5 giải pháp để Bình Định phát triển du lịch đường sắt

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Để phát triển sản phẩm du lịch đường sắt, tỉnh Bình Định cần thực hiện đồng bộ các giải pháp về chính sách thu hút, cơ sở hạ tầng giao thông và nguồn nhân lực để tạo dựng thương hiệu riêng.

Ngày 31.3, Sở VH-TT-DL tỉnh Bình Định tổ chức hội thảo liên kết phát triển sản phẩm du lịch Bình Định và kết nối sản phẩm du lịch đường sắt Đà Nẵng, Khánh Hòa.

Trong 3 tháng đầu năm 2025, theo thống kê của Sở VH-TT-DL Bình Định, tỉnh này đã đón hơn 3,3 triệu lượt khách, trong đó hàng ngày lượng khách đến ga Diêu Trì và Quy Nhơn là gần 600 người.

Để có con số ấn tượng trên, tỉnh Bình Định đã nỗ lực phát triển du lịch đường sắt, thu hút khách từ TP.HCM và các tỉnh miền Trung qua các chuyến tàu hỏa, đặc biệt là tuyến Đà Nẵng - Quy Nhơn và Nha Trang - Quy Nhơn với tiện ích quốc tế.

Ông Hà Văn Siêu, Phó cục trưởng Cục Du lịch quốc gia Việt Nam, phát biểu tại hội thảo
Ông Hà Văn Siêu, Phó cục trưởng Cục Du lịch quốc gia Việt Nam, phát biểu tại hội thảo

Phát biểu tại hội thảo, ông Hà Văn Siêu, Phó cục trưởng Cục Du lịch quốc gia Việt Nam, đánh giá cao tiềm năng du lịch bằng đường sắt của Bình Định khi có vị trí chiến lược trên tuyến đường sắt Bắc - Nam, với ga Diêu Trì và ga Quy Nhơn kết nối thuận tiện đến trung tâm thành phố, các điểm du lịch. Đường sắt gần biển tạo cơ hội phát triển các chuyến tàu ngắm cảnh ven biển kết hợp du lịch nghỉ dưỡng.

Cũng theo ông Siêu, mặc dù có tiềm năng, du lịch đường sắt ở Việt Nam và Bình Định vẫn còn nhiều hạn chế như: cơ sở hạ tầng chưa hiện đại, tốc độ tàu chậm, dịch vụ trên tàu chưa hấp dẫn. Ngoài ra, việc kết nối giữa ga và các điểm du lịch còn yếu, cần cải thiện hệ thống phương tiện trung chuyển.

Ông Lâm Hải Giang, Phó chủ tịch UBND tỉnh Bình Định, đề nghị ngành du lịch và ngành đường sắt phối hợp đẩy mạnh khai thác du lịch đường sắt
Ông Lâm Hải Giang, Phó chủ tịch UBND tỉnh Bình Định, đề nghị ngành du lịch và ngành đường sắt phối hợp đẩy mạnh khai thác du lịch đường sắt

Để phát triển du lịch đường sắt và đạt mục tiêu trong năm 2025, ông Siêu cho rằng Bình Định cần thực hiện đồng bộ 5 giải pháp:

Về cơ chế chính sách, cần đẩy mạnh nghiên cứu và ban hành chính sách hỗ trợ phát triển du lịch đường sắt, tạo điều kiện thuận lợi cho ngành du lịch như chính sách thu hút du lịch MICE.

Nâng cấp hạ tầng giao thông và đa dạng hóa sản phẩm du lịch đường sắt; cải thiện nhà ga Diêu Trì, duy trì đội tàu Quy Nhơn - Sài Gòn; phát triển các tour tàu như "Tàu hỏa khám phá miền đất Võ" hoặc "Tàu du lịch ven biển Quy Nhơn"; kết nối với các dịch vụ du lịch và hợp tác xây dựng tour kết hợp tàu hỏa với du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng.

Ứng dụng công nghệ và chuyển đổi số bằng cách sử dụng nền tảng số để quảng bá du lịch Bình Định, cung cấp thông tin chi tiết tại ga Diêu Trì.

Tăng cường các chiến dịch quảng bá chuyên nghiệp, tổ chức sự kiện lớn như hội nghị xúc tiến đầu tư, nghệ thuật, bắn pháo hoa để thu hút khách du lịch.

Phát triển nguồn nhân lực, trong đó cần chú trọng bồi dưỡng nhân lực phục vụ du khách trên tàu và nâng cao kỹ năng về chuyển đổi số trong ngành du lịch, giúp đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của khách hàng.

Tỉnh Bình Định cần thực hiện 5 giải pháp để phát triển du lịch đường sắt
Tỉnh Bình Định cần thực hiện 5 giải pháp để phát triển du lịch đường sắt

Đồng quan điểm, Phó chủ tịch UBND tỉnh Bình Định Lâm Hải Giang đề nghị ngành du lịch và ngành đường sắt phối hợp triển khai chương trình kích cầu du lịch Quy Nhơn - Bình Định; phát triển sản phẩm du lịch mới, đặc biệt là du lịch tàu hỏa, khai thác tiềm năng địa phương để thu hút khách du lịch từ các thành phố lớn.

Đồng thời quảng bá du lịch qua các phương tiện truyền thông, sự kiện quốc tế, xây dựng các chiến lược xúc tiến du lịch lâu dài; đào tạo, phát triển nguồn nhân lực du lịch, bảo đảm đủ về số lượng, chất lượng; tăng cường quản lý môi trường du lịch, bảo tồn và phát huy các giá trị tự nhiên, văn hóa; đẩy nhanh chuyển đổi số ngành du lịch nhằm nâng cao chất lượng phục vụ và trải nghiệm của khách du lịch bằng đường sắt.

Theo Trần Bích Ngân (TNO)

Có thể bạn quan tâm

Giữ nghề để tạo dựng làng du lịch

Giữ nghề để tạo dựng làng du lịch

(GLO)- Hình thành những làng nghề truyền thống để tạo sinh kế bền vững, góp phần giữ rừng, làm du lịch là mục tiêu của Dự án đào tạo nghề đan lát, làm cung nỏ cho người Bahnar ở 3 ngôi làng Kon Jôt, Kon Nak, Kon Pơdram thuộc vùng đệm Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh.

Khách quốc tế tới Việt Nam tăng mạnh

Khách quốc tế tới Việt Nam tăng mạnh

Trong 4 tháng đầu năm nay, khách quốc tế đến Việt Nam đạt gần 7,7 triệu lượt người, tăng 24% so với cùng kỳ năm ngoái. Người châu Á đến Việt Nam du lịch nhiều nhất, đạt gần 6 triệu lượt người nhờ chính sách thị thực thuận lợi và tổ chức các ngày lễ lớn của dân tộc.

Ẩm thực truyền thống của người Bahnar đến từ làng du lịch cộng đồng Mơ Hra-Đáp (xã Kông Lơng Khơng, huyện Kbang). Ảnh: Hoàng Ngọc

Văn hóa "chắp cánh" cho du lịch Gia Lai

(GLO)- Cuộc thi nghề đan lát, dệt thổ cẩm và ẩm thực truyền thống phục vụ du lịch là dịp hội ngộ của những nghệ nhân giỏi tay nghề toàn tỉnh Gia Lai, đồng thời là hành trình khơi dậy kho tàng văn hóa, kết tinh thành sản phẩm quà tặng mang dấu ấn riêng của vùng đất cao nguyên.