10 nghề có nhu cầu nhân lực cao nhất TP.HCM năm 2024

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Tại TP.HCM năm 2024, các doanh nghiệp tập trung tuyển dụng trong 10 ngành nghề chủ chốt. Trong đó, các vị trí thuộc lĩnh vực kinh doanh thương mại, dịch vụ phục vụ cá nhân và bảo vệ đứng đầu danh sách nhu cầu nhân lực.

Ngày 29.12, Trung tâm dự báo nhu cầu nhân lực và thị trường lao động TP.HCM (gọi tắt là trung tâm, thuộc Sở LĐ-TB-XH TP.HCM), cho biết theo kết quả khảo sát của đơn vị tại 64.126 lượt doanh nghiệp với 318.731 vị trí việc làm (một vị trí có thể tuyển nhiều người), nhu cầu nhân lực của địa phương năm 2024 tập trung chủ yếu ở các nghề, vị trí sau:

Kinh doanh thương mại: cần 72.383 vị trí, chiếm 22,71% tổng nhu cầu nhân lực, chủ yếu ở các vị trí như quản trị bán hàng; nhân viên giám sát cửa hàng; nhân viên kinh doanh; bán và trợ giúp bán hàng; thu mua.

Dịch vụ phục vụ cá nhân, bảo vệ: cần 41.945 vị trí (13,16%), cần nhiều nhân lực ở các vị trí như nhân viên bảo vệ; đóng gói hàng hóa; giao hàng; tạp vụ; dọn dẹp vệ sinh; làm đẹp.

Dịch vụ bưu chính - viễn thông: cần 19.984 vị trí (6,27%), chủ yếu ở các vị trí như nhân viên dịch vụ bưu chính; kỹ thuật viên truyền hình và nghe nhìn; kỹ thuật viên kỹ thuật viễn thông.

Người lao động tan ca chiều trong khu chế xuất Tân Thuận, Q.7, TP.HCM
Người lao động tan ca chiều trong khu chế xuất Tân Thuận, Q.7, TP.HCM

Công nghệ thông tin: cần 16.192 vị trí (5,08%). Nhu cầu nhân lực tập trung ở các vị trí như kỹ sư phần mềm; kỹ sư mạng máy tính; nhân viên lập trình; nhân viên thiết kế đồ họa; nhân viên quản trị cơ sở dữ liệu; nhân viên xử lý dữ liệu.

Dịch vụ tư vấn - nghiên cứu khoa học và phát triển: cần 15.331 vị trí (4,81%). Nhu cầu nhân lực tập trung ở các vị trí như nhân viên tư vấn; nhân viên chăm sóc khách hàng; nhân viên trực tổng đài.

Kinh doanh quản lý tài sản - bất động sản: cần 14.088 vị trí (4,42%), chủ yếu tuyển dụng các vị trí như trưởng nhóm kinh doanh bất động sản; nhân viên kinh doanh bất động sản; nhân viên môi giới bất động sản.

Dệt may - giày da: cần 13.100 vị trí (4,11%). Nhu cầu nhân lực tập trung ở các vị trí như công nhân may; nhân viên thiết kế thời trang; kỹ thuật viên làm rập; lao động phổ thông ngành giày.

Dịch vụ du lịch - lưu trú và ăn uống: cần 12.781 vị trí (4,01%), chủ yếu tuyển dụng các vị trí như tư vấn viên du lịch; lễ tân khách sạn; đầu bếp; phụ bếp; phục vụ.

Tài chính - tín dụng - ngân hàng - bảo hiểm: cần 11.697 vị trí (3,67%). Nhu cầu nhân lực tập trung ở các vị trí như nhân viên tư vấn bảo hiểm; tư vấn và phân tích tài chính; hỗ trợ tín dụng; thu hồi nợ.

Cơ khí - tự động hoá: cần 11.570 vị trí (3,63%), chủ yếu tập trung ở các vị trí như kỹ sư chế tạo máy; quản đốc xưởng cơ khí; quản lý vật tư cơ khí; kỹ thuật viên cơ khí; nhân viên bảo trì cơ khí; nhân viên vận hành máy cơ khí; thợ gia công cơ khí.

Còn lại có khoảng 89.660 vị trí (28,13%) cần nhân lực ở các nghề khác, ví dụ như nhân viên hành chính văn phòng; quản lý nhân sự; tuyển dụng; tài xế; kiểm kho; thiết kế nội thất; công nghệ thực phẩm; tư vấn luật pháp; chứng từ quốc tế; xuất nhập khẩu; kiểm định chất lượng.

