61 tác phẩm đoạt Giải Báo chí TP Hồ Chí Minh lần thứ 42

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Sáng 21/6, Hội Nhà báo TP Hồ Chí Minh đã trao thưởng 61 tác phẩm đoạt Giải Báo chí TP Hồ Chí Minh lần thứ 42 nhân kỷ niệm 99 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925 - 21/6/2024).
Ông Nguyễn Hồ Hải, Phó Bí thư thường trực Thành ủy TP Hồ Chí Minh phát biểu tại lễ trao giải.

Ông Nguyễn Hồ Hải, Phó Bí thư thường trực Thành ủy TP Hồ Chí Minh phát biểu tại lễ trao giải.

Ông Nguyễn Hồ Hải, Phó Bí thư thường trực Thành ủy TP Hồ Chí Minh cho biết, hiện nay, hoạt động báo chí trên địa bàn Thành phố rất phong phú, đa dạng, không ngừng lớn mạnh cả về số lượng và chất lượng.

Tại TP Hồ Chí Minh, có 160 cơ quan báo chí Trung ương đặt văn phòng đại diện và cử phóng viên thường trú tại thành phố; 19 cơ quan báo chí thuộc thành phố.

Qua gần một thế kỷ, cùng với báo chí cách mạng Việt Nam, báo chí TP Hồ Chí Minh đã không ngừng đổi mới, sáng tạo, kịp thời thông tin các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đi vào cuộc sống.

Cũng theo Bí thư Nguyễn Hồ Hải, báo chí luôn là vũ khí sắc bén trên mặt trận bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, góp phần tích cực trong công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; thực hiện tốt vai trò phản biện xã hội; tham gia hiến kế, đề xuất các giải pháp thiết thực trên các lĩnh vực, lan tỏa những giá trị tốt đẹp; tổ chức nhiều hoạt động thấm đẫm tính nhân văn và có ý nghĩa xã hội sâu sắc. Không những thế, các nhà báo, phóng viên còn sẵn sàng dấn thân vì sự nghiệp cách mạng, luôn dũng cảm có mặt ở nơi đầu sóng ngọn gió cùng với Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Thành phố.

Hiện nay, Thành phố luôn tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ quan báo chí hoạt động hiệu quả như quan tâm đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật đáp ứng yêu cầu hoạt động báo chí, nhất là trong giai đoạn Thành phố đang đẩy mạnh chuyển đổi số toàn diện; ban hành các quy định, chỉ thị nhằm phát huy vai trò của báo chí để giải quyết thông tin phản ánh liên quan các tập thể, cá nhân suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, vi phạm quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước; Chỉ thị 22 về tăng cường thực hiện công tác phát ngôn, cung cấp thông tin cho báo chí… Đặc biệt, Thành phố còn xây dựng và đưa vào vận hành Trung tâm Báo chí thành phố, đây là mô hình trung tâm báo chí đầu tiên trong cả nước; tổ chức xét chọn, khen thưởng các tác phẩm báo chí hay, nổi bật về thành phố định kỳ hằng quý và đột xuất.

Đại diện ban tổ chức trao giải cho các tác giả đoạt giải Khuyến khích Giải Báo chí TP Hồ Chí Minh năm 2024.

Đại diện ban tổ chức trao giải cho các tác giả đoạt giải Khuyến khích Giải Báo chí TP Hồ Chí Minh năm 2024.

Năm nay, nhân kỷ niệm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam 21/6, TP Hồ Chí Minh đã tổ chức trao giải Báo chí TP Hồ Chí Minh nhằm tôn vinh những tác giả, nhóm tác giả, tác phẩm xuất sắc, có chất lượng cao về tư tưởng, chính trị, phục vụ đời sống dân sinh, nêu bật các giải pháp thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội theo các nghị quyết của Trung ương, nhất là Nghị quyết 98 của Quốc hội.

Ông Nguyễn Tấn Phong, Chủ tịch Hội Nhà báo TP Hồ Chí Minh cho biết, so với năm ngoái, số lượng tác phẩm tham dự giải ngày càng nhiều, chất lượng ngày càng cao, sức lan tỏa trong xã hội ngày càng lớn. Không ít tác phẩm tạo được ấn tượng tốt, có tính định hướng dư luận xã hội, thuyết phục cao trong việc thực hiện nghị quyết đại hội Đảng các cấp; việc triển khai xây dựng một thành phố thông minh sáng tạo, có chất lượng sống tốt; việc tuyên truyền về tăng cường bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trong tình hình mới…

Giải Báo chí TP Hồ Chí Minh lần thứ 42 năm 2024 đã nhận được 271 tác phẩm từ 18 đơn vị báo chí của thành phố gửi về tham dự, với cả 4 loại hình báo chí và với nhóm thể loại: Báo in, báo điện tử, phát thanh, truyền hình. Sau một thời gian chấm giải, Hội đồng Giải Báo chí Thành phố đã chọn được 150 tác phẩm tiêu biểu của 5 nhóm thể loại báo chí vào vòng chung kết. Cuối cùng, ban tổ chức đã quyết định trao 61 giải thưởng cho các tác phẩm báo chí xuất sắc nhất; trong đó, có 5 giải nhất, 11 giải nhì, 19 giải ba và 26 giải khuyến khích.

