14 xã tại Gia Lai được hỗ trợ từ Dự án Giảm tử vong mẹ MSD-UNFPA

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Ngày 31-3, đoàn chuyên gia của Quỹ Dân số Liên hiệp Quốc (UNFPA) tại Việt Nam, Quỹ MSD for Mothers (MSD vì các bà mẹ) tại Việt Nam đã có buổi làm việc với Sở Y tế Gia Lai xung quanh việc triển khai dự án “Không để ai bị bỏ lại phía sau: Các can thiệp đổi mới sáng tạo nhằm giảm tình trạng tử vong bà mẹ vùng dân tộc thiểu số tại Việt Nam” (gọi tắt là dự án Giảm tử vong mẹ MSD-UNFPA) tại Gia Lai.

Tham dự buổi làm việc, về phía đoàn chuyên gia, có bà Naomi Kitahara-Trưởng đại diện UNFPA tại Việt Nam; bà Jennifer Cox-Tổng Giám đốc MSD tại Việt Nam, đại diện lãnh đạo Vụ Sức khỏe Bà mẹ-Trẻ em.

Về phía tỉnh Gia Lai có ông Đinh Hà Nam-Phó Giám đốc Sở Y tế, lãnh đạo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh, Bệnh viện Đa khoa tỉnh…

Quang cảnh buổi làm việc. Ảnh: Như Nguyện

Quang cảnh buổi làm việc. Ảnh: Như Nguyện

Theo báo cáo của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh, dự án Giảm tử vong mẹ MSD-UNFPA triển khai tại 14 xã thuộc 4 huyện: Mang Yang, Chư Păh, Chư Sê và Kông Chro. Thời gian triển khai dự án từ tháng 9-2021 đến 9-2024.
Dự án với mục tiêu nhằm tăng cường khả năng tiếp cận và sử dụng các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản và sức khỏe tình dục toàn diện, có chất lượng và tự nguyện cho đồng bào dân tộc thiểu số; nâng cao năng lực quản lý cấp cứu sản khoa ở các khu vực miền núi và xây dựng mạng lưới cô đỡ thôn bản ở các vùng dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa…

Ngày 24-9-2021, Ban Quản lý dự án Giảm tử vong mẹ MSD-UNFPA đã tổ chức ký kết trực tuyến với Sở Y tế tỉnh Gia Lai và tiếp đó triển khai các hoạt động hỗ trợ cho tỉnh Gia Lai để thực hiện dự án như tổ chức nghiên cứu “Đánh giá chỉ số đầu vào và xác định nhu cầu cho can thiệp giảm tử vong mẹ tại các xã khó khăn vùng dân tộc thiểu số”; triển khai tập huấn cho cán bộ y tế…

Từ năm 2020 đến nay, dự án đã cấp các trang bị y tế và phương tiện phòng hộ cá nhân, tài liệu truyền thông cho các tuyến. Các trang bị y tế được cấp như: găng tay khám bệnh, áo bảo hộ choàng ngoài, bộ bảo hộ kín người, khẩu trang N95, máy theo dõi sản khoa, máy nghe tim thai… góp phần giúp địa phương thực hiện tốt hơn công tác chăm sóc sức khỏe sinh sản tại các khu vực triển khai dự án.

Ông Đinh Hà Nam-Phó Giám đốc Sở Y tế tỉnh phát biểu tại buổi làm việc. Ảnh: Như Nguyện

Ông Đinh Hà Nam-Phó Giám đốc Sở Y tế tỉnh phát biểu tại buổi làm việc. Ảnh: Như Nguyện

Theo Sở Y tế, tỉnh Gia Lai nhận thấy hoạt động của Dự án là rất cần thiết, góp phần nâng cao công tác chăm sóc sức khoẻ sinh sản, giảm tử vong mẹ tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh.
Sở Y tế kiến nghị Ban quản lý dự án tiếp tục xem xét mở rộng hỗ trợ thêm cho các xã khó khăn khác trên địa bàn tỉnh; đề nghị phê duyệt kinh phí dự toán trong thời gian nhanh nhất để kịp thời triển khai các hoạt động của dự án tại địa phương; cấp thêm các trang thiết bị y tế cho tuyến tỉnh, huyện, xã; tổ chức các lớp tập huấn cho cán bộ y tế các tuyến nhằm nâng cao kiến thức, kỹ năng để áp dụng trong công tác chuyên môn tại cơ sở. Tiếp tục đào tạo thêm kíp phẫu thuật sản khoa cho các bác sĩ chuyên trách ở bệnh viện tuyến huyện…

Phát biểu tại buổi làm việc, bà Naomi Kitahara-Trưởng đại diện UNFPA tại Việt Nam ghi nhận những nỗ lực của tỉnh Gia Lai và kết quả đạt được trong triển khai dự án trên địa bàn tỉnh Gia Lai.

