45 năm hành trình văn học

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Nhìn vào bức tranh văn học nghệ thuật sau 45 năm giải phóng tỉnh, có thể thấy các tác giả đã cố gắng bám sát hơi thở cuộc sống để có những tác phẩm hay. Ở đó, nhiều suy nghiệm từ cá nhân người nghệ sĩ đã trở thành vấn đề chung của đất nước, thời đại.
DIỆN MẠO XỨ SỞ QUA LĂNG KÍNH VĂN HỌC
Hiện thực cuộc sống sinh động chính là mạch nguồn cho những đề tài trong sáng tác văn học nghệ thuật Gia Lai từ ngày giải phóng đến nay. Văn học là một trong những lĩnh vực phản ánh đậm nét đời sống xã hội bằng cả thơ, truyện ngắn, tiểu thuyết, trường ca... Từ cuộc tháo chạy tán loạn trên đường 7 của Quân đoàn 2 ngụy; sự hao mòn, mất dần bản sắc văn hóa; những trăn trở, giằng xé của con người trước những giá trị cũ-mới; thân phận con người đến sự phát triển của đời sống xã hội… đều trở thành những nỗi ám ảnh trong nhiều tác phẩm.
Đại diện trí thức, văn nghệ sĩ, phóng viên báo chí tham dự buổi gặp mặt đầu Xuân Canh Tý do UBND tỉnh tổ chức. Ảnh: M.C
Đại diện trí thức, văn nghệ sĩ, phóng viên báo chí tham dự buổi gặp mặt đầu Xuân Canh Tý do UBND tỉnh tổ chức. Ảnh: M.C
Nhà thơ Văn Công Hùng-nguyên Ủy viên Ban Chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam-cho rằng: Văn học Gia Lai có thể chia thành 3 giai đoạn. Trước 1975 có đội ngũ nhà văn là những người chiến sĩ. Bản thân họ tham gia chiến tranh, sau khi đất nước hòa bình đã tiếp tục viết bằng sức sáng tạo dồi dào lẫn tài năng văn chương. Tiêu biểu là nhà văn Khuất Quang Thụy với “Trong cơn gió lốc”, Trung Trung Đỉnh với “Đêm nguyệt thực”, “Lạc rừng”, “Ngược chiều cái chết”… Các tác phẩm đều viết về chiến tranh và những thân phận con người sau cuộc chiến, về đời sống Tây Nguyên với những biến động thời cuộc. Đến đầu những năm 1980, xuất hiện một lớp nhà văn xuất thân từ các trường đại học. Họ nhanh chóng trở thành trụ cột, làm nên diện mạo cho văn học Gia Lai sau giải phóng. Đó là các nhà văn, nhà thơ: Hương Đình, Phạm Đức Long, Thu Loan… Và tiếp theo sau là thế hệ nhà văn trẻ như: Hoàng Thanh Hương, miêndi, Ngô Thanh Vân, Đào An Duyên, Lê Vi Thủy, Lê Thị Kim Sơn… Nhà thơ Văn Công Hùng đánh giá: “Nếu các tác giả thuộc thế hệ thứ nhất kể về cuộc chiến họ đã đi qua thì thế hệ tiếp theo lại có sự đối sánh giữa đời sống ở đồng bằng và cao nguyên, nhìn lại 2 nền văn minh nương rẫy và lúa nước. Mặc dù cuộc chiến vẫn ám ảnh họ nhưng thế hệ nhà văn này đã thoát ra để hướng tới bản sắc văn hóa, hướng tới sự dao động giữa các cách sống hôm nay. Còn thế hệ thứ 3 hầu như sinh ra trên mảnh đất Gia Lai, nhìn vùng đất này bằng con mắt của người trong cuộc”.
Và như vậy, dù thuộc thế hệ nào, các sáng tác của họ luôn có mối liên hệ bền chặt với hiện thực đời sống với đầy những khát khao khám phá cái mới. Các sáng tác đều mang đậm dấu ấn con người và vùng đất Gia Lai với những vấn đề nóng bỏng của địa phương, đất nước, thời đại; những suy tư, trăn trở của người cầm bút trước những giá trị văn hóa, lịch sử, lối sống, tính cách… Cái được của một hành trình văn học, theo nhà thơ Văn Công Hùng, đó là nhìn trên diện rộng Gia Lai có một đội ngũ sáng tác đông đảo (hiện chuyên ngành văn học có số lượng hội viên đông nhất so với các chuyên ngành khác-P.V). “Gia Lai là vùng đất mới, người cầm bút là người đi khám phá. Chính vì vậy, vốn văn hóa, vốn sống của từng người rất quan trọng. Khi đã có vốn liếng văn hóa, nhà văn còn phải thực sự hòa nhập, chiêm nghiệm mới có thể phản ánh đúng bản chất văn hóa, cốt cách con người, những biến động xã hội. Nếu viết bằng nỗi ám ảnh Gia Lai chứ không chỉ miêu tả đơn thuần, dù viết kiểu gì bạn đọc cũng sẽ thấy được hình dáng thân thuộc của quê hương đất nước, cũng chạm đến trái tim bạn đọc”-nhà thơ Văn Công Hùng cho hay.