Có thể bạn quan tâm

Tháng năm nhớ Người

Tháng năm nhớ Người

(GLO)- Bài thơ “Tháng năm nhớ Người” của Lenguyen khắc họa hình ảnh Bác Hồ qua ký ức làng quê, tình mẹ, giọt lệ, hương sen và ánh nắng Nam Đàn,... như lời tri ân sâu lắng dành cho vị Cha già kính yêu của dân tộc suốt đời vì dân, vì nước.

Âm sắc Tây Nguyên trên quê Bác

Âm sắc Tây Nguyên trên quê Bác

(GLO)- Từ ngày 16 đến 20-5, gần 40 ca sĩ, diễn viên, nghệ nhân Gia Lai đã tham gia 2 sự kiện vô cùng ý nghĩa tại tỉnh Nghệ An. Đó là hội diễn nghệ thuật quần chúng “Tiếng hát Làng Sen” và triển lãm “Hồ Chí Minh đẹp nhất tên Người” năm 2025.

Khai mạc triển lãm ảnh “Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia tại Bình Định - Sắc màu hội tụ”

Khai mạc triển lãm ảnh “Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia tại Bình Định - Sắc màu hội tụ”

Nhân kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2023); 47 năm Ngày Quốc tế Bảo tàng (18/5/1978 - 18/5/2025), sáng 12-5, Bảo tàng tỉnh Bình Định phối hợp Bảo tàng Quang Trung khai mạc triển lãm ảnh chủ đề “Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia tại Bình Định - Sắc màu hội tụ”.

Thơ Nguyễn Thanh Mừng: Gia Lai một hai ba

Thơ Nguyễn Thanh Mừng: Gia Lai một hai ba

(GLO)- "Gia Lai một hai ba" của Nguyễn Thanh Mừng dẫn người đọc qua những nẻo đường dốc đèo, qua tiếng thác reo và chiêng cồng, để gặp lại khí phách người xưa. Mỗi hình ảnh, mỗi nhịp thơ là một lát cắt vừa hoang sơ, vừa tự hào về bản sắc không thể phai mờ của đại ngàn Tây Nguyên.

Thơ Lê Thành Văn: Nghe con đọc thơ về Tổ quốc

Thơ Lê Thành Văn: Nghe con đọc thơ về Tổ quốc

(GLO)- Trong bài thơ "Nghe con đọc thơ về Tổ quốc", tác giả Lê Thành Văn để mạch cảm xúc tuôn chảy tự nhiên: từ sự rưng rưng khi nhớ về chiến tranh đến niềm tin lặng lẽ gửi gắm vào thế hệ mai sau. Bài thơ như một nhịp cầu nối liền quá khứ đau thương và hiện tại bình yên.

Thơ Lê Vi Thủy: Biên cương mùa gió

Thơ Lê Vi Thủy: Biên cương mùa gió

(GLO)- Giữa những cơn gió xào xạc của núi rừng Tây Nguyên bỏng rát, bài thơ “Biên cương mùa gió” của Lê Vi Thủy như thổi vào lòng người nỗi xúc động lặng thầm. Từ ánh mắt trẻ thơ đến no ấm buôn làng và những giọt mồ hôi người lính, tất cả hòa quyện trong khát vọng yên bình nơi địa đầu Tổ quốc.

Tổ quốc trong tim

Thơ Lenguyen: Tổ quốc trong tim

(GLO)- Bài thơ “Tổ quốc trong tim” của tác giả Lenguyen là lời tri ân sâu sắc với cha ông đã hy sinh vì độc lập dân tộc. Từ Cửu Long đến Trường Sơn, từ Điện Biên đến Sài Gòn, một Việt Nam bất khuất vươn lên giữa máu và hoa, rạng ngời sắc cờ Tổ quốc.

Thơ Đào An Duyên: Lòng quê

Thơ Đào An Duyên: Lòng quê

(GLO)- Trong nhịp sống hiện đại hối hả, bài thơ "Lòng quê" của tác giả Đào An Duyên là tiếng vọng thầm lặng mà day dứt. Người xa quê, dù ở đâu chăng nữa vẫn mang trong tim nỗi nhớ cội nguồn. Qua hình ảnh nước xuôi nước ngược, bài thơ gợi về sự gắn bó thiêng liêng giữa con người và quê hương.

Người nặng lòng với dân ca Tày

Người nặng lòng với dân ca Tày

(GLO)-Hơn 30 năm kể từ ngày rời quê hương Cao Bằng vào Gia Lai lập nghiệp, ông Mã Văn Chức (SN 1961, tổ 3, thị trấn Phú Thiện) vẫn nặng lòng với văn hóa dân tộc Tày. Hơn 100 bài hát đã được ông sáng tác theo làn điệu dân ca Tày với mong muốn “giữ lửa” cho âm nhạc dân gian.