Ám ảnh... "bà Hỏa"

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Trong khi Công an TP HCM vừa phục hồi điều tra vụ cháy chung cư Carina (quận 8, TP HCM) làm 13 người chết, 60 người bị thương vào tháng 3-2018 thì ngày 30-3 vừa qua xảy ra một vụ cháy nhà ở TP Thủ Đức làm chết 6 người.

Những cái chết thương tâm này đến nay vẫn còn ám ảnh nhiều người. Hậu quả thật khủng khiếp xuất phát từ nguyên nhân rất nhỏ: Đám cháy khởi phát từ phía cửa, nơi để xe máy đã chắn lối thoát duy nhất của những người trong nhà. Liên tưởng đến những căn nhà ống, chỉ có một lối ra đang chiếm phần lớn số căn hộ hiện nay ở TP HCM và các TP lớn, chúng ta không khỏi rùng mình. Chỉ cần một đốm lửa, hậu quả khó lường và những vụ cháy ở thành thị trong thời gian qua luôn để lại hậu quả nặng nề.

Chỉ vài ngày trước, trưa 25-3, một căn nhà cấp 4 ở quận 8, TP HCM phát hỏa, để lại hậu quả là 2 vợ chồng chủ nhà cùng con nhỏ 3 tuổi tử vong. Xa hơn nữa, vào tháng 12-2018, một nhà hàng ở Đồng Nai bốc cháy, làm 6 người chết, 1 người bỏng nặng. Còn theo thống kê của Cảnh sát PCCC và Cứu nạn cứu hộ, trong năm 2020, cả nước xảy ra hơn 5.300 vụ cháy làm chết 89 người.

Hỏa hoạn là tai nạn khó lường và hậu quả rất thảm khốc. Từ xa xưa, có thể nói không ngoa rằng lịch sử phát triển các đô thị luôn đối đầu và vất vả chống chọi với hỏa hoạn. PCCC được ưu tiên hàng đầu trong các chính sách trị an. Mỗi đêm luôn có một đôi người cầm mõ tỏa đi khắp phố phường vừa gõ vừa hô cẩn thận củi lửa. Trong các bộ luật của các triều phong kiến đều quy định chặt chẽ việc phòng hỏa và phạt nặng người gây hỏa hoạn. Tuy vậy, ngay cả kinh thành Thăng Long cũng nhiều lần bị thiêu nặng. Vào năm 1631, lửa cháy cả hoàng cung, triều thần phải đưa vua Lê Thần Tông ra ngoại thành trú ở nhà quan viên. Nhiều đô thành khác có thể đứng vững trước chiến tranh nhưng lại bị thiêu rụi bởi hỏa hoạn.

Ngày nay, nguy cơ hỏa hoạn hiện diện khắp nơi nhưng còn khá nhiều người phớt lờ việc PCCC tại gia đình. Không đâu xa, ngay tại TP HCM, thử hỏi có được bao nhiêu gia đình trang bị bình cứu hỏa, thang thoát hiểm, trổ cửa cứu nạn, trong khi nguồn gây cháy như điện, thiết bị điện, bếp gas... giăng khắp nơi. Ngay cả những cơ sở sản xuất lớn, tòa nhà thương mại, công ty cũng chưa tuân thủ nghiêm ngặt công tác PCCC.

Quan trọng hơn, khi quy hoạch dân cư dường như công tác PCCC chưa được ưu tiên. Nhiều thành phố quy hoạch đường còn không hình dung kích thước xe chữa cháy hiện tại, trụ nước cứu hỏa có thuận lợi hay không và càng không có bãi trực thăng cứu hộ. Các đô thị ngày càng xây cao, vượt tầm thang của xe cứu hỏa dù hiện đại nhất nhưng đến nay, chúng ta vẫn chưa có máy bay cứu hỏa chuyên dụng, dù đã được đề xuất nhiều lần trước Quốc hội.

Không còn cách nào khác, phải hiện đại hóa công tác PCCC. Vấn đề không chỉ ở ý thức người dân, trang bị lực lượng chuyên dụng mà còn ở cả tầm nhìn của các nhà quy hoạch đô thị và quản trị quốc gia.

Theo Hồ Phi (NLĐO)

Có thể bạn quan tâm

Nghịch lý về điện

Nghịch lý về điện

Giữa mùa nắng nóng, đang phập phồng lo cúp điện vì quá tải, thiếu nguồn thì nghe đề xuất của Bộ Công Thương về việc mua điện mặt trời áp mái với giá 0 đồng.
Xây dựng thị trường lao động chất lượng

Xây dựng thị trường lao động chất lượng

Ngày Quốc tế Lao động 1-5 là dịp để chúng ta ôn lại lịch sử đấu tranh, xây dựng và trưởng thành của giai cấp công nhân; khẳng định vị trí, vai trò cùng những đóng góp to lớn của giai cấp công nhân và người lao động (NLĐ) cho sự phát triển của kinh tế - xã hội.
Hòa bình

Hòa bình

(GLO)- Tôi luôn muốn thốt lên câu ấy vì hòa bình là khát vọng muôn thuở, khát vọng ngàn đời của con người. Nó là mục tiêu, là ý chí, là giá trị vĩnh hằng mà con người hướng tới, mơ tới, nghĩ về và luôn luôn muốn nó là hiện thực.

Thành quả lịch sử

Thành quả lịch sử

Trước năm 1975 đúng 200 năm, vào năm 1775, sử gia Ngô Thì Sĩ (1726-1780) hoàn thành tác phẩm Việt Sử Tiêu Án, viết về lịch sử nước nhà từ thời thượng cổ Hồng Bàng đến giai đoạn Lê Lợi chiến thắng quân Minh.
Giữ hòa bình trường tồn

Giữ hòa bình trường tồn

Ngày chị Đặng Thùy Trâm còn dốc lòng cứu chữa thương binh, bệnh binh, người dân Phổ Cường (Đức Phổ, Quảng Ngãi) bị đau ốm, chị đã âm thầm viết hai quyển nhật ký. 35 năm sau khi chị Trâm hy sinh, hai quyển sổ ghi nhật ký của chị từ đất Mỹ đã trở về với đất Việt và người Việt.
Sao mãi để trẻ bị bạo hành?

Sao mãi để trẻ bị bạo hành?

Lại một vụ trẻ mầm non bị bạo hành, lại từ một lớp mầm non tư thục nhỏ lẻ; lại các cơ quan, ban ngành vào cuộc yêu cầu đình chỉ, xử lý nghiêm… Thế nhưng cái gốc để không tái diễn tình trạng này thì nói bao nhiêu năm vẫn vậy.
Làm sạch, đẹp không gian du lịch

Làm sạch, đẹp không gian du lịch

Tình trạng ô nhiễm rác thải do thiếu ý thức sẽ tái diễn, không gian du lịch bị vấy bẩn bởi rác trên đường và "rác trong ý thức", làm ảnh hưởng ngành du lịch Việt Nam, đến hình ảnh đất nước, con người Việt Nam