5 nguyên nhân khiến đồ gỗ trong nhà nhanh xuống cấp

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
5 "thủ phạm" không ngờ dưới đây có thể khiến đồ gỗ trong nhà xuống cấp. Vì vậy, hãy lưu lại thông tin để sử dụng chúng hiệu quả.
Tác động của ánh nắng trực tiếp
Thực tế cho thấy, đồ gỗ bị ánh nắng mặt trời trực tiếp chiếu vào trong thời gian dài sẽ dần mất màu, trở nên xỉn và kém bóng bẩy. Đặc biệt, ánh nắng trực tiếp còn khiến cho các đồ dùng bằng gỗ dễ cong, vênh, nứt gãy.
Vì vậy, để bảo vệ nội thất gỗ trong nhà, bạn nên kéo rèm dày và lắp các loại phim cách nhiệt cho cửa sổ vào mùa hè nắng nóng.
Tác động của nhiệt độ không khí
Những tác động của các yếu tố bên ngoài từ máy phun sương, máy hút ẩm, điều hòa không khí... đều gây ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng và độ bền của đồ gỗ.
Để hạn chế điều này, bạn nên kiểm soát chúng ở nhiệt độ hợp lý. Bởi quá nóng hay quá lạnh đều khiến đồ gỗ dễ cong vênh, nứt; độ ẩm cao khiến đồ gỗ mốc, bong tróc, gây mất thẩm mỹ và tốn kém chi phí cải tạo.
 
Bảo quản đúng cách để đồ gỗ trong nhà luôn bền đẹp. (Đồ họa: Trang Thiều)
Bảo quản đúng cách để đồ gỗ trong nhà luôn bền đẹp. (Đồ họa: Trang Thiều)
Chăm sóc đồ gỗ sai cách
Lau chùi đồ gỗ quá nhiều là một trong những nguyên nhân dẫn đến sự xuống cấp nhanh chóng. Bởi việc lau dọn quá nhiều và sai cách có thể khiến bề mặt của gỗ bị tổn hại, mất độ bóng. Vì vậy để hạn chế việc lau chùi, bạn nên sử dụng các khăn trải, phủ lên sản phẩm. Lưu ý, tránh việc cọ xát quá mạnh lên sản phẩm và khiến chúng bị xước.
Sử dụng hóa chất lau rửa
Sử dụng loại hóa chất không thích hợp để lau rửa mặt gỗ có thể khiến bề mặt gỗ bị hủy hoại. Vì vậy, để đảm bảo giá trị công năng cũng như độ bền của gỗ, bạn nên kiểm tra thật kỹ hướng dẫn đi kèm để sử dụng phù hợp.
Sử dụng đồ gỗ không đúng cách
Rất nhiều người tiện tay đặt đồ nặng, các vật nóng hay thú cưng lên các vật dụng gỗ trong nhà như bàn, ghế. Đây là những hành động hoàn toàn sai lầm, bởi đồ nặng có thể gây nứt, hỏng bề mặt gỗ; thú cưng như chó mèo có thể cào móng, và làm hỏng đồ. Ngoài ra, bạn không nên bôi bẩn lên sản phẩm gỗ trong quá trình ăn uống, sinh hoạt...
TRANG THIỀU (LĐO)

Có thể bạn quan tâm

Đà Lạt sẽ là đô thị xanh

Đà Lạt sẽ là đô thị xanh

Hơn một thế kỷ qua, thành phố Đà Lạt vẫn giữ được ít nhiều những nét độc đáo riêng có của mình là đô thị có một hệ thống di sản kiến trúc quý giá từng được quy hoạch và xây dựng như một bản “tổng phổ” cân bằng và hài hòa với tự nhiên.

Gia Lai ban hành quy chế xây dựng, chia sẻ, cung cấp thông tin, dữ liệu nhà ở và thị trường bất động sản

Gia Lai ban hành quy chế xây dựng, chia sẻ, cung cấp thông tin, dữ liệu nhà ở và thị trường bất động sản

(GLO)- Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Nguyễn Hữu Quế vừa ký Quyết định số 71/2024/QĐ-UBND ban hành quy chế phối hợp về xây dựng cơ sở dữ liệu, chia sẻ, cung cấp thông tin, dữ liệu nhà ở và thị trường bất động sản trên địa bàn tỉnh. Quyết định có hiệu lực thi hành từ ngày 10-1-2025.

Chư Păh khẩn trương sắp xếp ổn định dân cư vùng dân tộc thiểu số

Chư Păh khẩn trương sắp xếp ổn định dân cư vùng dân tộc thiểu số

(GLO)-Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi, huyện Chư Păh (tỉnh Gia Lai) triển khai 2 dự án sắp xếp, bố trí ổn định dân cư tại làng Díp (xã Ia Kreng) và làng Bui (xã Ia Ka) nhằm ổn định đời sống cho các hộ đồng bào DTTS.

Ra mắt mô hình Tổ tự quản bảo vệ môi trường tại làng Đê Kôp-Doul

Ra mắt mô hình Tổ tự quản bảo vệ môi trường tại làng Đê Kôp-Doul

(GLO)-Ngày 20-12, Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Mang Yang phối hợp với Hội Liên hiệp phụ nữ thị trấn Kon Dơng tổ chức phát động tuyên truyền về bảo vệ môi trường; hướng dẫn phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn và ra mắt mô hình “Tổ tự quản bảo vệ môi trường” tại làng Đê Kôp-Doul.

Nhà máy xử lý rác thải Chư Sê hoạt động trở lại: Giải “bài toán” ô nhiễm môi trường

Nhà máy xử lý rác thải Chư Sê hoạt động trở lại: Giải “bài toán” ô nhiễm môi trường

(GLO)- Sau gần 7 tháng sửa chữa, nâng cấp máy móc thiết bị và xây dựng lại nhà xưởng bị hư hại do hỏa hoạn, Nhà máy xử lý rác thải Chư Sê đã hoạt động trở lại, góp phần giải “bài toán” ô nhiễm môi trường khi lượng rác thải sinh hoạt hàng ngày được xử lý kịp thời.