Nhu cầu nhân lực theo ngành nghề ở TP.HCM năm 2024

STT
Nhóm ngành/nghề
Nhu cầu nhân lực (vị trí làm việc)
Tỷ lệ (%)
1
Cơ khí - Tự động hóa
11.570
3,63
2
Kỹ thuật điện - điện lạnh - điện công nghiệp - điện tử
10.072
3,16
3
Công nghệ thông tin
16.192
5,08
4
Công nghệ lương thực - thực phẩm
8.351
2,62
5
Hóa chất - nhựa - cao su
3.410
1,07
6
Kiến trúc - kỹ thuật công trình xây dựng
7.331
2,3
7
Tài nguyên môi trường - cấp thoát nước
542
0,17
8
Công nghệ sinh học
32
0,01
9
Tài chính - tín dụng - ngân hàng - bảo hiểm
11.697
3,67
10
Kế toán - kiểm toán
8.128
2,55
11
Giáo dục - đào tạo
6.120
1,92
12
Y - Dược
2.135
0,67
13
Dịch vụ du lịch - lưu trú và ăn uống
12.781
4,01
14
Kinh doanh quản lý tài sản - bất động sản
14.088
4,42
15
Kinh doanh thương mại
72.383
22,71
16
Marketing
6.406
2,01
17
Dịch vụ bưu chính - viễn thông
19.984
6,27
18
Dịch vụ tư vấn - nghiên cứu khoa học và phát triển
15.331
4,81
19
Dịch vụ vận tải - kho bãi - dịch vụ cảng
11.219
3,52
20
Nhân sự
3.570
1,12
21
Hành chính - văn phòng - Biên phiên dịch
11.474
3,6
22
Luật - pháp lý
319
0,1
23
Quản lý điều hành
3.315
1,04
24
Nông nghiệp - lâm nghiệp và thủy sản
351
0,11
25
Mộc - mỹ nghệ - tiểu thủ công nghiệp
1.020
0,32
26
Dệt may - giày da
13.100
4,11
27
An toàn lao động - quản lý kiểm định chất lượng
1.084
0,34
28
Báo chí - biên tập viên
255
0,08
29
Văn hóa - nghệ thuật - thể dục thể thao và giải trí
1.243
0,39
30
Dịch vụ phục vụ cá nhân. bảo vệ
41.945
13,16
31
In ấn
3.283
1,03
Tổng cộng:
318.731
100

Theo Phạm Thu Ngân (TNO)

Có thể bạn quan tâm

Áp lực nghề điều dưỡng

Áp lực nghề điều dưỡng

(GLO)- Với tinh thần tận tụy, đội ngũ điều dưỡng viên đã góp phần giúp bệnh nhân nhanh phục hồi sức khỏe. Thế nhưng, trước áp lực công việc và vấn nạn bạo hành y-bác sĩ, họ không khỏi lo lắng, tâm tư với nghề mình đã chọn.

Hội chợ việc làm cho lao động về nước: Cầu nối mở ra cơ hội mới

Hội chợ việc làm cho lao động về nước: Cầu nối mở ra cơ hội mới

(GLO)- Khác với những phiên giao dịch việc làm thông thường, Hội chợ việc làm diễn ra tại TP. Pleiku ngày 6-5 do Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh Gia Lai phối hợp với Trung tâm Lao động ngoài nước (Bộ Nội vụ) tổ chức là cầu nối mở ra cơ hội mới cho người đi xuất khẩu lao động trở về nước.

Gia Lai tổ chức Hội chợ việc làm cho lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng về nước vào ngày 6-5

Gia Lai tổ chức Hội chợ việc làm cho lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng về nước vào ngày 6-5

(GLO)- Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh Gia Lai (Sở Nội vụ) thông tin, ngày 6-5 tại Sàn giao dịch việc làm (20 Sư Vạn Hạnh, TP. Pleiku) sẽ tổ chức Hội chợ việc làm hỗ trợ cho lao động đi làm việc tại Hàn Quốc theo chương trình EPS và thực tập sinh tại Nhật Bản theo chương tình IM Japan về nước .

Người lao động trong kỷ nguyên mới

Người lao động trong kỷ nguyên mới

Báo cáo của Tổ chức Lao động quốc tế từng chỉ ra trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, một số ngành nghề sẽ biến mất. Trong đó, những nghề có nguy cơ bị robot thay thế là công nhân nhà máy (44%), nhân viên thu ngân (40%), lái xe taxi (20%), nhân viên chăm sóc khách hàng (18%), phi công (16%)...

Nghề giặt ủi thời hiện đại

Nghề giặt ủi thời hiện đại

(GLO)- Cùng với sự phát triển của đời sống xã hội, hiện nay, nghề giặt ủi truyền thống không chỉ gói gọn trong việc giặt hấp đồ dùng, quần áo mà còn mở rộng dịch vụ làm sạch vật dụng, phụ kiện theo nhu cầu của khách hàng.