Xuân mới ở những gia đình vừa thoát nghèo

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Xuân Quý Mão 2023 đã về, mang niềm vui, hạnh phúc đến với mọi nhà. Với những hộ vừa mới thoát nghèo, niềm vui ấy được nhân lên, thêm trọn vẹn khi cuộc sống khấm khá hơn xưa.

Tết trọn vẹn

Gia đình chị Kpă Xê Ra (thôn Ia Mua, xã Bàu Cạn, huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai) xây xong căn nhà mới vào những ngày cuối năm 2022. Nhà chị Ra có 6 khẩu mới tách ra ở riêng nên cuộc sống gặp nhiều khó khăn, thuộc diện hộ nghèo của thôn. Trong căn nhà mới khang trang, vợ chồng chị Ra xúc động khoe: “Năm nay nhà mình đón Tết sớm trong căn nhà 60 m2 vừa mới hoàn thành được xây từ nguồn vốn vay của Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách Xã hội huyện 40 triệu đồng và sự hỗ trợ của gia đình, người thân. Từ nay, cả nhà sẽ không phải sống trong ngôi nhà tạm bợ nữa. Gia đình tôi cũng được Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách Xã hội huyện cho vay thêm 50 triệu đồng làm vốn đầu tư sản xuất theo chương trình ưu đãi cho hộ nghèo. Mình mua 3 con bò giống về nuôi. Nhờ vậy, cuối năm 2022, gia đình mình được công nhận thoát nghèo”.

Bà Nguyễn Thị Thà (bìa phải) tổ dân phố 5 (thị trấn Ia Kha, huyện Ia Grai) cùng cán bộ Lao động-Thương binh và Xã hội thị trấn Ia Kha trong căn nhà mới. Ảnh: Đinh Yến

Bà Nguyễn Thị Thà (bìa phải) tổ dân phố 5 (thị trấn Ia Kha, huyện Ia Grai) cùng cán bộ Lao động-Thương binh và Xã hội thị trấn Ia Kha trong căn nhà mới. Ảnh: Đinh Yến

Trên con đường vươn lên thoát nghèo, hơn ai hết, bà Nguyễn Thị Thà (tổ dân phố 5, thị trấn Ia Kha, huyện Ia Grai) thấm cái nghĩa, cái tình của cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương dành cho bà. Kể về những năm tháng khó khăn, bà Thà không quên những tháng ngày một mình sinh con, nuôi con khôn lớn, hai mẹ con sống trong căn nhà xây tạm bằng những viên gạch và những tấm tôn cũ mục nát… Là mẹ đơn thân, lại không có nghề nghiệp ổn định nên cuộc sống của bà Thà vô cùng khó khăn.

Trước tình cảnh ấy, năm 2022, Tổng Công ty Tân Cảng Sài Gòn và Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Gia Lai đã hỗ trợ bà Thà 80 triệu đồng để xây một căn nhà "Mái ấm biên cương”. Dịp này, bà vay thêm 50 triệu đồng từ Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách Xã hội huyện, cùng với sự hỗ trợ của gia đình, người thân để góp vào xây căn nhà khang trang hơn. Con gái của bà đã đi làm nên đỡ đần phần nào chi tiêu hàng ngày. Nhờ vậy, cuối năm 2022, gia đình bà Thà được công nhận thoát nghèo.

Bà Thà bày tỏ: “Ai đã từng trải qua những cơ cực, thiếu thốn mới hiểu được niềm vui của người nghèo khi cuộc sống ngày càng khấm khá lên. Mẹ con tôi cố gắng lao động để xây dựng kinh tế gia đình ngày càng phát triển. Tết năm nay là cái Tết đủ đầy, trọn vẹn nhất trong cuộc đời của tôi”.

Chung sức, đồng lòng

Niềm vui của gia đình chị Ra, bà Thà cũng là niềm vui của 7.138 hộ dân trên địa bàn tỉnh Gia Lai vừa mới thoát nghèo trong năm 2022. Tại cuộc họp trực tuyến với các huyện, thị xã, thành phố để đánh giá tình hình thực hiện công tác giảm nghèo năm 2022 và triển khai kế hoạch giảm nghèo năm 2023 mới đây, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Thị Thanh Lịch-Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo các Chương trình mục tiêu quốc gia tỉnh-đánh giá: Để đạt được kết quả này, trước hết phải kể đến những thành tựu trong phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh trong năm qua. Kinh tế phát triển là tiền đề, điều kiện thuận lợi để địa phương thực hiện tốt chính sách an sinh xã hội. Cùng với đó là sự vào cuộc quyết liệt trong lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh ủy, UBND tỉnh, sự năng động, sáng tạo trong xây dựng nhiều mô hình giảm nghèo hiệu quả của Ban Chỉ đạo giảm nghèo tỉnh và các địa phương, cũng như ý chí, nỗ lực vượt qua khó khăn vươn lên của các hộ nghèo.

