Yến liệng ở "vương quốc hồ tiêu"

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Một thời, huyện Chư Sê (tỉnh Gia Lai) được biết đến với mỹ danh là “vương quốc hồ tiêu”, để rồi khánh kiệt. Bây giờ, Chư Sê đang dần thành công trong lĩnh vực nuôi chim yến.
Chim yến thay hồ tiêu
Anh Phạm Tiến Dũng (tổ 3, thị trấn Chư Sê) từng có 9 ha hồ tiêu được trồng từ năm 2011. Đến năm 2014 thì vườn hồ tiêu của anh chết sạch. 15 tỷ đồng đầu tư vào vườn hồ tiêu, phần lớn là tiền vay ngân hàng theo đó mất trắng. Loay hoay với đủ nghề, thêm vào đó là một số ngân hàng hỗ trợ bằng cách giãn nợ, giảm lãi suất nên vợ chồng anh cũng đã dần thoát được bế tắc.
Thế rồi, nghề nuôi chim yến đến với gia đình anh Dũng một cách khá tình cờ. Anh kể: “Có nhiều hôm, vợ chồng tôi thấy chim yến bay lởn vởn trong khu vực thị trấn. Vợ tôi vốn đam mê mạng xã hội, liền mở ra tìm hiểu thì biết đó là chim yến. Sẵn máu làm ăn, cũng thông qua mạng, bà ấy liên lạc với những người đang làm nhà yến trong cả nước để tìm hiểu cách làm, thị trường tiêu thụ. Cuối cùng, tôi đã đồng ý làm thử một nhà yến, sau một thời gian bị bà ấy kiên trì thuyết phục”.
Tháng 10-2014, vợ chồng anh Phạm Tiến Dũng mở máy, chính thức khai trương nhà dẫn dụ chim yến của mình. Đây cũng là nhà nuôi yến đầu tiên của huyện Chư Sê. Anh Dũng cho biết: Sau 18 tháng kể từ ngày mở máy, nhà yến đã cho thu lai rai. Đến năm thứ 5 thì thu rộ. Cho đến giờ, vợ chồng anh đã có 3 căn nhà yến ở thị trấn Chư Sê, 1 căn ở xã Hbông. Trong đó, 2 căn đã cho thu hoạch, bình quân khoảng 20 kg tổ yến thô/tháng.
Ông Nguyễn Hồng Hà-Bí thư Huyện ủy Chư Sê: Hiện các ngân hàng thương mại chưa có chủ trương cho vay dự án nuôi yến, chỉ dùng giấy chứng nhận quyền sử dụng đất để vay thương mại. Duy chỉ có Sacombank cho vay dự án nuôi yến. Huyện sẽ hỗ trợ Hội Yến sào hoạt động có hiệu quả, nhằm giúp người dân yên tâm đầu tư, đảm bảo đầu ra, bảo vệ quyền lợi cho người nuôi yến.
Cũng ở thị trấn Chư Sê, anh Lã Văn Phóng (tổ 9) có cửa hàng làm nhôm kính. Thấy mô hình nuôi chim yến của gia đình anh Dũng thành công ngoài mong đợi, năm 2016, anh Phóng quyết định đầu tư 2 căn nhà nuôi yến. Hồi đó, nghề nuôi yến ở Chư Sê chưa nhiều, trong khi cửa hàng của anh đang kinh doanh phát đạt nên không ít người ái ngại cho gia đình. “Có người còn gọi là “Phóng liều” nhưng tôi vẫn quyết làm. Tôi nhờ anh Dũng mang máy đến thử, thấy yến về nhiều, lại được anh ấy tận tình tư vấn từ khâu thiết kế xây dựng nhà yến đến việc chống thiên địch và thú ăn thịt như quạ, chuột, sóc, rồi thu hoạch và cả đầu ra… Vậy là tôi làm”-anh Phóng chia sẻ. Bây giờ, 2 nhà yến của anh Phóng đã cho thu hoạch 5 kg sản phẩm thô/tháng. Một năm thu 10 tháng, gia đình anh có được 50 kg yến thô.
Chỉ trong một thời gian ngắn, hàng trăm căn nhà yến được phát triển ở huyện Chư Sê. Điều này khẳng định sự thành công trong việc đầu tư nuôi yến trên địa bàn. Chả vậy mà có những căn biệt thự hàng mấy tỷ đồng, được xây lên từ thời hoàng kim của hồ tiêu, giờ đây cũng cải tạo lại để làm nhà dẫn dụ chim yến về làm tổ.
Nhà nuôi yến của ông Phạm Phú Hoan (xã Bờ Ngoong, huyện Chư Sê). Ảnh: Nguyễn Diệp
Nhà nuôi yến của ông Phạm Phú Hoan (xã Bờ Ngoong, huyện Chư Sê). Ảnh: Nguyễn Diệp
Cần thương hiệu “Yến sào Chư Sê”
Anh Phạm Tiến Dũng cho biết: Chất lượng yến sào Tây Nguyên không hề thua kém ở đồng bằng, bởi ở đây khí hậu rất hợp với chim yến, nguồn thức ăn lại dồi dào. Đặc biệt do gần với nước bạn Campuchia nên chim yến thường bay sang bên ấy, chiều về đã no nê với nguồn thức ăn là côn trùng từ những cánh rừng nguyên sinh. “Nuôi yến không khó. Nhiều người nói “chim trời cá nước”, biết đâu mà lần. Tuy nhiên, đã làm thì phải có niềm tin và quyết tâm cao. Quan trọng là vùng đó yến có về hay không, phần nữa là vốn đầu tư”-anh Dũng tâm sự.
Theo tính toán của anh Dũng, chưa kể đất thì 1 m2 nhà yến đầu tư hết 3,5 triệu đồng. Nếu gia đình nào có sẵn đất, để đầu tư một căn nhà yến 100 m2, cần đến 350 triệu đồng. Đây là số tiền không hề nhỏ, bởi người dân ở “vương quốc hồ tiêu” này vẫn chưa hoàn toàn “bình phục” sau cơn đại dịch hồ tiêu. Tuy nhiên, nếu xác định được vị trí đặt nhà yến (sau khi dùng máy thử đảm bảo có yến và giữ đúng khoảng cách với khu dân cư) thì đầu tư là nắm phần thắng.
Qua khảo sát hồi đầu tháng 4 năm nay, toàn huyện Chư Sê có 228 nhà nuôi chim yến đang hoạt động. Cùng thời điểm này, Ban vận động Hội Yến sào huyện Chư Sê đã tổ chức Đại hội thành lập Hội Yến sào huyện Chư Sê nhiệm kỳ 2021-2026. Chủ tịch Hiệp hội là anh Phạm Tiến Dũng-người tiên phong trong nghề nuôi yến ở địa phương. Báo cáo tại Đại hội cho biết: Với 228 nhà nuôi chim yến hiện có, sản lượng hàng năm đạt khoảng 700 kg tổ yến sào. Với giá thị trường 18-22 triệu đồng/kg tổ yến thô thì đây là nguồn thu không hề nhỏ.
Phương hướng của Hội Yến sào huyện Chư Sê là tập trung bảo vệ quyền lợi hợp pháp, hỗ trợ các chủ nhà nuôi chim yến tiếp cận thị trường tiêu thụ. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, thương mại điện tử cho từng nhà yến… Tập hợp các thành viên trao đổi kinh nghiệm học hỏi lẫn nhau; xây dựng thương hiệu, nhãn hiệu và chỉ dẫn địa lý Yến sào Chư Sê cũng như của tỉnh phát triển bền vững.
Đến nay, Hội Yến sào huyện Chư Sê đã có khoảng 100 nhà yến tham gia. “Các chủ nhà yến đã thấy được vai trò của Hội, xác định tham gia để giao lưu học hỏi kinh nghiệm, được bảo vệ quyền lợi chính đáng… Tuy nhiên, vẫn rất cần một thương hiệu mang tên “Yến sào Chư Sê”, mà yến sào Chư Sê hoàn toàn xứng đáng với thương hiệu này”-anh Dũng khẳng định.
TRẦN BÌNH ĐỊNH

