10 tác phẩm lọt vào chung khảo Giải thưởng Thiếu nhi Dế Mèn lần thứ 4

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Ban Tổ chức Giải thưởng Thiếu nhi Dế Mèn-Báo Thể thao và Văn hóa (Thông tấn xã Việt Nam) đã công bố 10 tác phẩm lọt vào chung khảo lần thứ 4, năm 2023 vào ngày 15-5. Từ top 10 này, Hội đồng Giám khảo sẽ chọn ra các giải Hiệp sĩ Dế Mèn, Khát vọng Dế Mèn để trao giải vào dịp Ngày Quốc tế Thiếu nhi 1-6 tới.

Theo tin từ Thông Tấn xã Việt Nam: Giải thưởng Thiếu nhi Dế Mèn là giải thưởng nghệ thuật thường niên do Báo Thể thao và Văn hóa sáng lập từ năm 2020 nhằm trao cho các sáng tác, trình diễn nghệ thuật xuất sắc của thiếu nhi hoặc vì thiếu nhi.

10 tác phẩm được chọn vào chung khảo của Giải thưởng Dế Mèn được đánh giá cao về sức sáng tạo. Ảnh Sài Gòn giải phóng Online

10 tác phẩm được chọn vào chung khảo của Giải thưởng Dế Mèn được đánh giá cao về sức sáng tạo. Ảnh Sài Gòn giải phóng Online

Năm nay, Giải thưởng Thiếu nhi Dế Mèn thu hút 121 tác phẩm, chùm tác phẩm được sáng tác, hoàn thiện hoặc công bố từ ngày 1-1-2022 đến ngày 20-4-2023. Đây là các tác phẩm do các tác giả gửi dự thi hoặc do các nhà xuất bản trên cả nước cùng các thành viên Ban sơ khảo đề cử. Qua 2 vòng chấm, từ ngày 25-4 đến ngày 11-5, Ban sơ khảo gồm 8 thành viên đã thảo luận; cho điểm để chọn ra top 10 tác phẩm xuất sắc nhất vào vòng chung khảo, trong đó có 7 truyện dài, chùm truyện dài; một sách tranh; một tập thơ và một chùm tranh.

Theo đó, 10 tác phẩm được chọn vào chung khảo gồm: "A lô, cậu đấy à?" (truyện dài của Trần Đức Tiến, minh họa Kim Duẩn, Nhà xuất bản Kim Đồng); chùm tranh của Hoàng Nhật Quang (11 tuổi, Lạng Sơn); "Khu rừng trong chai" (sách tranh của Huỳnh Trọng Khang-Nguyễn Nhân, Nhà xuất bản Thế giới); "Nghé ọ hai xoáy" (truyện dài của Phạm Anh Xuân, Nhà xuất bản Văn học); "Những con mèo của ông bắp cải" (bản thảo truyện dài của Nguyễn Thị Cẩm Hà); "Ông Ba Bị và những đứa trẻ trong mơ" (truyện dài của Lạc An, Nhà xuất bản Kim Đồng); "Ở một nơi có rất nhiều rồng" (bản thảo truyện dài của Mộc An); "Phù thủy sợ ma" (thơ Thụy Anh, minh họa Kim Duẩn, Nhà xuất bản Kim Đồng); "Tôi, bố tôi, và…" và "Từ những bức thư" (bản thảo chùm hai truyện dài của Đoàn Lữ Thụy Phương, 10 tuổi); "Vua ngan xóm hồ" (bản thảo truyện dài của Uông Triều).

Báo Sài Gòn giải phóng Online đưa tin: Trong 10 tác phẩm năm nay đã xuất hiện 2 tác giả nhí với những tác phẩm được ban sơ khảo đánh giá cao về tài năng với những phẩm chất sáng tạo chuyên nghiệp sớm được bộc lộ. Bên cạnh đó, nhóm 10 cũng xuất hiện tác phẩm của Mộc An-tác giả từng lọt vào vòng chung khảo Giải Dế Mèn lần 3-2022 với tác phẩm Nếu một ngày chúng tớ biến mất.

Theo ban tổ chức, sau 2 năm liên tiếp không tìm được "Hiệp sĩ Dế Mèn", năm nay, ban sơ khảo đã đạt được sự nhất trí cao trong việc đề cử tác giả duy nhất vào hạng mục danh giá nhất này. Theo quy định, Giải Hiệp sĩ Dế Mèn được trao cho tác giả có bề dày cống hiến cho thiếu nhi, xét trong cả sự nghiệp, đồng thời phải có tác phẩm chất lượng cao được sáng tác hoặc công bố trong năm trao giải. Theo ban sơ khảo, trong 10 tác giả có tác phẩm lọt vào chung khảo năm nay đã có tác giả đáp ứng được tiêu chí trên nên đề cử lên hội đồng giám khảo quyết định.

Có thể bạn quan tâm

Xây dựng nghị định về khuyến khích phát triển văn học là cần thiết

Xây dựng nghị định về khuyến khích phát triển văn học là cần thiết

Ngày 4-4, tại Hà Nội, Bộ VH-TT-DL tổ chức hội thảo lấy ý kiến xây dựng Nghị định về khuyến khích phát triển văn học. Đây là một bước quan trọng nhằm tạo dựng hành lang pháp lý hỗ trợ nền văn học Việt Nam phát triển bền vững trong bối cảnh toàn cầu hóa và cách mạng công nghiệp 4.0.

“Gạn đục khơi trong” để phát triển văn hóa

“Gạn đục khơi trong” để phát triển văn hóa

(GLO)- Sau nửa thế kỷ đất nước thống nhất, đời sống văn hóa tại nhiều ngôi làng Bahnar, Jrai có nhiều đổi mới, nhất là xóa bỏ những gánh nặng liên quan đến hủ tục. Nhưng để bảo tồn những giá trị cốt lõi của văn hóa vẫn là một hành trình cần “gạn đục khơi trong”.

Chuyện học trong một gia đình trí thức Jrai

Chuyện học trong một gia đình trí thức Jrai

(GLO)- Sinh ra trong một gia đình trí thức người Jrai ở thị xã Ayun Pa (tỉnh Gia Lai), cô Kpă H’Nina-Giáo viên môn Tiếng Anh ở Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng (huyện Ia Grai) không chỉ được rèn giũa tinh thần ham học, mở mang kiến thức mà còn được thừa hưởng vẻ đẹp của cả bố và mẹ.

Sáng tạo văn học nghệ thuật: Hành trình không đơn độc

Sáng tạo văn học nghệ thuật: Hành trình không đơn độc

(GLO)- Mặc nhiên, việc sáng tạo văn học nghệ thuật luôn mang tính độc lập và tự giác cao độ của mỗi văn nghệ sĩ, nhưng hành trình ấy sẽ không đơn độc nếu có sự dìu dắt chân tình của người đi trước. Tại phố núi Pleiku, nhiều tác giả trẻ đã tìm được điểm tựa tinh thần đáng quý như thế.