Có lẽ với nỗi ám ảnh ấy mà những sáng tác của ông “lây” sang cả người đọc để rồi suy niệm mỗi ngày về những vấn đề đặt ra. Đó không chỉ là tình yêu sâu đậm đối với vùng đất, mà còn cả tấm lòng với văn hóa Tây Nguyên với tất cả nâng niu, trân trọng. Theo nhà thơ Văn Công Hùng, đó là cách “tuyên truyền” đúng đắn và tử tế ông dành cho quê hương thứ 2 này.
Xuôi theo dòng chảy văn chương, có thể kể đến nữ nhà văn Thu Loan với nhiều tác phẩm để lại dấu ấn. Hơn 30 năm gắn bó với vùng đất này, bà được đánh giá là nhà văn có sức viết bền bỉ, theo sát hơi thở cuộc sống. Đáng chú ý, trong sự nghiệp văn chương của nhà văn có thể kể đến một số tiểu thuyết: Pơ thi (giải B, không có giải A của Hội Văn học Nghệ thuật các dân tộc thiểu số Việt Nam năm 2014); “Cuốn trong dòng lũ” (giải A Giải thưởng Văn học Nghệ thuật tỉnh lần thứ nhất (2000-2005)... 
“CẦN THÊM NHỮNG SÁNG TÁC ĐI VÀO ĐỜI SỐNG”
Nhà văn Hoàng Thanh Hương là cây bút đại diện cho thế hệ trẻ, có tinh thần lao động nghệ thuật nghiêm túc với bút lực dồi dào. Nữ nhà văn đã xuất bản 3 tập thơ, 3 tập truyện ngắn và ký, một cuốn sách nghiên cứu văn hóa Tây Nguyên về tượng gỗ dân gian Bahnar, Jrai ở Gia Lai (đạt giải C của Hội Văn học Nghệ thuật các dân tộc thiểu số Việt Nam năm 2019). Cảm hứng về vùng đất nơi sinh ra, lớn lên đã chắp cánh cho nhiều đề tài trong sáng tác của nữ nhà văn. 2 tập truyện ngắn và ký của Hoàng Thanh Hương phản ánh rõ nét đời sống văn hóa-lịch sử, con người vùng đất Gia Lai. Chị chia sẻ: “Thế hệ chúng tôi được trải nghiệm cuộc sống đổi mới của quê hương, trong từng trang viết ở từng giai đoạn khác nhau đều có những trăn trở, tìm tòi, phản ánh rõ nét hiện thực cuộc sống đang ngày một đổi thay. Đói nghèo giảm đi rõ rệt, đời sống tinh thần, vật chất của đồng bào các dân tộc ngày càng được nâng cao, những giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc được lưu giữ, quảng bá và có hướng phát triển để phù hợp với đời sống đương đại ...”.  
Tuy nhiên, với trách nhiệm của người cầm bút, chị vẫn chưa thôi trăn trở với khát vọng đổi mới để có thêm những sáng tác thực sự đi vào đời sống xã hội. “Là thế hệ những người cầm bút trẻ, người chiến sĩ trên mặt trận tư tưởng văn hóa của Đảng, chúng tôi xác định mỗi tác phẩm văn học nghệ thuật là sản phẩm tuyên truyền hiệu quả chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Mỗi tác phẩm đều phải góp phần nâng cao tính chân-thiện-mỹ trong mỗi con người để hiểu hơn, yêu hơn, trách nhiệm hơn với quê hương và nhân dân mình”-nhà văn Hoàng Thanh Hương bày tỏ.
45 năm sau Ngày giải phóng tỉnh, văn học Gia Lai đã để lại dấu ấn với những thành công nhất định. Nhưng theo nhà thơ Văn Công Hùng, vẫn còn đó những khoảng trống văn chương. Dù có đội ngũ sáng tác trẻ, đông đảo nhưng đi sâu vào từng tác giả thì chưa có nhà văn nào thực sự nổi bật, tác phẩm đi vào lòng bạn đọc chưa nhiều. Nhiều cây bút chưa hiểu sâu, tường tận về văn hóa Tây Nguyên nên ngòi bút thiếu sự chân xác, tinh tế. “Muốn viết đúng về vùng đất phải sống với nó, phải yêu và phải hiểu mới có được cái nhìn khách quan, chân thực, nhân văn. Nếu không hiểu vùng đất này thì người cầm bút không thể yêu mà đi đến tận cùng trong sáng tác”-ông nói. Dù vậy, nhà thơ Văn Công Hùng cũng tin rằng, tình yêu mà mỗi người dành cho “nơi ta ở” sẽ giúp người cầm bút tìm thấy ánh sáng trong tim để sống và viết có trách nhiệm, để văn học đi vào đời sống, làm đẹp cho đời một cách sang trọng, văn hóa hơn.
MINH CHÂU

