Ý nghĩa của cây sung trong ngày Tết cổ truyền ở Việt Nam

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Nhân dân ta rất thích trồng cây sung và bày sung trong ngày Tết. Trong mâm ngũ quả ngày Tết bao giờ cũng có thêm một chùm quả sung. Theo quan niệm dân gian, sung là loại cây cảnh mang ý nghĩa văn hóa tâm linh, tượng trưng cho sự sung mãn, tròn đầy. Vì vậy, nhà dù nghèo hay giàu Tết đến cũng có cành đào (hoặc mai) và một đĩa trái cây gồm xoài, dừa, đu đủ, mãng cầu và sung.
 
Trong đó chùm sung được coi là vật linh không thể thiếu. Trong nghệ thuật, cây cảnh, đặc biệt cây cảnh thế ở Hà Nội, sung được đứng đầu trong bộ tam đa: Phúc (sung), lộc (lộc vừng) và Thọ (vạn tuế). 
Theo truyền thuyết Phật giáo, trái sung còn gọi là hoa Ưu đàm. Ưu đàm, tiếng Phạn gọi là Udambara, cây này sinh ra hoa ưu đàm, 3000 năm mới nở một lần nên gọi là Linh hoa thụy (hoa điềm linh). Khi hoa Ưu đàm xuất hiện thì sẽ có bậc Kim Luân Vương xuất hiện hoặc điềm lành sẽ đến. Kinh Pháp hoa có nhắc lại lời Phật: “Thật khó mà gặp hoa ưu đàm.” 
Cây Ưu đàm (ưu đàm thụ) tức cây sung, còn gọi là vô hoa quả, tên khoa học Ficus racemosa L., thuộc họ dâu tằm (Moraceae). Cây thân gỗ, cao khoảng 15-20m. Lá hình ngọn giáo hay bầu dục, hơi có lông nhung trên cả hai mặt lá khi còn non, cứng, nguyên hay hơi nhăn nheo, dài 8-20cm, rộng 4-8cm; mọc so le; thường bị sâu ký sinh tạo thành mụn nhỏ (gọi là lá sung tật). 
Quả sung, thực chất là hoa, hay còn gọi là quả giả. Bên ngoài giống như một đế hoa, bên trong mọc tủa tủa những cánh hoa li ti và được khép kín lại thành hình tròn, giống như quả vậy. Hoa lớn dần, vỏ từ màu xanh chuyển sang màu đỏ thẫm, chín và rụng rất nhanh, nên dân gian có câu: “rụng như sung.”
Khi hoa nở, một mùi hương, quyến rũ, ngọt lịm tỏa ra từ một lỗ nhỏ trên đầu trái, khiến cho các loài côn trùng nhỏ tìm cách chui vào bên trong. Chính vì thế, khi bổ trái sung thường thấy có côn trùng ở trong đó. 
Phổ biến nhất ở nước ta là sung vè, sung xanh, sung nòi... Sung rừng có cây to đến vài người ôm, cao trên 20 m, trái quanh năm. 
Trên thế giới, sung có nhiều ở ấn Độ, Sri Lanka, Myanmar, Thái Lan, Lào, Campuchia và Việt Nam. Chúng thường mọc hoang ở những nơi ẩm ướt và cũng được trồng quanh bờ ao hoặc ven sông. Nhưng nhiều nhất là mọc ở núi cao, rừng thẳm. Người ta dùng quả sung, lá sung làm thực phẩm và dùng cả nhựa, lá, vỏ cây để làm thuốc. 
