Ấm áp chương trình giao lưu nghệ thuật "Xuân Quê hương 2022"

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Sau 2 năm kiều bào không thể về nước do dịch COVID-19, chương trình giao lưu nghệ thuật “Xuân Quê hương 2022” đã được tổ chức ấm cúng với sự góp mặt của nhiều nghệ sỹ trong nước và nghệ sỹ kiều bào.

 

 Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đọc diễn văn chúc Tết Nhâm Dần. (Ảnh: Lâm Khánh/TTXVN)
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đọc diễn văn chúc Tết Nhâm Dần. (Ảnh: Lâm Khánh/TTXVN)



Tối 22/1, tại Nhà hát Lớn (Hà Nội), Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài (Bộ Ngoại giao) tổ chức chương trình nghệ thuật “Xuân Quê hương 2022.”

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc và phu nhân tới dự chương trình. Cùng dự có Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Phạm Bình Minh; các đồng chí Bí thư Trung ương Đảng: Đỗ Văn Chiến, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Bùi Thị Minh Hoài, Trưởng ban Dân vận Trung ương; lãnh đạo các bộ, ban, ngành Trung ương và một số địa phương cùng hơn 350 đại biểu kiều bào đại diện cho cộng đồng người Việt trên khắp thế giới.

Phát biểu khai mạc chương trình, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn khẳng định thành tựu trong công tác đối ngoại của Việt Nam, trong đó công tác về người Việt Nam ở nước ngoài đã có những đóng góp thực chất, quan trọng.

Cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài ngày càng đồng thuận, ủng hộ và đánh giá cao những thành tựu của công cuộc Đổi mới, sẵn sàng chung vai gánh vác những trọng trách trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Những đóng góp cả về tâm lực, trí lực và vật lực của kiều bào ta ở nước ngoài cho đất nước, nhất là trong cuộc chiến chống dịch COVID-19 vừa qua, là biểu hiện sinh động của truyền thống “yêu nước thương nòi,” là minh chứng cho tình yêu Tổ quốc và nghĩa đồng bào cao đẹp, được nuôi dưỡng qua bao đời và vẫn luôn được hun đúc trong trái tim và tâm thức của mỗi người con xa xứ.

Thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc gửi những tình cảm thân thương, lời thăm hỏi chân tình và lời chúc mừng Năm mới tốt đẹp nhất tới các đại biểu, bà con kiều bào dự chương trình Xuân Quê hương năm 2022 cùng toàn thể đồng bào cả nước, đồng bào đang sinh sống, làm việc và học tập ở nước ngoài.

Đề cập tình hình thế giới trong năm 2021 và những khó khăn, thách thức dồn dập đất nước phải đối mặt, nhất là ảnh hưởng nghiêm trọng của làn sóng dịch COVID-19 lần thứ tư, Chủ tịch nước khẳng định với tinh thần đoàn kết, “trên, dưới” đồng lòng, “trong, ngoài” như một, với bản lĩnh vững vàng, hành động mạnh mẽ, sáng tạo, chúng ta đã thực hiện “nhiệm vụ kép,” vừa thích ứng, linh hoạt kiểm soát dịch, vừa giữ vững ổn định kinh tế-xã hội, đạt nhiều thành tích và dấu ấn lớn. Nhiều sự kiện chính trị trọng đại của đất nước được tổ chức thành công.


 

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc gặp gỡ các đại biểu dự Chương trình Xuân Quê hương năm 2022. (Ảnh: Thống Nhất/TTXVN)
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc gặp gỡ các đại biểu dự Chương trình Xuân Quê hương năm 2022. (Ảnh: Thống Nhất/TTXVN)


Chủ tịch nước vui mừng thông báo, dẫu còn nhiều khó khăn, hạn chế, tốc độ tăng GDP năm 2021 vẫn ước đạt 2,58%, kinh tế vĩ mô ổn định, kim ngạch đạt gần 670 tỷ USD, tăng hơn 22%, đưa Việt Nam vào nhóm 20 nền kinh tế hàng đầu về thương mại quốc tế.

