2022 người tham gia vòng đại xòe tại Lễ đón nhận Bằng của UNESCO ghi danh "Nghệ thuật Xòe Thái"

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO) - Theo kịch bản chương trình, Lễ đón nhận Bằng của UNESCO ghi danh "Nghệ thuật Xòe Thái" với vòng đại xòe 2022 người tham gia sẽ diễn ra vào 20 giờ thứ Bảy ngày 24-9 tại Sân vận động thị xã Nghĩa Lộ, tỉnh Yên Bái, trong thời lượng 90 phút.
Buổi lễ có sự tham gia phối hợp của 4 tỉnh: Yên Bái, Điện Biên, Sơn La, Lai Châu. Đến thời điểm này, kịch bản tổ chức Lễ đón Bằng công nhận "Nghệ thuật Xòe Thái" là Di sản Văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại đã được thống nhất, công tác chuẩn bị đang gấp rút hoàn thành những phần việc cuối cùng.
Bên cạnh Lễ đón nhận Bằng của UNESCO ghi danh "Nghệ thuật Xòe Thái", tỉnh Yên Bái tổ chức khai mạc Lễ hội Văn hóa, Du lịch Mường Lò, khám phá Danh thắng Quốc gia đặc biệt ruộng bậc thang Mù Cang Chải năm 2022.
Ông Đỗ Đức Duy, Bí thư Tỉnh ủy Yên Bái cho biết, Thường trực Tỉnh ủy đã yêu cầu các cơ quan đơn vị, địa phương, cá nhân liên quan bám sát các nhiệm vụ được phân công, khẩn trương triển khai công tác, đảm bảo chất lượng, hiệu quả, đúng tiến độ. Theo đó, hoàn thiện kịch bản và chương trình chi tiết xong trước ngày 12/9, mọi công việc chuẩn bị hoàn tất trước ngày 21-9. Chương trình biểu diễn nghệ thuật sẽ được sơ duyệt vào ngày 20/9 và tổng duyệt vào ngày 21-9.
Màn trình diễn nghệ thuật Xòe Thái với sự tham gia của 5.000 nghệ nhân và diễn viên quần chúng. Ảnh: Tuấn Anh/TTXVN
Màn trình diễn nghệ thuật Xòe Thái với sự tham gia của 5.000 nghệ nhân và diễn viên quần chúng. Ảnh: Tuấn Anh/TTXVN
Để phục vụ cho chương trình biểu diễn nghệ thuật, tỉnh Yên Bái đã huy động hàng nghìn nghệ nhân, diễn viên chuyên và không chuyên tham gia tập luyện từ ngày 28-8, trong đó có tiết mục múa vòng đại xòe với 2022 người tham gia cùng lúc. Ngoài ra, chương trình còn huy động 450 người tham gia chương trình diễu diễn đường phố có sự tham gia của 3 tỉnh Điện Biên, Sơn La, Lai Châu.
Đối với công tác tuyên truyền, Ban Tổ chức đã xây dựng video clip và 18 infographic tuyên truyền về sự kiện; đề nghị các cơ quan thông tấn, báo chí xây dựng các chuyên trang, chuyên mục để tuyên truyền vào dịp Lễ đón nhận. Đặc biệt, buổi lễ sẽ được truyền hình trực tiếp trên sóng của Đài Truyền hình Việt Nam và một số Đài Phát thanh - Truyền hình các tỉnh Tây Bắc từ Sân vận động thị xã Nghĩa Lộ.
Công tác lễ tân, hậu cần, đảm bảo an ninh trật tự, an toàn giao thông, vệ sinh an toàn thực phẩm, phòng, chống dịch Covid-19, ổn định lưới điện... đã được xây dựng kịch bản chi tiết và đang tích cực triển khai thực hiện theo yêu cầu và tiến độ đề ra, trong đó, đảm bảo chỗ ăn, nghỉ, di chuyển cho trên 1.300 khách mời trong nước và quốc tế đến tham dự Lễ đón nhận.
Bà Đỗ Thị Thanh Nga, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thị xã Nghĩa Lộ cho biết: Thị xã đã thành lập Ban Chỉ đạo gồm 48 thành viên và 5 Tiểu ban giúp việc. Để chuẩn bị cho chương trình nghệ thuật, thị xã đã bố trí, tổ chức cho hàng nghìn người tham gia tập luyện từ rất sớm, với tinh thần tập luyện nhiệt huyết, hăng say, hứa hẹn một màn đại xòe ấn tượng có tính nghệ thuật cao. Người dân được tuyên truyền, thông tin trong các buổi họp và sinh hoạt thôn, bản, tổ dân phố về mục đích ý nghĩa của sự kiện. Thị xã tích cực chuẩn bị không gian trưng bày và trình diễn văn hóa các dân tộc; tổ chức hội chợ trưng bày, giới thiệu các sản phẩm OCOP; tổ chức Lễ hội rước đèn Trung Thu cỡ lớn lần thứ 2, tổ chức không gian trải nghiệm cho du khách, đêm hội "Vũ điệu mùa Thu" và các hoạt động trải nghiệm tại các điểm có hoạt động du lịch.
Trong dịp này, thị xã Nghĩa Lộ thay mới 9 cụm pa nô khổ lớn, treo trên 100 băng rôn, dây cờ trang trí; cắm trên 1.500 hồng kỳ. Tất cả các cơ quan, đơn vị, tổ dân phố, hộ gia đình treo cờ Tổ quốc; đồng thời tích cực tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho người dân thực hiện nếp sống văn minh, ứng xử văn hóa, mến khách tạo hình ảnh, ấn tượng tốt đẹp cho đại biểu, du khách khi đến với Yên Bái.
TIẾN KHÁNH
 

