'50 năm-Mùa Xuân đất nước' - những bài ca đi cùng năm tháng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Chương trình nghệ thuật chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước với chủ đề “50 năm-Mùa Xuân đất nước” diễn ra tối 6/4 tại Thành phố Hồ Chí Minh.

Chương trình nghệ thuật “50 năm-Mùa Xuân đất nước.” (Ảnh: Xuân Khu/TTXVN)
Chương trình nghệ thuật “50 năm-Mùa Xuân đất nước.” (Ảnh: Xuân Khu/TTXVN)

Tối 6/4, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Đảng ủy, Bộ Tư lệnh Quân khu 7 tổ chức chương trình nghệ thuật chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025) với chủ đề “50 năm-Mùa Xuân đất nước.”

Chương trình được xây dựng theo hành trình lịch sử của đất nước, gồm hai chương với chủ đề “Giải phóng miền Nam” và “Đất nước vươn mình,” thể hiện dưới hình thức kết hợp ca, múa, nhạc, phóng sự tài liệu, đồ họa màn hình... với thời lượng 90 phút do các nghệ sỹ Đoàn Văn công Quân khu 7 trình diễn.

Xuyên suốt chương trình là những ca khúc đi cùng năm tháng kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, thời kỳ đổi mới và một số sáng tác mới ca ngợi sự lãnh đạo của Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh, tinh thần chiến đấu dũng cảm, những chiến công oanh liệt của quân và dân ta.

Các tiết mục trình diễn đặc sắc, làm nổi bật hình tượng “Bộ đội Cụ Hồ” trong Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử; phát huy truyền thống Quân đội, lực lượng vũ trang Quân khu 7 trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Chương trình nghệ thuật “50 năm-Mùa Xuân đất nước” hướng đến tuyên truyền sâu rộng về ý nghĩa, tầm vóc, giá trị lịch sử của Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước; khẳng định sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh; tôn vinh sức mạnh và ý chí quyết chiến, quyết thắng của Quân đội ta và nhân dân Việt Nam; sức mạnh to lớn của khối đại đoàn kết toàn dân tộc trong sự nghiệp cách mạng của dân tộc.

Chương trình cũng đồng thời tri ân công lao của các lực lượng đã chiến đấu, hy sinh, làm nên chiến thắng vĩ đại của dân tộc; tôn vinh ý chí quyết chiến, quyết thắng của Quân đội Nhân dân Việt Nam, Lực lượng vũ trang Quân khu 7 và nhân dân cả nước, qua đó khơi dậy tinh thần yêu nước, tự hào của cán bộ, chiến sỹ, nhân dân trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, kiến thiết đất nước Việt Nam phát triển và bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.

Theo TTXVN/Vietnam+

Có thể bạn quan tâm

Thơ Lữ Hồng: Những gương mặt hoa cài

Thơ Lữ Hồng: Những gương mặt hoa cài

(GLO)- Bằng hình ảnh thiên nhiên giàu biểu cảm, bài thơ "Những gương mặt hoa cài" của Lữ Hồng gợi nên vẻ đẹp bình yên ẩn sâu trong nhịp sống phố thị. Lời thơ không chỉ là hoài niệm, mà còn là nơi gửi gắm tình yêu, ký ức và những giấc mơ không lời giữa tháng năm xoay vần.

Thơ Sơn Trần: Phía Trường Sơn

Thơ Sơn Trần: Phía Trường Sơn

(GLO)- Bài thơ "Phía Trường Sơn" của Sơn Trần là khúc trầm sâu lắng về nỗi nhớ và sự hy sinh lặng thầm phía hậu phương. Tháng Tư về trên biên cương đầy cỏ xanh và chiều sương phủ trắng, nỗi nhớ hòa quyện cùng đất trời, tạo nên một bản tình ca sâu lắng dành cho cha-người lính năm xưa.

Nơi “Ngọn lửa cao nguyên” rực sáng

Nơi “Ngọn lửa cao nguyên” rực sáng

(GLO)- Trong kho tàng âm nhạc Việt Nam có nhiều ca khúc không chỉ đơn thuần là tác phẩm nghệ thuật mà còn là biểu tượng của một vùng quê. Nơi ấy, tình yêu và nỗi nhớ không thể phai mờ. “Ngọn lửa cao nguyên” của nhạc sĩ Trần Tiến chính là một trong những ca khúc như thế.

“Lặng lẽ trưởng thành” cùng sách

“Lặng lẽ trưởng thành” cùng sách

(GLO)- “Dáng vẻ của một người yên lặng đọc sách khá giống với những gì tôi cảm thấy khi nghĩ về một người đang trưởng thành trong lặng lẽ”-đó là cảm nhận của chị Trần Thị Kim Phùng Thủy-Trưởng ban Điều hành dự án “Văn hóa đọc Gia Lai” về giá trị sâu bền mà sách mang lại.

Thơ Lenguyen: Mùa qua phố

Thơ Lenguyen: Mùa qua phố

(GLO)- Bài thơ "Mùa qua phố" của tác giả Lenguyen là một bức tranh dịu dàng, gợi cảm xúc, đưa người đọc bước vào không gian phố núi Pleiku trong thời khắc chuyển mùa. Với giọng điệu lãng mạn và sâu lắng, bài thơ khơi gợi vẻ đẹp bình dị nhưng đầy chất thơ của phố núi...

Xây dựng nghị định về khuyến khích phát triển văn học là cần thiết

Xây dựng nghị định về khuyến khích phát triển văn học là cần thiết

Ngày 4-4, tại Hà Nội, Bộ VH-TT-DL tổ chức hội thảo lấy ý kiến xây dựng Nghị định về khuyến khích phát triển văn học. Đây là một bước quan trọng nhằm tạo dựng hành lang pháp lý hỗ trợ nền văn học Việt Nam phát triển bền vững trong bối cảnh toàn cầu hóa và cách mạng công nghiệp 4.0.