50 năm thống nhất đất nước - Ngày 23/3/1975: Giải phóng An Khê

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Chấp hành chỉ thị của Bộ Chính trị, Quân khu Trị-Thiên và Quân đoàn 2 tiến công tiêu diệt quân địch co cụm tại Huế từ hai hướng; đồng thời tổ chức lực lượng ngăn chặn không cho địch rút về Đà Nẵng.

Thực hiện chỉ thị của Bộ Chính trị gửi Quân khu V: "Mục tiêu trước mắt phải tiêu diệt Sư 2 địch, tiến về Đà Nẵng để phối hợp kế hoạch chung," Thường vụ Khu ủy và Quân khu ủy Khu V hạ quyết tâm đẩy nhanh tốc độ tiến công và nổi dậy, giải phóng toàn Khu V trong thời gian ngắn nhất.

Chấp hành chỉ thị của Bộ Chính trị, Quân khu Trị-Thiên và Quân đoàn 2 nhanh chóng phát triển tiến công tiêu diệt quân địch co cụm tại Huế từ hai hướng: Bắc, Tây Nam và Nam Huế; đồng thời tổ chức lực lượng ngăn chặn không cho quân địch rút về Đà Nẵng.

Sư đoàn 3 Quân khu V cùng 1 Tiểu đoàn của Trung đoàn 950 tiến công giải phóng An Khê. Trung đoàn 64, Sư đoàn 320 cơ động đến sát Cùng Sơn phối hợp chặt chẽ với bộ đội địa phương Phú Yên bao vây toàn bộ lực lượng rút chạy còn lại của Quân khu II, Quân đoàn 2 ngụy.

Hoảng sợ, Sư đoàn bộ binh số 1 và Lữ đoàn Thủy quân lục chiến 147 ngụy trong ngày 23/3/1975 đã rút hết khỏi Quảng Trị về chốt giữ Đà Nẵng. Sư đoàn dù cũng rút bộ phận còn lại từ Đà Nẵng về Sài Gòn.

Ngay lập tức, Trung đoàn 4 chủ lực quân khu Trị-Thiên tiến công các vị trí phòng thủ của lính thủy đánh bộ ngụy, đánh bại các đợt phản kích của chúng, tiến về ngã Ba Sĩnh. Các Trung đoàn 6, 271 chủ lực quân khu theo Đường 12 gấp rút hành quân về phía sông Hương.

Bộ đội địa phương Phong Điền, Quảng Điền diệt một số đồn bảo an dân vệ, chiếm quận lỵ Phò Trạch, hỗ trợ nhân dân nổi dậy giải phóng nhiều thôn, xã nông thôn, đồng bằng.

Tại phía Bắc Huế, các Tiểu đoàn 3, 14, 812 bộ đội địa phương tỉnh Quảng Trị tổ chức xong đội hình. Trung đoàn 18, Sư đoàn 325 đánh chiếm Mũi Né, sau đó tiến công, tiêu diệt chi khu quân sự-quận lỵ Phú Lộc.

Pháo của Binh đoàn Hương Giang, quân khu Trị-Thiên bắn dồn dập vào Sở chỉ huy Quân đoàn 1 ngụy (đồn Mang Cá), Sư đoàn thủy quân lục chiến, sân bay Phú Bài, cảng Tân Mỹ... bắn chặn các con đường rút của địch.

Các lực lượng của Quân đoàn 2 triển khai thọc sâu chiếm cửa biển Thuận An, khoá chặt đường tháo chạy duy nhất còn lại ra biển của địch, tạo thành thế bao vây lớn từ phía Nam Huế đến đèo Hải Vân.

Nhiều tàu chiến địch từ Đà Nẵng ra đón quân rút chạy ở cửa biển Thuận An, Tư Hiền bị hỏa lực pháo binh ta bắn chặn, không dám vào sát bờ, có chiếc bị trúng đạn, phần lớn phải quay ra.