Có thể bạn quan tâm

Thơ Đào An Duyên: Lòng quê

Thơ Đào An Duyên: Lòng quê

(GLO)- Trong nhịp sống hiện đại hối hả, bài thơ "Lòng quê" của tác giả Đào An Duyên là tiếng vọng thầm lặng mà day dứt. Người xa quê, dù ở đâu chăng nữa vẫn mang trong tim nỗi nhớ cội nguồn. Qua hình ảnh nước xuôi nước ngược, bài thơ gợi về sự gắn bó thiêng liêng giữa con người và quê hương.

Người nặng lòng với dân ca Tày

Người nặng lòng với dân ca Tày

(GLO)-Hơn 30 năm kể từ ngày rời quê hương Cao Bằng vào Gia Lai lập nghiệp, ông Mã Văn Chức (SN 1961, tổ 3, thị trấn Phú Thiện) vẫn nặng lòng với văn hóa dân tộc Tày. Hơn 100 bài hát đã được ông sáng tác theo làn điệu dân ca Tày với mong muốn “giữ lửa” cho âm nhạc dân gian.

Thơ Lữ Hồng: Những gương mặt hoa cài

Thơ Lữ Hồng: Những gương mặt hoa cài

(GLO)- Bằng hình ảnh thiên nhiên giàu biểu cảm, bài thơ "Những gương mặt hoa cài" của Lữ Hồng gợi nên vẻ đẹp bình yên ẩn sâu trong nhịp sống phố thị. Lời thơ không chỉ là hoài niệm, mà còn là nơi gửi gắm tình yêu, ký ức và những giấc mơ không lời giữa tháng năm xoay vần.

Thơ Sơn Trần: Phía Trường Sơn

Thơ Sơn Trần: Phía Trường Sơn

(GLO)- Bài thơ "Phía Trường Sơn" của Sơn Trần là khúc trầm sâu lắng về nỗi nhớ và sự hy sinh lặng thầm phía hậu phương. Tháng Tư về trên biên cương đầy cỏ xanh và chiều sương phủ trắng, nỗi nhớ hòa quyện cùng đất trời, tạo nên một bản tình ca sâu lắng dành cho cha-người lính năm xưa.

Khẳng định sức sống bất tận của văn học nghệ thuật trong đời sống tinh thần Nhân dân

Khẳng định sức sống bất tận của văn học nghệ thuật trong đời sống tinh thần Nhân dân

(GLO)- Đó là phát biểu của Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Châu Ngọc Tuấn tại hội nghị tổng kết 50 năm nền văn học nghệ thuật tỉnh Gia Lai sau ngày thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025) diễn ra vào sáng 23-4 tại Hội trường 2-9 (TP. Pleiku).

Nơi “Ngọn lửa cao nguyên” rực sáng

Nơi “Ngọn lửa cao nguyên” rực sáng

(GLO)- Trong kho tàng âm nhạc Việt Nam có nhiều ca khúc không chỉ đơn thuần là tác phẩm nghệ thuật mà còn là biểu tượng của một vùng quê. Nơi ấy, tình yêu và nỗi nhớ không thể phai mờ. “Ngọn lửa cao nguyên” của nhạc sĩ Trần Tiến chính là một trong những ca khúc như thế.

Thơ Lenguyen: Mùa qua phố

Thơ Lenguyen: Mùa qua phố

(GLO)- Bài thơ "Mùa qua phố" của tác giả Lenguyen là một bức tranh dịu dàng, gợi cảm xúc, đưa người đọc bước vào không gian phố núi Pleiku trong thời khắc chuyển mùa. Với giọng điệu lãng mạn và sâu lắng, bài thơ khơi gợi vẻ đẹp bình dị nhưng đầy chất thơ của phố núi...

Con đường tất yếu

Con đường tất yếu

Vài năm trở lại đây, các sản phẩm văn hóa - nghệ thuật Việt đã được khai thác với tinh thần mới: vừa trân trọng truyền thống, vừa dấn thân khai phá cái mới.