Vững niềm tin vào Việt Nam, nhiều doanh nghiệp quốc tế đã đăng ký đầu tư mới và mở rộng đầu tư với tổng vốn 31,5 tỷ USD trong 2021, tăng gần 10%, đưa tổng vốn đầu tư FDI tại Việt Nam từ 140 quốc gia, vùng lãnh thổ, lên gần 410 tỷ USD.

Hiện, Việt Nam đang triển khai tiêm chủng miễn phí cho toàn dân trên quy mô lớn chưa từng có, với tốc độ nhanh, độ bao phủ rộng tới các nhóm đối tượng, kể cả trẻ em, trở thành một trong 6 nước có độ bao phủ vaccine cao nhất trên thế giới.

Khẳng định công tác về người Việt Nam ở nước ngoài luôn nhận được sự quan tâm đặc biệt của Đảng và Nhà nước ta với thực thi nhiều quyết sách quan trọng, Chủ tịch nước đánh giá cao kết quả triển khai công tác người Việt Nam ở nước ngoài trong năm 2021 như đã kịp thời phân bổ các khoản kinh phí hỗ trợ cộng đồng ở nhiều địa bàn bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 nặng; hỗ trợ trang thiết bị y tế và nhu yếu phẩm cho cộng đồng người Việt tại hơn 20 quốc gia và vùng lãnh thổ trong thời điểm khan hiếm; kêu gọi các hội đoàn cộng đồng và bác sỹ trong nước tư vấn y tế trực tuyến cho bà con bị mắc COVID-19 ở sở tại..; nhiều hoạt động kết nối trực tuyến cộng đồng với quê hương vẫn được duy trì; gần 600 chuyến bay đã đưa hơn 120.000 đồng bào ta ở nước ngoài trở về, dù cho trong nước còn rất nhiều khó khăn do dịch bệnh đang hoành hành.

Chủ tịch nước đồng cảm, chia sẻ với những khó khăn do dịch COVD-19 mà bà con ta phải đối mặt tại nơi xa Tổ quốc; bày tỏ vui mừng, tự hào khi cộng đồng nhiều nơi đã đoàn kết, “tương thân, tương ái,” nỗ lực thích ứng với dịch bệnh, giúp nhau phục hồi công việc làm ăn, kinh doanh...; hỗ trợ nhân dân, chính quyền sở tại trong dịch bệnh, tô đẹp thêm hình ảnh cộng đồng Việt ta; nhiều trí thức giỏi, nhất là thế hệ trẻ người Việt ở nước ngoài ngày càng thành đạt, có nhiều thành công nổi bật, hoan nghênh một số trí thức, doanh nhân đã về nước khởi nghiệp, hợp tác hiệu quả...

Vượt lên khó khăn, bà con ta đã có nhiều đóng góp quý báu cho đất nước, cho thành công bước đầu của ngoại giao vaccine, mạng lưới chuyên gia trí thức kiều bào ta có nhiều tư vấn, sáng kiến hữu ích giúp đất nước về các vấn đề cấp bách và lâu dài; lượng kiều hối 2021 tiếp tục tăng với tổng số đạt gần 14 tỷ USD, thể hiện tình cảm, sự sẻ chia luôn đong đầy của bà con kiều bào với Tổ quốc và với bà con nơi quê nhà.

Bước sang Năm mới 2022 với những thời cơ và thách thức đan xen, Chủ tịch nước mong rằng, đồng bào ta ở nước ngoài, dù ở bất kỳ hoàn cảnh nào, sẽ luôn giữ vững tinh thần Việt Nam: luôn lạc quan, không nao núng trước khó khăn, thách thức; linh hoạt, sáng tạo trước thời cơ và luôn đoàn kết như lời Bác Hồ dạy: "Lấy đoàn kết mà xoay vần vận mệnh" và tin rằng vận mệnh mới tốt đẹp hơn nhất định sẽ đến với đất nước trong năm Nhâm Dần 2022, với hào khí mạnh mẽ của khát vọng hùng cường và cùng hướng tới mục tiêu một nước Việt Nam phát triển, thu nhập cao vào năm 2045.


 

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc cùng Phu nhân và các đồng chí Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam chung vui với kiều bào và nghệ sỹ tại Chương trình Xuân Quê hương năm 2022. (Ảnh: Thống Nhất/TTXVN)
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc cùng Phu nhân và các đồng chí Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam chung vui với kiều bào và nghệ sỹ tại Chương trình Xuân Quê hương năm 2022. (Ảnh: Thống Nhất/TTXVN)


Trong không khí rộn ràng cả nước đón chào một mùa Xuân mới, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đã đánh trống khai hội Xuân Nhâm Dần 2022.

