Ấn Độ phát hiện kỷ lục 240 biến thể COVID-19 mới, có thể lây lan hơn

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Con số khổng lồ 240 biến thể COVID-19 đã được phát hiện trên khắp Ấn Độ, một số trong đó có khả năng lây nhiễm cao hơn và thậm chí có khả năng né tránh hoàn toàn phản ứng miễn dịch.

Ấn Độ khuyến cáo tiêm vaccine COVID-19 để ngăn ngừa đại dịch. Ảnh: AFP
Ấn Độ khuyến cáo tiêm vaccine COVID-19 để ngăn ngừa đại dịch. Ảnh: AFP


Các chủng COVID-19 mới có khả năng là nguyên nhân đằng sau sự gia tăng đột biến các ca nhiễm mới ở một số bang của Ấn Độ, bao gồm Maharashtra - bang đông dân thứ hai có thành phố Mumbai - Shahshank Joshi, thành viên lực lượng đặc trách COVID-19 khu vực, nói với NDTV. Ông cho biết thêm, tổng số khoảng 240 biến thể virus mới đã được phát hiện trên khắp đất nước.

Randeep Guleria, người đứng đầu Viện Khoa học Y tế Toàn Ấn Độ (AIIMS) và cũng là thành viên của lực lượng đặc trách Maharashtra, cảnh báo rằng một số biến thể mới có thể lây truyền cao hoặc nguy hiểm hơn. Ông nói với đài truyền hình Ấn Độ, một số chủng virus có “cơ chế thoát” miễn dịch có thể gây tái nhiễm ở những người đã phát triển kháng thể COVID-19 nhờ tiêm vaccine hoặc đã mắc căn bệnh này.

Các nhà nghiên cứu cho biết, tiêm chủng vẫn là điều “bắt buộc” vì ngay cả khi tiêm phòng không ngăn ngừa tái nhiễm, song nó vẫn có thể làm cho các triệu chứng nhẹ hơn nhiều. Nhưng chỉ tiêm phòng thôi là chưa đủ, mà cần phải có “các biện pháp tích cực trong việc xét nghiệm, truy vết tiếp xúc và cách ly”.

Ông Joshi cũng đề nghị quảng bá “khẩu trang kép” - đeo hai khẩu trang cùng một lúc - và tạo ra một số vùng phong tỏa nhỏ để ngăn chặn sự lây lan.

Một số quận ở Maharashtra sắp bắt đầu đóng cửa nghiêm ngặt kéo dài một tuần kể từ ngày 22.2, sau khi một số ca nhiễm mới tăng đột biến. Ngày 21.2, tiểu bang báo cáo 6.971 ca nhiễm mới và 35 ca tử vong liên quan do COVID-19.

Bộ trưởng Phúc lợi Xã hội của bang, Vijay Wadettiwar, cho biết ông đang cân nhắc lệnh giới nghiêm ban đêm ở tất cả các khu vực được tuyên bố là điểm nóng về virus.

Maharashtra không phải là khu vực duy nhất có số ca nhiễm tăng đột biến, vì những diễn biến tương tự đã xuất hiện ​​ở ít nhất bốn bang khác. Tổng cộng, 14.264 trường hợp mới được báo cáo trên khắp Ấn Độ, con số cao nhất kể từ ngày 29 tháng 1.

Trước đó, các biến thể COVID-19 mới, dễ lây lan hơn được báo cáo là đã xuất hiện ở các khu vực khác trên thế giới, bao gồm Anh, Brazil và Nam Phi. Cũng có những lo ngại rằng có thể xuất hiện các đột biến kháng vaccine COVID-19 hiện tại.

https://laodong.vn/the-gioi/an-do-phat-hien-ky-luc-240-bien-the-covid-19-moi-co-the-lay-lan-hon-882365.ldo
 

Theo SONG MINH (LĐO)

Có thể bạn quan tâm

TP. HCM: Bắt đầu công bố hết dịch sởi

TP. HCM: Bắt đầu công bố hết dịch sởi

Sáng 27-3, Sở Y tế TPHCM cho biết, hiện có 22 phường, xã thuộc Quận 1, 4 và huyện Củ Chi đủ điều kiện công bố hết dịch sởi, Sở Y tế đã có báo cáo và đề nghị UBND TPHCM ban hành quyết định công bố hết dịch sởi tại các phường xã này theo quy định.

Bác sĩ khám bệnh cho chị Ksor Hlai (làng Chan, xã Ia Pnôn, huyện Đức Cơ). Ảnh: N.N

Bệnh lao tiềm ẩn trong cộng đồng

(GLO)- Mỗi năm, toàn tỉnh Gia Lai phát hiện khoảng 700 bệnh nhân lao. Hiện vẫn còn khoảng 40% bệnh nhân lao tiềm ẩn trong cộng đồng, là nguồn lây lan bệnh nếu không kịp thời điều trị. Ngoài ra, số bệnh nhân lao kháng thuốc gia tăng đang là gánh nặng trong công tác phòng-chống lao tại tỉnh.

Bác sĩ Khoa Nội-Nhi-Nhiễm (Trung tâm Y tế TP. Pleiku) thăm khám cho bệnh nhi mắc sốt xuất huyết. Ảnh: N.N

Bệnh truyền nhiễm diễn biến phức tạp

(GLO)- Từ đầu năm 2025 đến nay, tình hình dịch bệnh truyền nhiễm trên địa bàn tỉnh Gia Lai diễn biến phức tạp, đặc biệt là bệnh sởi. Ngoài ra, năm nay còn được dự báo chu kỳ sốt xuất huyết có nguy cơ lây lan thành dịch. Trước tình hình đó, ngành Y tế đã chủ động tăng cường các biện pháp phòng ngừa.

5 khuyến cáo của Bộ Y tế đưa ra phòng chống bệnh sởi

5 khuyến cáo của Bộ Y tế đưa ra phòng-chống bệnh sởi

(GLO)- Theo thống kê của Bộ Y tế, từ đầu năm 2025 đến nay, cả nước ghi nhận khoảng 40.000 trường hợp nghi sởi, 5 trường hợp tử vong liên quan đến sởi; số trường hợp nghi sởi ghi nhận cao nhất tại khu vực miền Nam (57%), miền Trung (19,2%), miền Bắc (15,1%), Tây Nguyên (8,7%).