạt 37,5% kế hoạch.
QUANG TẤN

Có thể bạn quan tâm

Cán bộ kỹ thuật hướng dẫn người dân sử dụng phân viên dúi sâu trước khi gieo sạ lúa. Ảnh: V.C

Bón phân viên dúi sâu cho cây lúa: Hiệu quả kép

(GLO)- Mặc dù mới được triển khai thí điểm song mô hình bón phân viên dúi sâu trên cây lúa tại huyện Ia Pa (tỉnh Gia Lai) đã mang lại hiệu quả kép, giúp nông dân tiết kiệm chi phí sản xuất và tăng năng suất cây trồng. Vụ Đông Xuân 2024-2025, mô hình được nhân rộng ra tất cả 9 xã trong toàn huyện.

Trứng vịt thả đồng của gia đình ông Lê Văn Bé có chất lượng thơm ngon, được người tiêu dùng đánh giá cao. Ảnh: V.C

Trứng vịt thả đồng trở thành sản phẩm OCOP

(GLO)- Tận dụng diện tích mặt nước và đất trồng lúa ở địa phương, ông Lê Văn Bé (thôn Đoàn Kết, xã Ia Mrơn, huyện Ia Pa) đã đầu tư nuôi vịt đẻ mang lại hiệu quả kinh tế cao. Đặc biệt, nhờ chăn nuôi theo hướng an toàn, sản phẩm trứng vịt Văn Bé đã đạt chứng nhận OCOP năm 2024.

Sản phẩm bò một nắng Mười Đức (huyện Krông Pa) đạt chứng nhận OCOP 3 sao. Ảnh: N.D

Chương trình OCOP: Động lực phát triển kinh tế nông thôn

(GLO)- Sau 5 năm thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), nhiều loại nông-lâm-thủy sản đặc trưng của tỉnh được đầu tư khai thác, chế biến thành sản phẩm OCOP, đáp ứng nhu cầu thị trường. Đây là động lực để thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn của tỉnh.

Phòng-chống cháy mía

Kbang tích cực xây dựng phương án phòng-chống cháy mía

(GLO)- Để chuẩn bị tốt thu hoạch mía niên vụ 2024-2025, phòng ngừa cháy mía gây thiệt hại cho người dân, UBND huyện Kbang đã chỉ đạo các xã, thị trấn đăng ký kế hoạch thu mua mía với Nhà máy đường An Khê, đồng thời tích cực xây dựng phương án phòng-chống cháy mía.

Đại diện xã Chư Drăng và Hạt Kiểm lâm huyện Krông Pa kiểm tra các diện tích đất rừng giao cho người dân tại xã Chư Drăng. Ảnh: Lê Nam

Krông Pa tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đảng trong quản lý, bảo vệ và phát triển rừng

(GLO)- Qua 4 năm triển khai thực hiện Nghị quyết số 04-NQ/HU ngày 5-11-2021 của Huyện ủy Krông Pa về tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đảng về công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn huyện đã đạt được nhiều kết quả quan trọng.

Nhiều hội viên nông hội mong muốn được tiếp cận nguồn vốn vay để phát triển sản xuất, kinh doanh. Ảnh: H.D

Tăng khả năng tiếp cận vốn cho nông hội

(GLO)- Mô hình nông hội trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã góp phần giúp nông dân chuyển dần từ tư duy sản xuất nông nghiệp sang tư duy kinh tế nông nghiệp, đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất, nâng giá trị các sản phẩm.

Đak Pơ hỗ trợ hộ nghèo phát triển chăn nuôi

Đak Pơ hỗ trợ hộ nghèo phát triển chăn nuôi

(GLO)- Thực hiện Tiểu dự án 1-Dự án 3 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, từ năm 2022 đến nay, các xã, thị trấn của huyện Đak Pơ chủ động xây dựng dự án hỗ trợ bò lai sinh sản theo nhóm cộng đồng để giúp hộ nghèo và cận nghèo phát triển chăn nuôi.

Những triệu phú trồng mắc ca ở Sơn Lang

Những triệu phú trồng mắc ca ở Sơn Lang

(GLO)- Mắc ca là loại cây “kén” khí hậu nhưng khi trồng ở xã Sơn Lang (huyện Kbang, tỉnh Gia Lai) lại cho năng suất và chất lượng hạt vượt trội so với vùng đất khác và mang lại giá trị kinh tế cao, giúp nhiều nông dân địa phương trở thành triệu phú.