Chương trình giao lưu nghệ thuật “Xuân Quê hương 2022” có sự góp mặt của nhiều nghệ sỹ trong nước và nghệ sĩ kiều bào, dàn nhạc tên tuổi thể hiện nhiều tiết mục.

Đây là chương trình Xuân Quê hương đầu tiên được tổ chức trực tiếp và trực tuyến sau 2 năm kiều bào không thể về Việt Nam do đại dịch COVID-19.

Cũng trong sáng 22/1, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc và Phu nhân đã đón, và cùng các kiều bào thực hiện nghi thức dâng hương tại Điện Kính Thiên, Hoàng thành Thăng Long; thả cá tại Ao cá Bác Hồ trong khuôn viên Phủ Chủ tịch.

Theo Quang Vũ (TTXVN/Vietnam+)

Có thể bạn quan tâm

Có một đêm văn công như thế

Có một đêm văn công như thế

(GLO)- Hôm ấy, bà con các làng ai ai cũng háo hức chờ đợi. Mới 17 giờ, bà con đã tập trung trước sân trụ sở xã Al Bá chờ đợi đêm diễn. Khi đó, tôi nhớ mình đã viết một bài báo có nhan đề “Đêm văn công ở vùng trắng văn công”...

Thơ Dương Kỳ Anh: Đi giữa vườn xuân

Thơ Dương Kỳ Anh: Đi giữa vườn xuân

(GLO)- Cảm giác về tình yêu qua lời thơ của Dương Kỳ Anh thật lãng mạn và đắm say. Điển hình, trong bài thơ "Đi giữa vườn xuân", tác giả không chỉ miêu tả vẻ đẹp của vườn xuân mà còn khéo léo lồng vào đó sự giao hòa giữa con người và thiên nhiên, giữa tình yêu lứa đôi và tình yêu Tổ quốc.

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Gọi xuân

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Gọi xuân

(GLO)- Bài thơ "Gọi xuân" của tác giả Nguyễn Ngọc Hưng mang đậm không khí của mùa đông, song cũng là lời mời gọi, khắc khoải của mùa xuân. Từng câu thơ như một niềm khát khao về sự thay đổi, hồi sinh và tươi mới...

Thơ Lữ Hồng: Suốt mùa tuổi ngọc

Thơ Lữ Hồng: Suốt mùa tuổi ngọc

(GLO)- Mùa xuân vừa đến, cho ta cái cớ để nhìn lại chặng đường dài mình đã đi qua. Thêm một tuổi là thêm nhiều những hạnh ngộ và chia ly, nguyện ước và mong chờ. Nhưng chừng nào còn tha thiết với đời là ta còn “tuổi ngọc”. Bài thơ của tác giả Lữ Hồng dưới đây như thay lời muốn nói...

Thơ Nguyễn Ngọc Hạnh: Quê ngoại

Thơ Nguyễn Ngọc Hạnh: Quê ngoại

(GLO)- Bài thơ "Quê ngoại" của Nguyễn Ngọc Hạnh không chỉ là lời tỏ bày tình cảm quê hương mà còn là một thông điệp sâu sắc về sự gắn bó với cội nguồn. Quê hương dù có xa hay gần, luôn là một phần không thể thiếu trong cuộc đời mỗi người, là điểm tựa để chúng ta tìm về trong những lúc lạc lõng nhất.

Thơ Lê Từ Hiển: Hoa vô thường

Thơ Lê Từ Hiển: Hoa vô thường

(GLO)- "Hoa vô thường" của Lê Từ Hiển mang đậm dấu ấn của sự chiêm nghiệm về cuộc đời, sự vô thường của thời gian qua những biến chuyển của thiên nhiên. Mỗi câu thơ như một khoảnh khắc dịu dàng, mà ở đó, tác giả lặng lẽ nhìn nhận và đón nhận mọi biến động của đời sống...