Có thể bạn quan tâm

Sản phẩm bò một nắng Mười Đức (huyện Krông Pa) đạt chứng nhận OCOP 3 sao. Ảnh: N.D

Chương trình OCOP: Động lực phát triển kinh tế nông thôn

(GLO)- Sau 5 năm thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), nhiều loại nông-lâm-thủy sản đặc trưng của tỉnh được đầu tư khai thác, chế biến thành sản phẩm OCOP, đáp ứng nhu cầu thị trường. Đây là động lực để thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn của tỉnh.

Dự án trụ sở HĐND-UBND TP. Pleiku đang được đơn vị thi công gấp rút hoàn thành các hạng mục còn lại. Ảnh: Q.T

Pleiku tăng tốc giải ngân vốn đầu tư công

(GLO)- Ủy ban nhân dân TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai) đang tập trung chỉ đạo các cơ quan, đơn vị và các xã, phường quyết liệt triển khai các giải pháp đẩy nhanh tiến độ thi công, giải ngân vốn các công trình xây dựng cơ bản trên địa bàn. Thành phố quyết tâm đạt tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công trên 95% theo kế hoạch.

Nhà máy chế biến nông sản Olam của Chi nhánh Công ty TNHH Olam Việt Nam tại Gia Lai. Ảnh: H.D

Gia Lai đa dạng hình thức thu hút đầu tư FDI

(GLO)- Gia Lai đang đa dạng hóa các hình thức thu hút đầu tư, trong đó có các dự án đầu tư nước ngoài (FDI). Đây là cơ sở để các dự án FDI trên địa bàn tỉnh sẽ tăng cả về số lượng và chất lượng trong thời gian tới.

Sản phẩm được trao giải thưởng Mai An Tiêm của HTX Nông nghiệp và Dịch vụ Nam Yang. ở xã Nam Yang, huyện Đak Đoa. *Ảnh: Hoàng Cư

Gia Lai có 3 sản phẩm được trao giải thưởng Mai An Tiêm

(GLO)- Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã Việt Nam Cao Xuân Thu Vân mới ký quyết định công nhận danh hiệu sản phẩm tiêu biểu của Hợp tác xã năm 2024 và trao giải thưởng Mai An Tiêm lần thứ nhất. Toàn quốc có 100 sản phẩm thì Gia Lai có 3 sản phẩm được công nhận danh hiệu sản phẩm tiêu biểu của Hợp tác xã năm 2024 và trao giải thưởng Mai An Tiêm

Nhiều hội viên nông hội mong muốn được tiếp cận nguồn vốn vay để phát triển sản xuất, kinh doanh. Ảnh: H.D

Tăng khả năng tiếp cận vốn cho nông hội

(GLO)- Mô hình nông hội trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã góp phần giúp nông dân chuyển dần từ tư duy sản xuất nông nghiệp sang tư duy kinh tế nông nghiệp, đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất, nâng giá trị các sản phẩm.