33 học sinh tiểu học nhập viện sau bữa cơm trưa

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Chiều 27-3, lãnh đạo UBND TP Cẩm Phả (tỉnh Quảng Ninh) cho biết sau bữa cơm trưa, 33 học sinh tiểu học phải nhập viện với triệu chứng đau bụng, buồn nôn…

Theo thông tin ban đầu, vào hồi 11 giờ ngày 27-3, 33 học sinh bán trú của trường Tiểu học Quang Hanh có biểu hiện đau bụng, buồn nôn sau khi ăn cơm trưa tại trường. Phát hiện sự việc, nhà trường đã khẩn trương đưa các cháu học sinh đến Bệnh viện đa khoa Cẩm Phả để kiểm tra, theo dõi.

Sức khỏe các em học sinh nghi ngộ độc thực phẩm đều đã ổn định. Ảnh: Thu Phương

Sức khỏe các em học sinh nghi ngộ độc thực phẩm đều đã ổn định. Ảnh: Thu Phương

Ngay sau khi nhận được thông tin, lãnh đạo UBND thành phố đã có mặt tại bệnh viện, chỉ đạo các đơn vị liên quan khẩn trương có phương án đưa toàn bộ học sinh có biểu hiện bất thường liên quan đến bữa ăn đến cơ sở y tế để kiểm tra, theo dõi sức khỏe.

Lãnh đạo UBND TP Cẩm Phả chỉ đạo các phòng chuyên môn và đơn vị liên quan phối hợp xác minh, làm rõ nguyên nhân sự việc; tiếp tục theo dõi đối với các học sinh hiện tại ở trường để đảm bảo sức khỏe, ổn định tâm lý cho học sinh và phụ huynh học sinh.

Cũng theo UBND TP Cẩm Phả, có 33 học sinh (trên tổng số 811 học sinh ăn bán trú) của trường Tiểu học Quang Hanh đã được đưa đến Bệnh viện đa khoa Cẩm Phả để kiểm tra, theo dõi. Tất cả 33 học sinh đều không có biểu hiện lâm sàng nghiêm trọng, hiện sức khỏe đều đã ổn định, đang được tiếp tục theo dõi tại bệnh viện.

Các cháu còn lại ở trường đều đang ổn định, bình thường.

Hiện, Trung tâm kiểm soát bệnh tật Quảng Ninh đang thực hiện lấy mẫu lưu thực phẩm của đơn vị cung cấp suất ăn để xét nghiệm. TP Cẩm Phả cũng chỉ đạo các cơ quan chức năng khẩn trương xác minh làm rõ.

Có thể bạn quan tâm

TP. HCM: Bắt đầu công bố hết dịch sởi

TP. HCM: Bắt đầu công bố hết dịch sởi

Sáng 27-3, Sở Y tế TPHCM cho biết, hiện có 22 phường, xã thuộc Quận 1, 4 và huyện Củ Chi đủ điều kiện công bố hết dịch sởi, Sở Y tế đã có báo cáo và đề nghị UBND TPHCM ban hành quyết định công bố hết dịch sởi tại các phường xã này theo quy định.

Bác sĩ khám bệnh cho chị Ksor Hlai (làng Chan, xã Ia Pnôn, huyện Đức Cơ). Ảnh: N.N

Bệnh lao tiềm ẩn trong cộng đồng

(GLO)- Mỗi năm, toàn tỉnh Gia Lai phát hiện khoảng 700 bệnh nhân lao. Hiện vẫn còn khoảng 40% bệnh nhân lao tiềm ẩn trong cộng đồng, là nguồn lây lan bệnh nếu không kịp thời điều trị. Ngoài ra, số bệnh nhân lao kháng thuốc gia tăng đang là gánh nặng trong công tác phòng-chống lao tại tỉnh.

Bác sĩ Khoa Nội-Nhi-Nhiễm (Trung tâm Y tế TP. Pleiku) thăm khám cho bệnh nhi mắc sốt xuất huyết. Ảnh: N.N

Bệnh truyền nhiễm diễn biến phức tạp

(GLO)- Từ đầu năm 2025 đến nay, tình hình dịch bệnh truyền nhiễm trên địa bàn tỉnh Gia Lai diễn biến phức tạp, đặc biệt là bệnh sởi. Ngoài ra, năm nay còn được dự báo chu kỳ sốt xuất huyết có nguy cơ lây lan thành dịch. Trước tình hình đó, ngành Y tế đã chủ động tăng cường các biện pháp phòng ngừa.

5 khuyến cáo của Bộ Y tế đưa ra phòng chống bệnh sởi

5 khuyến cáo của Bộ Y tế đưa ra phòng-chống bệnh sởi

(GLO)- Theo thống kê của Bộ Y tế, từ đầu năm 2025 đến nay, cả nước ghi nhận khoảng 40.000 trường hợp nghi sởi, 5 trường hợp tử vong liên quan đến sởi; số trường hợp nghi sởi ghi nhận cao nhất tại khu vực miền Nam (57%), miền Trung (19,2%), miền Bắc (15,1%), Tây Nguyên (8,7%).