Đặc biệt, ở vùng Địa Trung Hải, có loại sung ngọt (Ficus carica L.), thân gỗ nhỏ, dạng bụi cao trung bình 3-4m, lá có hình chân vịt với 5-7 thùy cách nhau bởi những góc lõm sâu. Cây sung ngọt này mới được nhập về trồng ở Phú Yên và Khánh Hòa. 
Quả sung ngọt có vị ngọt, tính bình, tác dụng thanh nhiệt, trừ ho, cầm máu, trừ lỵ và nhuận phế. Quả khi chín ngọt, phơi khô có vị ngọt như chà là. Người Ấn Độ dùng quả sung ngọt để giải khát và bổ dưỡng. Người Trung Quốc dùng làm thuốc chữa táo bón, viêm ruột, hầu họng sưng đau, bổ dạ dày, giải độc. Sung ngọt còn dùng chế biến thành mứt ăn bổ huyết. 
Trong 100g quả sung có chứa các chất sau: Protéin 1g, chất béo 0,4g, đường 12,6g, Ca 49mg, P 23mg, Fe 0,4mg, caroten 0,05mg, vitamin B1 0,04mg, B2 0,03mg, PP 0,3mg và C 1mg. 
Trong 100g lá sung tươi có các thành phần sau: nước 75,0g, protein 3,4g, lipid 1,4g, cellulose 4,8g, dẫn xuất không protein 12,3g, khoáng toàn phần 3,1g. 
Quả sung thường dùng muối ăn như cà muối, luộc ăn với nước chấm hoặc kho. Lá sung non có thể ăn sống như rau, lộc sung dùng gói nem.
Theo Đông y, quả sung có vị ngọt, hơi chát, tính mát, tác dụng thông huyết, lợi tiểu, chỉ thống, tiêu đàm, tiêu viêm, sát trùng, bổ huyết. Quả còn xanh dùng cầm tiêu chảy. Quả sung và lá non ăn giúp lợi sữa cho sản phụ. 
Nhựa mủ dùng bôi ngoài chữa các chứng sang độc, chốc lở, đinh nhọt, bỏng, các loại ghẻ. Cành lá và vỏ cây sung dùng chữa phong thấp, sốt rét, sản phụ ít sữa. Liều dùng 10-20g, sắc uống. 
Trong sách Nam dược thần hiệu, Tuệ Tĩnh đã dùng nhựa sung chữa các loại đinh nhọt và dùng lá sung non chữa trẻ em bị lở ghẻ. Trong sách Bách gia trân tàng, Hải Thượng Lãn Ông dùng lá sung tật nấu nước cho uống và xông rửa mặt chữa trên mặt bị nổi từng cục u nhỏ sưng đỏ. 
Ở ấn Độ, rễ sung dược dùng chữa lỵ, nhựa rễ cây dùng chữa tiêu khát (đái tháo đường); lá sung sấy khô, tán bột, trộn với mật ong chữa bệnh túi mật; quả dùng chữa rong kinh, khạc ra máu; nhựa sung dùng chữa bệnh trĩ và tiêu chảy. 
Khách tham quan triển lãm sinh vật cảnh.
Khách tham quan triển lãm sinh vật cảnh.
Ngày nay, cây sung được trồng trong bồn, chậu non bộ làm cảnh, rất được ưa chuộng. Người ta nhân giống bằng hạt (nhân hữu tính) hoặc bằng cách chiết cành, giâm cành (nhân vô tính). Thường nhân bằng hạt được thực hiện nhiều hơn vì tạo ra cây con khỏe hơn.
Phương Dung (TTXVN/VIETNAM+) 