Có thể bạn quan tâm

Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Đi cà kheo

(GLO)- Đi cà kheo không chỉ phổ biến ở vùng đồng bằng mà còn là một hoạt động văn hóa dân gian của đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên. Bằng những câu thơ chân thực và gần gũi, tác giả Nguyễn Ngọc Hưng đã tái hiện trò chơi này đầy sinh động gắn với cảm xúc hứng khởi từ người chơi.

Tranh minh họa (nguồn internet).

Thơ Đại Dương: Kính rượu thầy giáo cũ

(GLO)- Bài thơ "Kính rượu thầy giáo cũ" của tác giả Đại Dương chứa đựng nhiều tình cảm và lòng tri ân sâu sắc. Mỗi câu thơ là hình ảnh rất chân thật về một thời gian khó cắp sách đến trường, về những hy sinh thầm lặng của thầy giáo và cả sự khắc khoải, trăn trở của người học trò đã trưởng thành...

Thơ Hà Hoài Phương: Những ngôi sao xanh

Thơ Hà Hoài Phương: Những ngôi sao xanh

(GLO)- Hình ảnh "những ngôi sao xanh" trong thơ Hà Hoài Phương tượng trưng cho ánh sáng hy vọng không bao giờ tắt, dẫu rằng có bao nhiêu khó khăn, thử thách hay bóng tối bao phủ. Những ngôi sao ấy là niềm tin, sức mạnh tinh thần giúp con người vượt qua mọi gian truân cuộc sống...

Thơ Nguyễn Đình Phê: Gửi lại

Thơ Nguyễn Đình Phê: Gửi lại

(GLO)- Bài thơ "Gửi lại" của Nguyễn Đình Phê là một tác phẩm đầy hoài niệm, suy tư về thời gian, tình yêu và sự chia ly. Xoay quanh cảm giác tiếc nuối, luyến lưu một mối tình đã qua, những kỷ niệm khó quên, tác giả muốn gửi lại cho người yêu hay cho chính mình?

Tiến sĩ Lưu Hồng Sơn bên một bức tranh của họa sĩ Xu Man tại Bảo tàng tỉnh. Ảnh: P.D

Tranh Xu Man: Di sản tìm về

(GLO)- Từ chỗ chỉ sở hữu số lượng tác phẩm rất ít ỏi của họa sĩ Xu Man, hiện nay, Bảo tàng tỉnh Gia Lai đang có một bộ sưu tập dày dặn với tổng cộng 52 bức của người họa sĩ tài danh, nhiều nhất trong hệ thống bảo tàng cả nước.

Hình dung

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Hình dung

(GLO)- Bài thơ "Hình dung" của Nguyễn Ngọc Hưng là một tác phẩm đẹp, đậm chất mộng mơ và lãng mạn. Nó thể hiện một tình yêu vĩnh cửu, dường như không thể chạm vào, nhưng vẫn mãnh liệt và đầy khắc khoải...

Tặng em nỗi nhớ ngược chiều

Thơ Từ Dạ Linh: Tặng em nỗi nhớ ngược chiều

(GLO)- "Tặng em nỗi nhớ ngược chiều" của Từ Dạ Linh mang vẻ đẹp mộc mạc, đầy hoài niệm về tuổi thơ, về những khoảnh khắc hồn nhiên mà người ta thường dễ dàng quên đi. Ẩn chứa trong đó cũng là nỗi nhớ, sự lưu luyến về tình yêu đầu đời với những xúc cảm tinh khôi, thuần khiết...

Ảnh minh họa. Nguồn : Internet

Niềm vui đọc sách

(GLO)- Từ lâu, đọc sách đã là một hoạt động được ưa thích của nhiều người, được khích lệ ở nhiều nơi vì những lợi ích mà nó mang lại. Tôi vẫn giữ thói quen đọc đều đặn mỗi ngày. Điều đó vừa cần thiết cho công việc, vừa là cách để tôi giải trí và tìm hiểu về thế giới xung quanh.