Qua làm việc và khảo sát thực tế, thăm hỏi các bệnh nhân tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh và người dân tại xã Đê Ar (huyện Mang Yang), đoàn cũng nắm được một số tình hình chung cũng như những thuận lợi, khó khăn của người dân trong việc chăm sóc sức khỏe.

Trong đó, nhiều bà mẹ mang thai do trở ngại về giao thông, khó khăn về điều kiện kinh tế nên vấn đề chăm sóc sức khỏe sinh sản chưa được thường xuyên vì vậy cần có các biện pháp can thiệp để hỗ trợ người dân được chăm sóc sức khỏe ngày càng tốt hơn. Tỉnh cũng cần tăng cường truyền thông nhóm, truyền thông tại hộ gia đình; tăng cường tuyên truyền, tư vấn cho các bà mẹ mang thai vấn đề quan trọng trong việc sinh con tại các cơ sở y tế để từ đó thay đổi nhận thức của người dân, hạn chế việc sinh con tại nhà…

Qua buổi làm việc, đoàn ghi nhận những kiến nghị, đề xuất của tỉnh và sẽ xem xét để tiếp tục có sự hỗ trợ thời gian tới.

Đoàn chuyên gia UNFPA tại Việt Nam, Quỹ MSD for Mothers (MSD vì các bà mẹ) thăm hộ đồng bào dân tộc thiểu số tại làng Ar Dêt, xã Đê Ar, huyện Mang Yang. Ảnh: Như Nguyện

Đoàn chuyên gia UNFPA tại Việt Nam, Quỹ MSD for Mothers (MSD vì các bà mẹ) thăm hộ đồng bào dân tộc thiểu số tại làng Ar Dêt, xã Đê Ar, huyện Mang Yang. Ảnh: Như Nguyện

Được biết, trước đó ngày 30-3, Đoàn chuyên gia UNFPA tại Việt Nam, Quỹ MSD for Mothers (MSD vì các bà mẹ) cũng đã có buổi làm việc, khảo sát tại Khoa Sản (Bệnh viện Đa khoa tỉnh); làm việc tại Trạm Y tế xã Đê Ar, huyện Mang Yang), thảo luận với các cán bộ y tế xã và y tế thôn bản và đi thăm hộ đồng bào dân tộc thiểu số tại làng Ar Dêt, xã Đê Ar.

Có thể bạn quan tâm

Nguy cơ gia tăng bệnh dại mùa nắng nóng

Nguy cơ gia tăng bệnh dại mùa nắng nóng

(GLO)- Theo Bộ Y tế, từ tháng 4 đến tháng 8 là giai đoạn ghi nhận số ca tử vong vì bệnh dại cao nhất trong năm, đặc biệt là các tỉnh Tây Nguyên, miền Trung và miền Bắc. Riêng tại Gia Lai, từ đầu năm 2025 đến nay, các địa phương đã ghi nhận 3 ca tử vong do bệnh dại.

Bộ Y tế công bố 21 loại thuốc giả

Bộ Y tế công bố 21 loại thuốc giả

Trong số 21 sản phẩm bị thu giữ, có 4 loại được xác định là giả mạo thuốc đã được Bộ Y tế cấp phép lưu hành, Bộ Y tế thông báo trên toàn quốc không được kinh doanh, sử dụng những loại thuốc này.

Khám-chữa bệnh cùng chuyên gia: Tiện lợi cho người dân

Khám-chữa bệnh cùng chuyên gia, tiện lợi cho người dân

(GLO)- Hiện nay, người dân Gia Lai có thể khám bệnh với sự hỗ trợ từ các chuyên gia tuyến trên ngay tại tỉnh. Không chỉ khám bệnh, các chuyên gia còn tiến hành phẫu thuật các ca bệnh khó, phức tạp… tạo điều kiện thuận lợi cho người dân tiếp cận các dịch vụ y tế chất lượng ngay tại tuyến tỉnh.

305 nhãn hiệu sữa giả được đăng ký tại Hòa Bình, cán bộ y tế cũng phát hoảng

305 nhãn hiệu sữa giả được đăng ký tại Hòa Bình, cán bộ y tế cũng phát hoảng

Trong số 573 nhãn hiệu sữa bột giả mới được công bố có đến 305 nhãn hiệu được nộp hồ sơ tự công bố sản phẩm tại Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh Hòa Bình. Một cán bộ Sở Y tế Hoà Bình cũng phải thốt lên đây là chuyện "khủng khiếp", người dân có quyền nghi ngờ có khuất tất.