5 dấu hiệu xuất hiện vào ban đêm cảnh báo bệnh thận

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Bệnh thận mạn tính làm chức năng thận bị suy giảm. Nhiều triệu chứng sẽ dần dần xuất hiện qua thời gian. Trong đó, có những triệu chứng thường xảy ra vào ban đêm.

Chức năng chính của thận là lọc chất thải và chất lỏng dư thừa từ máu, sau đó đào thải qua nước tiểu. Do đó, thận là một trong những cơ quan quan trọng nhất giúp cơ thể khỏe mạnh, theo chuyên trang sức khỏe Verywell Health (Mỹ).

Tiểu đêm là triệu chứng rất phổ biến của bệnh thận. Ảnh: SHUTTERSTOCK

Tiểu đêm là triệu chứng rất phổ biến của bệnh thận. Ảnh: SHUTTERSTOCK

Bệnh thận mạn tính còn có tên gọi khác suy thận mạn tính. Không những thận mà nhiều cơ quan nội tạng khác khi có bệnh sẽ diễn biến một cách từ từ. Trong giai đoạn đầu, bệnh thận mạn tính có ít triệu chứng. Điều này khiến nhiều người chỉ phát hiện ra khi bệnh đã tiến triển và có triệu chứng nặng.

Các triệu chứng thường xuất hiện của bệnh thận vào ban đêm gồm:

Tiểu đêm

Tiểu đêm là tình trạng mà người mắc phải thức dậy thường xuyên vào ban đêm để đi tiểu. Ở người lớn tuổi, thỉnh thoảng thức dậy đi tiểu vào ban đêm là điều hết sức bình thường. Tuy nhiên, dù ở bất kỳ độ tuổi nào mà tình trạng này kéo dài, khiến thức dậy nhiều lần trong đêm để đi tiểu thì rất có thể do bệnh tiềm ẩn, đặc biệt là vấn đề về thận.

Mất ngủ

Mất ngủ là vấn đề rất phổ biến ở bệnh thận mạn tính. Đây thường là hệ quả của tiểu đêm. Mất ngủ không chỉ khiến cơ thể mệt mỏi mà còn làm chức năng thận suy giảm. Không những vậy, mất ngủ còn làm tăng 1,4 lần nguy cơ chết sớm ở bất kỳ nguyên nhân nào.

Cảm thấy tỉnh táo vào ban đêm

Hoóc môn melatonin chịu trách nhiệm chính cho nhịp sinh học ngủ - thức của cơ thể. Ở người bình thường, melatonin sẽ thấp vào ban ngày và tăng vào ban đêm. Nhờ đó, chúng ta cảm thấy tỉnh táo vào ban ngày và bắt đầu buồn ngủ khi đêm xuống.

Với bệnh thận, nhiều nghiên cứu cho thấy nồng độ melatonin trong cơ thể người bệnh thấp hơn đáng kể vào ban đêm. Chính điều này khiến họ tỉnh táo và rất khó ngủ.

Ngứa da

Ngứa da do bệnh thận có thể xuất hiện cả vào ban đêm và ban ngày. Nguyên nhân là do chức năng thận suy giảm đã không còn giữ được mức độ cân bằng của khoáng chất trong máu, dẫn đến mất cân bằng điện giải. Hệ quả là gây ngứa da.

Chuột rút

Một tác động khác của mất cân bằng điện giải là gây chuột rút. Nồng độ canxi thấp và phốt pho trong máu cao sẽ làm tăng nguy cơ bị chuột rút vào ban đêm ở người bị bệnh thận, theo Verywell Health.

Có thể bạn quan tâm

Trung Quốc phản đối gọi HMPV là 'vi-rút lạ'

Trung Quốc phản đối gọi HMPV là 'vi-rút lạ'

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Guo Jiakun ngày 10/1 cho biết, quy mô lây lan các bệnh truyền nhiễm đường hô hấp ở Trung Quốc năm nay thấp hơn so với cùng kỳ năm ngoái, và metapneumovirus ở người (HMPV) đã lưu hành hơn 60 năm, không phải chủng vi-rút mới.

Bệnh viện Hùng Vương Gia Lai thu hút nguồn nhân lực trình độ cao

Bệnh viện Hùng Vương Gia Lai thu hút nguồn nhân lực trình độ cao

(GLO) - Sau 1 năm đi vào hoạt động, Bệnh viện Hùng Vương Gia Lai đã trở thành địa chỉ khám-chữa bệnh tin cậy trong khu vực. Trong định hướng phát triển, đơn vị tiếp tục có chính sách thu hút nguồn nhân lực trình độ cao nhằm đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe của người dân ngày càng tốt hơn.

Bệnh viêm phổi do virus HMPV nguy hiểm như thế nào?

Bệnh viêm phổi do virus HMPV nguy hiểm như thế nào?

Virus gây viêm phổi trên người (Human Metapneumovirus - HMPV) gây ra biến chứng nghiêm trọng như viêm phổi, viêm phế quản, cơn hen suyễn hoặc bùng phát bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD), suy hô hấp, viêm tiểu phế quản nặng đặc biệt là trẻ em.