5 triệu chứng của Omicron xuất hiện trong vòng 48 giờ sau khi nhiễm

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Kể từ khi biến thể Omicron lần đầu tiên xuất hiện ở Nam Phi, các nhà nghiên cứu đã ngày càng tìm hiểu nhiều hơn về nó.
Ngoài việc tìm hiểu về tốc độ lây lan của biến thể Omicron, họ cũng tìm hiểu thêm về các triệu chứng.
Và các triệu chứng của Omicron khá khác với các triệu chứng của các chủng Covid-19 trước đây, với các triệu chúng ít nghiêm trọng hơn Delta.
Hiện tại, theo nghiên cứu về triệu chứng Covid-19 của Anh ZOE, có thể có 5 triệu chứng xuất hiện chỉ trong 48 giờ sau khi nhiễm bệnh.

Có 5 triệu chứng của Omicron xuất hiện trong vòng 48 giờ sau khi nhiễm. Ảnh: Shutterstock
Có 5 triệu chứng của Omicron xuất hiện trong vòng 48 giờ sau khi nhiễm. Ảnh: Shutterstock
5 triệu chứng này bao gồm:
• Khô họng hoặc ngứa cổ họng
• Đau đầu
• Mệt mỏi
• Sổ mũi
• Hắt hơi, theo Express.
Trong đó, chảy nước mũi, đau họng và đau đầu được ghi nhận là những triệu chứng đầu tiên mà một số người nhiễm Omicron cảm thấy, theo Wales Online.
Đối với hầu hết mọi người, nhiễm Omicron sẽ cảm thấy giống như cảm lạnh thông thường, bắt đầu với đau họng, chảy nước mũi và đau đầu, giáo sư Spector nói.
Hiện đang là giữa mùa lạnh, vì vậy mọi người cũng rất dễ bị cảm lạnh. Các triệu chứng tương tự khiến người bệnh rất khó để nhận biết là mình cảm lạnh hay nhiễm Omicron.
Vì vậy, giáo sư Tim Spector, người phụ trách nghiên cứu ZOE, lưu ý nếu gặp các triệu chứng giống như cảm lạnh, nên làm xét nghiệm Covid để chắc chắn.
Một triệu chứng phổ biến khác được ZOE tiết lộ là nghẹt mũi.
Nhưng tiến sĩ Angelique Coetzee, người đầu tiên đưa ra cảnh báo về biến thể mới ở Nam Phi, cũng cảnh báo rằng một số triệu chứng như đau đầu và đau cơ có thể cảm thấy dữ dội hơn, đặc biệt là ở những người chưa tiêm phòng. Những người đã tiêm 2 liều vắc xin Covid có thể gặp các triệu chứng ít nghiêm trọng hơn.

Nếu gặp các triệu chứng giống như cảm lạnh, nên làm xét nghiệm Covid-19. Ảnh: Shutterstock
Nếu gặp các triệu chứng giống như cảm lạnh, nên làm xét nghiệm Covid-19. Ảnh: Shutterstock
Biến thể này có khả năng lây truyền cao hơn cả biến thể Delta vốn đã có khả năng lây truyền cao.
Tuy nhiên, tất cả bằng chứng hiện có đã chỉ ra rằng liều vắc xin thứ 3 sẽ bảo vệ tốt chống lại sự lây nhiễm với biến thể Omicron, theo Wales Online.
Theo Thiên Lan (TNO)

Có thể bạn quan tâm

TP. HCM: Bắt đầu công bố hết dịch sởi

TP. HCM: Bắt đầu công bố hết dịch sởi

Sáng 27-3, Sở Y tế TPHCM cho biết, hiện có 22 phường, xã thuộc Quận 1, 4 và huyện Củ Chi đủ điều kiện công bố hết dịch sởi, Sở Y tế đã có báo cáo và đề nghị UBND TPHCM ban hành quyết định công bố hết dịch sởi tại các phường xã này theo quy định.

Bác sĩ khám bệnh cho chị Ksor Hlai (làng Chan, xã Ia Pnôn, huyện Đức Cơ). Ảnh: N.N

Bệnh lao tiềm ẩn trong cộng đồng

(GLO)- Mỗi năm, toàn tỉnh Gia Lai phát hiện khoảng 700 bệnh nhân lao. Hiện vẫn còn khoảng 40% bệnh nhân lao tiềm ẩn trong cộng đồng, là nguồn lây lan bệnh nếu không kịp thời điều trị. Ngoài ra, số bệnh nhân lao kháng thuốc gia tăng đang là gánh nặng trong công tác phòng-chống lao tại tỉnh.

Bác sĩ Khoa Nội-Nhi-Nhiễm (Trung tâm Y tế TP. Pleiku) thăm khám cho bệnh nhi mắc sốt xuất huyết. Ảnh: N.N

Bệnh truyền nhiễm diễn biến phức tạp

(GLO)- Từ đầu năm 2025 đến nay, tình hình dịch bệnh truyền nhiễm trên địa bàn tỉnh Gia Lai diễn biến phức tạp, đặc biệt là bệnh sởi. Ngoài ra, năm nay còn được dự báo chu kỳ sốt xuất huyết có nguy cơ lây lan thành dịch. Trước tình hình đó, ngành Y tế đã chủ động tăng cường các biện pháp phòng ngừa.

5 khuyến cáo của Bộ Y tế đưa ra phòng chống bệnh sởi

5 khuyến cáo của Bộ Y tế đưa ra phòng-chống bệnh sởi

(GLO)- Theo thống kê của Bộ Y tế, từ đầu năm 2025 đến nay, cả nước ghi nhận khoảng 40.000 trường hợp nghi sởi, 5 trường hợp tử vong liên quan đến sởi; số trường hợp nghi sởi ghi nhận cao nhất tại khu vực miền Nam (57%), miền Trung (19,2%), miền Bắc (15,1%), Tây Nguyên (8,7%).