Thơ Nguyễn Ngọc Hạnh: Giếng xưa

Thơ Nguyễn Ngọc Hạnh: Giếng xưa

(GLO)- Với "Giếng xưa", tác giả Nguyễn Ngọc Hạnh đã khắc họa bức tranh đầy khắc khoải, suy tư về cuộc đời. Khi thời gian lặng lẽ trôi qua, mỗi hình ảnh đều như một lời tâm sự rất riêng tư nhưng cũng thật gần gũi và đầy cảm xúc.

Cuộc thi viết “Pleiku - Khát vọng vươn lên” năm 2025 nhận tác phẩm từ ngày 20-1

Cuộc thi viết “Pleiku - Khát vọng vươn lên” năm 2025 nhận tác phẩm từ ngày 20-1

(GLO)- Nhằm tiếp tục phát huy hiệu quả công tác tuyên truyền, quảng bá hình ảnh, con người phố núi Pleiku, UBND thành phố phối hợp với Báo Gia Lai tổ chức Cuộc thi viết về chủ đề “Pleiku-Khát vọng vươn lên” năm 2025 trên các ấn phẩm của Báo Gia Lai. Ban tổ chức bắt đầu nhận bài từ ngày 20-1.

Thơ Đào An Duyên: Ngàn sau

Thơ Đào An Duyên: Ngàn sau

(GLO)- Không chỉ là một lời nói về tình yêu, "Ngàn sau" của tác giả Đào An Duyên còn là một tác phẩm thơ triết lý, khẳng định sự bất tử, trường tồn của những xúc cảm chân thật qua biến động của thiên nhiên và cuộc sống.

Thơ Lê Vi Thủy: Tinh khôi mùa xuân

Thơ Lê Vi Thủy: Tinh khôi mùa xuân

(GLO)- "Tinh khôi mùa xuân" của Lê Vi Thủy thể hiện cảm xúc tươi mới, ngọt ngào của mùa xuân và tình yêu trong sáng, thuần khiết. Từ hình ảnh thiên nhiên gần gũi như "cánh hoa trắng", "giọt sương ban mai" đến những ẩn dụ về tình yêu, tất cả đều mang lại cho người đọc cảm giác ấm áp, đầy hy vọng.

Thơ Ngô Thanh Vân: Gió mùa về trong ấm áp xuân sang

Thơ Ngô Thanh Vân: Gió mùa về trong ấm áp xuân sang

(GLO)- Qua những hình ảnh tươi mới của mùa xuân, tác giả Ngô Thanh Vân đã vẽ nên một bức tranh ấm áp về tình cảm gia đình, về những tháng năm không thể quay lại nhưng đầy ắp kỷ niệm. Trong bài thơ, mẹ là hình ảnh trung tâm, là biểu tượng của tình yêu vô bờ bến.

Thơ Vân Phi: Ngõ xanh

Thơ Vân Phi: Ngõ xanh

(GLO)- Bài thơ Ngõ xanh của tác giả Vân Phi khắc họa một không gian thiên nhiên thanh bình của làng quê, nơi có mẹ cha và những điều thân thuộc nhất. Mỗi hình ảnh trong thơ như một lời nhắc nhở về sự quan trọng của gia đình, quê hương và những ký ức đẹp mà ta luôn cất giữ trong trái tim mình.

Khúc ca mùa xuân đoàn tụ

Khúc ca mùa xuân đoàn tụ

(GLO)- Mỗi lần nghe lại ca khúc “Sông Đakrong mùa xuân về” của nhạc sĩ Tố Hải, lòng tôi lại dạt dào xúc cảm và không thôi nghĩ về dòng chảy của những đoàn quân hào hùng ra trận để đem về mùa xuân đoàn tụ của một dân tộc anh hùng.

“Mưa giải thưởng” văn học nghệ thuật

“Mưa giải thưởng” văn học nghệ thuật

(GLO)- Năm 2024 được xem là năm “mưa giải thưởng” của văn học nghệ thuật (VHNT) Gia Lai tại các liên hoan, cuộc thi khu vực và toàn quốc, trong đó có nhiều giải cao. Đây là ghi nhận xứng đáng cho sự đầu tư, nỗ lực trong lĩnh vực đòi hỏi sức sáng tạo không ngừng của đội ngũ văn nghệ sĩ tỉnh nhà.