8 hành động đơn giản trước khi ngủ được coi là bài thuốc trường thọ

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Nhiều người sẽ nghĩ rằng, thời gian trước khi đi ngủ sẽ không cần chú ý tới. Thực tế, đây lại là thời điểm vàng để chúng ta duy trì sức khỏe và phòng ngừa bệnh tật.
Các bác sĩ cho rằng, chỉ cần làm 8 việc dưới đây trước khi đi ngủ, vô cùng có lợi đối với sức khỏe. 
1. Thở bụng giúp cải thiện chức năng tim và phổi
 
Thở bụng mở rộng dung tích phổi, giúp cải thiện chức năng tim và phổi. Phương thức như sau: giữ tư thế ngồi thẳng, tay trái và tay phải lần lượt đặt lên trước bụng và ngực, dùng mũi hít vào, cố gắng phình bụng, khi thở ra dùng miệng để thở và hóp chặt bụng, làm mỗi phút 7-8 lần và mỗi lần thực hiện từ 10-20 phút.
2. Uống nước ấm để giảm nhồi máu cơ tim
Khi mọi người đang ngủ, sẽ đổ mồ hôi và khiến độ nhớt của máu tăng lên. Uống một ly nước trước khi đi ngủ, làm loãng độ nhớt của máu, giảm nguy cơ nhồi máu cơ tim đột ngột, đau thắt ngực, huyết khối não. Trong nước ấm có thể cho thêm một ít mật ong.
3. Dùng lược chải đầu để phòng ngừa đột quỵ
 
 
Thư giãn trước khi đi ngủ, nắm chặt tay đấm nhẹ vào lưng, có thể kích thích các mô và huyệt đạo ở lưng, có thể thúc đẩy lưu thông máu cục bộ và thậm chí lưu thông máu toàn thân, rất có lợi cho việc thư giãn cơ bắp, giúp cơ thể ngủ ngon. Mỗi lần đấm nhẹ lưng từ 10-20 phút.
6. Vỗ nhẹ bắp chân để phòng ngừa chuột rút
Trước khi đi ngủ vỗ nhẹ vào bắp chân, có thể giúp thư giãn và làm ấm cơ bắp, có hiệu quả trong việc phòng ngừa chuột rút. Ngồi trên giường, nâng bắp chân, hai bàn tay xoa nóng, xoa từ đầu gối đến mắt cá chân, sau đó vỗ nhẹ bắp chân 2 bên. Mỗi chân vỗ trong vòng vài phút đến khi 2 chân ấm lên thì dừng lại.
7. Ngâm chân bằng nước ấm giúp phòng ngừa bệnh tật
 
Ngâm chân bằng nước nóng trước khi đi ngủ khoảng 30 phút. Ngâm chân giống như bấm huyệt, giúp thúc đẩy cung cấp máu, giữ ấm nội tạng, phòng ngừa bệnh tật và tăng cường sức khỏe. Nhiệt độ nước phù hợp dựa vào sức chịu đựng của từng cá nhân và thời gian được kiểm soát trong vòng nửa giờ. Tham khảo ý kiến bác sĩ nếu bạn có chống chỉ định như bệnh tiểu đường hoặc xơ cứng động mạch chi dưới.
8. Xoa bụng để phòng ngừa táo bón
Trước khi đi ngủ, dùng tay xoa bụng để phòng ngừa táo bón. Cách thức, có thể dùng các ngón tay khép lại hoặc cả lòng bàn tay, xoa nhẹ và đều tay lên vùng bụng với một lực vừa phải và đều đặn nhịp nhàng.
 
Điểm đầu tiên nên xoa là đặt tay lên rốn, sau đó dùng rốn làm tâm điểm, xoa hình vòng tròn lớn dần theo chiều kim đồng hồ, tức là từ phải qua trái, sau đó xoa ngược lại, thực hiện nhịp nhàng như vậy cho đến khi cảm thấy bụng mềm và da bụng ấm lên.
Phương thức xoa bụng này có thể được thực hiện thường xuyên. Về mặt lý thuyết, chính xác cần phải xoa 81 vòng theo chiều kim đồng hồ quanh rốn, 81 vòng ngược chiều kim đồng hồ, có thể thúc đẩy hiệu quả nhu động ruột.
Hà Vũ(Dịch theo Aboluowang/VIE)

Có thể bạn quan tâm

An Khê: Nỗ lực tăng tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế

An Khê: Nỗ lực tăng tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế

(GLO)- Xác định công tác bảo hiểm y tế (BHYT) là nhiệm vụ trọng tâm nhằm đảm bảo an sinh xã hội, các cấp, các ngành thị xã An Khê (tỉnh Gia Lai) đã tăng cường phối hợp triển khai nhiều biện pháp, nâng cao tỷ lệ bao phủ BHYT. Nhờ đó đến nay, toàn thị xã có 91,24% người dân tham gia BHYT, tăng 4,6% so với cùng kỳ năm 2021.
Nguy cơ đến năm 2030, 12 triệu người cao tuổi ở Việt Nam không có lương hưu

Nguy cơ đến năm 2030, 12 triệu người cao tuổi ở Việt Nam không có lương hưu

(GLO)- Theo tính toán của Tổ chức Lao động quốc (ILO), với tốc độ già hóa như hiện nay, nếu không tăng tốc bao phủ bảo hiểm xã hội (BHXH) thì đến năm 2030, 12 triệu người cao tuổi của Việt Nam đứng trước nguy cơ không có lương hưu. Đây sẽ là gánh nặng lớn đối với hệ thống an sinh xã hội trong tương lai.