Có thể bạn quan tâm

Thơ Lữ Hồng: Những gương mặt hoa cài

Thơ Lữ Hồng: Những gương mặt hoa cài

(GLO)- Bằng hình ảnh thiên nhiên giàu biểu cảm, bài thơ "Những gương mặt hoa cài" của Lữ Hồng gợi nên vẻ đẹp bình yên ẩn sâu trong nhịp sống phố thị. Lời thơ không chỉ là hoài niệm, mà còn là nơi gửi gắm tình yêu, ký ức và những giấc mơ không lời giữa tháng năm xoay vần.

Thơ Sơn Trần: Phía Trường Sơn

Thơ Sơn Trần: Phía Trường Sơn

(GLO)- Bài thơ "Phía Trường Sơn" của Sơn Trần là khúc trầm sâu lắng về nỗi nhớ và sự hy sinh lặng thầm phía hậu phương. Tháng Tư về trên biên cương đầy cỏ xanh và chiều sương phủ trắng, nỗi nhớ hòa quyện cùng đất trời, tạo nên một bản tình ca sâu lắng dành cho cha-người lính năm xưa.

Nẻo về tháng Tư

Nẻo về tháng Tư

(GLO)- Bước chân trên dải biên cương một ngày tháng Tư nắng đượm, tôi thốt nhiên nhớ tới mấy câu thơ của Nguyễn Bình Phương: “Những cột mốc vùng biên bóng trải xiêu xiêu/Dãy núi oằn lên từng nhịp thở”.

Gió đồng mùa hạ

Gió đồng mùa hạ

(GLO)- Gió từ cánh đồng quê lại thổi tràn qua ô cửa nhỏ, mang theo hương thơm nồng nàn của lúa non và mùi ngai ngái của đất sau cơn mưa đầu mùa.

Di sản người Anh hùng trên đất Tây Nguyên

Di sản người Anh hùng trên đất Tây Nguyên

(GLO)- Giữa cái nắng oi ả của tháng 4, chúng tôi từ TP. Pleiku vượt hơn 70 km về thăm làng Stơr (xã Tơ Tung, huyện Kbang, tỉnh Gia Lai), quê hương của Anh hùng Núp. Nơi đây có nhà lưu niệm mang dấu ấn lịch sử-văn hóa độc đáo, thu hút đông đảo du khách đến tham quan, tìm hiểu.

Xe Thư viện lưu động phục vụ gần 800 học sinh tại Kông Chro

Xe Thư viện lưu động phục vụ gần 800 học sinh tại Kông Chro

(GLO)- Trong 2 ngày (24 và 25-4), Thư viện tỉnh Gia Lai phối hợp với Thư viện huyện Kông Chro tổ chức hoạt động ngoại khóa hưởng ứng Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam (21-4), nhằm lan tỏa văn hóa đọc trong cộng đồng, khơi dậy niềm yêu sách trong giới trẻ, góp phần xây dựng xã hội học tập.

Di sản Hán Nôm: Khai mở lịch sử văn hóa Gia Lai

Di sản Hán Nôm khai mở lịch sử văn hóa Gia Lai

(GLO)- Có những trầm tích văn hóa nằm im lìm trong những đạo sắc phong cũ kỹ, tờ khế ước ruộng đất phủ bụi thời gian hay văn tế cổ xưa xướng lên nơi đình làng. Tại Gia Lai, kho báu di sản Hán Nôm ấy đang dần được đánh thức, góp phần khai mở lịch sử văn hóa của vùng đất cao nguyên.

Làng Mông trên cao nguyên

Làng người Mông trên cao nguyên

(GLO)- Tính đến thời điểm này, những hộ gia đình người Mông đã sinh sống được 42 năm trên cao nguyên Gia Lai. Vùng đất mà họ chọn là xã Ya Hội, huyện Đak Pơ. Theo thời gian, dấu ấn người Mông ngày càng in đậm trên mảnh đất này.

Bài học đầu đời

Bài học đầu đời

(GLO)- Mãi đến bây giờ, cánh tay tôi vẫn còn một vết sẹo. Vết sẹo đỏ ửng, kéo dài trông thật “thiếu thẩm mỹ”. Bạn bè khuyên đi xóa sẹo nhưng tôi lại không muốn. Bởi lẽ, với tôi, vết sẹo ấy gắn liền cùng kỷ niệm về bài học đầu đời.

Khẳng định sức sống bất tận của văn học nghệ thuật trong đời sống tinh thần Nhân dân

Khẳng định sức sống bất tận của văn học nghệ thuật trong đời sống tinh thần Nhân dân

(GLO)- Đó là phát biểu của Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Châu Ngọc Tuấn tại hội nghị tổng kết 50 năm nền văn học nghệ thuật tỉnh Gia Lai sau ngày thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025) diễn ra vào sáng 23-4 tại Hội trường 2-9 (TP. Pleiku).