33.000 người Ấn Độ tử vong mỗi năm do ô nhiễm không khí

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
(GLO)- Theo một báo cáo khoa học vừa được công bố, ô nhiễm không khí là thủ phạm khiến 33.000 người Ấn Độ tử vong mỗi năm. Song điều đáng chú ý là số ca tử vong vì ô nhiễm không khí lại gia tăng ở các thành phố của Ấn Độ vốn được coi là có không khí tương đối sạch.
Hình ảnh phản ánh ô nhiễm ở thành phố Gurugram, bang Haryana, Ấn Độ. Ảnh: ANI

Hình ảnh phản ánh ô nhiễm ở thành phố Gurugram, bang Haryana, Ấn Độ. Ảnh: ANI

Điều này cho thấy vấn đề ô nhiễm không khí đã vượt ra khỏi các đại đô thị tại quốc gia đông dân nhất thế giới.

Nội dung trên được đưa ra trong một nghiên cứu đăng tải trên tạp chí khoa học The Lancet Planetary Health. Bài báo khoa học được công bố ngày 4/7 phát hiện ra rằng một phần đáng kể trong số 33.000 ca tử vong hàng năm do ô nhiễm không khí tại 10 thành phố Ấn Độ được khảo sát là ở các đô thị ven biển như Bangalore, Chennai, Kolkata và Mumbai, nơi chất lượng không khí được coi là ở mức trung bình.

“Những tác động đáng kể mà chúng ta quan sát được ngay cả ở dưới mức giới hạn chất lượng không khí của Ấn Độ là đáng báo động”, Bhargav Krishna, tác giả chính của nghiên cứu cho biết.

Các nhà nghiên cứu đã xem xét 3,6 triệu ca tử vong trong giai đoạn 2008-2019 trên khắp các khu vực ở Ấn Độ lấy mẫu và đối chiếu chúng lên một bản đồ chi tiết về sự phân bố của hạt bụi PM 2.5, một hợp chất gây ung thư có kích thước nhỏ đến mức có thể xâm nhập vào máu.

Kết quả cho thấy, trung bình 7,2% trong tổng số ca tử vong hằng ngày tại 10 thành phố lớn nhất và ô nhiễm nhất ở Ấn Độ, bao gồm New Delhi, Bangalore, Mumbai có liên quan đến mức độ bụi PM2.5 cao hơn so với mức khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) về mức độ phơi nhiễm an toàn. Tỷ lệ tử vong hằng ngày và hằng năm tại New Delhi được phát hiện ở mức cao nhất do ô nhiễm hạt bụi PM2.5. Các nguồn gây ô nhiễm bao gồm khí thải từ phương tiện giao thông và công nghiệp.

Nhóm nghiên cứu phát hiện ra rằng việc tiếp xúc với các hạt có nồng độ cao trong thời gian chỉ 48 giờ có thể làm giảm tuổi thọ ở cấp độ tập thể. Theo đó, 7,2 phần trăm tổng số ca tử vong liên quan đến nồng độ PM 2.5 vượt quá tiêu chuẩn của WHO là 15 microgam trên mét khối.

Chính phủ Ấn Độ đặt mục tiêu quy mô nền kinh tế 5 nghìn tỷ USD vào năm 2024, và cần đầu tư nhiều hơn vào các chương trình kiểm soát ô nhiễm cụ thể của từng bang.

Phân tích cho thấy ở Ấn Độ, ô nhiễm là nguyên nhân dẫn đến bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, nhiễm trùng đường hô hấp, ung thư phổi, bệnh tim, đột quỵ, tiểu đường, rối loạn sơ sinh và đục thủy tinh thể.

Có thể bạn quan tâm

Gia Lai tập trung nâng cao hiệu quả cung cấp và sử dụng dịch vụ công trực tuyến

Gia Lai tập trung nâng cao hiệu quả cung cấp và sử dụng dịch vụ công trực tuyến

(GLO)- Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai vừa có công văn yêu cầu các sở, ban, ngành, địa phương quán triệt quan điểm, định hướng, phát huy tinh thần “1 mục tiêu”, “2 trụ cột”, “3 đột phá”, “4 không”, “5 đẩy mạnh, tăng cường” nhằm nâng cao hiệu quả cung cấp và sử dụng dịch vụ công trực tuyến trên địa bàn.