Trong lúc đó, Trung đoàn 101, Sư đoàn 325 tiêu diệt Liên đoàn 15 biệt động quân ngụy, giải phóng khu vực Lương Ðiền và quét sạch địch ở phía Bắc Cầu Truồi. Sau đó, Trung đoàn 101 theo Đường 1 đánh thẳng ra Phú Bài, mở rộng phạm vi chia cắt trên Đường 1.

Ở hướng Sư đoàn 324, Trung đoàn 1 và 2 nhanh chóng tiến xuống đồng bằng phía Đông Đường 1, bao vây diệt và bắt hàng nghìn tên thuộc Sư đoàn 1 ngụy ở Phú Thứ.

Được nhân dân dẫn đường, Trung đoàn 1 vượt phá Tam Giang, đánh chiếm Kẻ Sung, Cự Lại, cắt đường rút của địch ra cửa biển Tư Hiền. Một bộ phận của Trung đoàn tiến công chiếm cảng Tân Mỹ, bờ Nam cửa biển Thuận An cùng lúc với bộ đội địa phương Quảng Trị đánh chiếm bờ Bắc.

Trung đoàn 2 theo bờ Tây phá Tam Giang, đánh ra phía Đông Huế, phối hợp với Trung đoàn 1 và các đơn vị của quân khu, bịt chặt cửa biển Thuận An.

Đại đội 4 xe tăng thuộc Sư đoàn 324 từ A Lưới kịp thời cơ động vào phối hợp với bộ binh đánh địch. Tới chiều ngày 23/3/1975, Ðại đội 4 xe tăng phối hợp với Tiểu đoàn 1 bất ngờ tiến công chiếm gọn căn cứ 303, Núi Bông, Núi Nghệ, sau đó tiến xuống Đường 1 đánh ra Phú Bài. Trung đoàn 78 pháo binh cơ động xuống La Sơn, Cầu Truồi chi viện cho các đơn vị bộ binh chiến đấu ở phía trước.

Ðêm ngày 23/3/1975, sau khi xuống tới đồng bằng Phú Lộc, các Trung đoàn 1 và 2, Sư đoàn 324 theo dải đồng bằng ven biển khẩn trương tiến về hướng cửa biển Thuận An, phá tan ý định sơ tán một bộ phận lực lượng ở Thừa Thiên-Huế bằng đường biển của địch tại cửa biển này; bao vây, diệt và bắt sống hàng nghìn tên thuộc Sư đoàn 1 ngụy ở Phú Thứ.

Trên cánh phía Đông, được xe tăng của Quân khu Trị-Thiên yểm trợ, Tiểu đoàn 3 Quảng Trị tiến công đánh chiếm quận lỵ Hương Ðiền, tiêu diệt vị trí Thanh Hương, buộc địch phải rút chạy.

Đêm cùng ngày, quân địch ở Huế bắt đầu rút quân quay về Đà Nẵng theo 3 cánh. Cánh 1 gồm Lữ đoàn 147 thủy quân lục chiến, Liên đoàn 14 biệt động quân, Trung đoàn 5 thuộc Sư đoàn 1, Lữ đoàn 1 kỵ binh thiết giáp ra cửa biển Thuận An theo đường thủy vào Đà Nẵng.

Cánh 2 gồm Trung đoàn 3 thuộc Sư đoàn bộ binh 1, Lữ đoàn 15 biệt động quân ra Cự Lại (phía Nam cửa Thuận An). Cánh 3 gồm hai Trung đoàn 1 và 54 của Sư đoàn bộ binh 1 ra cửa biển Tư Hiền theo đường thủy vào Đà Nẵng.

Trên chiến trường phía Nam Tây Nguyên, chiều ngày 23/3/1975, Sư đoàn 320 tiến theo Đường 7 xuống đến quận lỵ Củng Sơn - điểm co cụm cuối cùng của 6.000 tàn binh địch ở Tây Nguyên và hơn 40 xe tăng.

[Nguồn: TTXVN; Thời khắc lịch sử: Chiến dịch Hồ Chí Minh 1975, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội, 2005; Những chiến dịch có ý nghĩa quyết định thắng lợi trong Đại thắng mùa Xuân 1975, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội, 2010; Sự kiện và những con số lịch sử, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội, 2015; Quyết định lịch sử, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội, 2015; Bộ Quốc phòng - Viện Lịch sử Quân sự Việt Nam: Lịch sử Quân sự Việt Nam, tập 11, Nxb Chính trị Quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2019; Đại tướng Văn Tiến Dũng: Đại thắng mùa Xuân, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội, 2024; Từ trận Phai Khắt, Nà Ngần đến Chiến dịch Hồ Chí Minh, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội, 2024].

Theo TTXVN/Vietnam+

Có thể bạn quan tâm

Chương trình phát triển kinh tế-xã hội vùng dân tộc thiểu số: Ưu tiên những vấn đề cấp thiết

Chương trình phát triển kinh tế-xã hội vùng dân tộc thiểu số: Ưu tiên những vấn đề cấp thiết

(GLO)- Qua thực tế triển khai trên địa bàn tỉnh Gia Lai, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi đã đạt nhiều kết quả bước đầu, đời sống vật chất lẫn tinh thần của người dân được cải thiện.

50 năm Đồn Biên phòng Cửa khẩu Quốc tế Lệ Thanh vững bước nơi biên cương

Đồn Biên phòng Cửa khẩu Quốc tế Lệ Thanh-50 năm vững bước nơi biên cương

(GLO)- Đồn Biên phòng Cửa khẩu Quốc tế Lệ Thanh (huyện Đức Cơ) được thành lập ngày 15-6-1975. Trải qua 50 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, các thế hệ cán bộ, chiến sĩ của đơn vị luôn vững chắc tay súng bảo vệ biên cương Tổ quốc và gắn bó máu thịt với người dân trên địa bàn biên giới.

Gia Lai hội đàm với tỉnh Preah Vihear (Campuchia) về công tác phối hợp quy tập hài cốt liệt sĩ

Gia Lai hội đàm với tỉnh Preah Vihear (Campuchia) về công tác phối hợp quy tập hài cốt liệt sĩ

(GLO)- Sáng 24-4, Ban Chuyên trách tỉnh Gia Lai đã có cuộc hội đàm với Ban Chuyên trách tỉnh Preah Vihear nhằm thống nhất nội dung phối hợp tổ chức lễ cầu siêu, lễ tiễn và bàn giao hài cốt liệt sĩ quân tình nguyện, chuyên gia Việt Nam hy sinh qua các thời kỳ chiến tranh tại Campuchia.

Già làng, người có uy tín: Điểm tựa vững chắc trong công tác đảm bảo an ninh trật tự

Già làng, người có uy tín: Điểm tựa vững chắc trong công tác đảm bảo an ninh trật tự

(GLO)- Các già làng, người có uy tín đã tích cực tuyên truyền, vận động người dân thực hiện tốt chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Họ trở thành cầu nối quan trọng, điểm tựa vững chắc trong công tác đảm bảo an ninh trật tự (ANTT) tại cơ sở.

Gia Lai: Gặp mặt những người trực tiếp tham gia giải phóng tỉnh Gia Lai và Chiến dịch Hồ Chí Minh năm 1975

Gặp mặt những người trực tiếp tham gia giải phóng tỉnh Gia Lai và Chiến dịch Hồ Chí Minh năm 1975

(GLO)- Nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025), sáng 22-4, Ban Thường vụ Đảng ủy các Cơ quan Đảng tỉnh Gia Lai tổ chức gặp mặt những người trực tiếp tham gia giải phóng tỉnh Gia Lai và Chiến dịch Hồ Chí Minh năm 1975.