Ngoài thực hiện các chính sách, chương trình, dự án giảm nghèo theo quy định của Trung ương, tỉnh còn triển khai thực hiện một số chính sách riêng phù hợp với điều kiện, đặc thù của địa phương để hỗ trợ, giúp đỡ hộ nghèo như: Sở Lao động-Thương binh và Xã hội cùng Ban Dân tộc tỉnh phối hợp thực hiện hiệu quả công tác giảm nghèo trong đồng bào dân tộc thiểu số. Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh tiếp tục triển khai hiệu quả, thiết thực Cuộc vận động “Làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm trong đồng bào DTTS để từng bước vươn lên thoát nghèo bền vững”; phát động phong trào chăm lo cho người nghèo; đẩy mạnh xã hội hóa trong giúp đỡ hộ nghèo; vận động các doanh nghiệp, các ngân hàng và trích Quỹ An sinh xã hội xây dựng nhà ở cho hộ nghèo; hỗ trợ thẻ bảo hiểm y tế... Việc thực hiện các chính sách, chương trình về giảm nghèo không chỉ được các cơ quan quản lý nhà nước thực hiện mà còn nhận được sự đồng thuận, hưởng ứng của các tổ chức Hội, đoàn thể, sự đồng hành của các doanh nghiệp và toàn thể Nhân dân.

Hộ nghèo xã Lơ Pang, huyện Mang Yang được hỗ trợ vay vốn phát triển sản xuất, chăn nuôi vươn lên thoát nghèo. Ảnh: Đinh Yến

Hộ nghèo xã Lơ Pang, huyện Mang Yang được hỗ trợ vay vốn phát triển sản xuất, chăn nuôi vươn lên thoát nghèo. Ảnh: Đinh Yến

Bà Rcom Sa Duyên-Giám đốc Sở Lao động-Thương binh và Xã hội-khẳng định: Giảm nghèo luôn là mục tiêu, nhiệm vụ và cũng là yêu cầu trong mỗi giai đoạn phát triển. Trong nhiệm kỳ 2021-2025, vấn đề giảm nghèo bền vững luôn được tỉnh triển khai mạnh mẽ, quyết liệt và đạt nhiều kết quả. “Không ai bị bỏ lại phía sau”-phương châm này đã và đang được cấp ủy Đảng, chính quyền, cơ quan, đơn vị, địa phương phát huy cao độ. Nhờ đó, đến cuối năm 2022, kết quả giảm tỷ lệ hộ nghèo của tỉnh là 2,03% (tương ứng giảm 7.138 hộ, đạt 101,53%). Điều đáng nói là số hộ nghèo nhanh nhưng không tăng tỷ lệ hộ cận nghèo và gần như không có hộ tái nghèo.

Từ niềm vui của 7.138 hộ vừa thoát nghèo, tin tưởng rằng trong năm 2023 các gia đình còn trong diện hộ nghèo bằng ý chí và nghị lực của mình cùng với sự quan tâm, giúp đỡ của các cấp, các ngành sẽ nỗ lực vươn lên để Tết năm sau có nhiều hơn những hộ thoát nghèo, đón xuân mới vui vẻ, đủ đầy và hạnh phúc.

Có thể bạn quan tâm

Thơ Nguyễn Hoàng Thu: Tình yêu

Thơ Nguyễn Hoàng Thu: Tình yêu

(GLO)-Cả bài thơ là sự nối tiếp của những phép so sánh. Dù tình yêu đến hay chia xa, nắng vẫn ươm vàng, bầu trời vẫn xanh, biển vẫn động đầy nỗi nhớ. Dường như, bằng cách này, tác giả Nguyễn Hoàng Thu như muốn khẳng định sự vĩnh cửu, lâu dài, bền chặt của tình yêu.
Mùa xuân hoa cỏ

Mùa xuân hoa cỏ

(GLO)- Tết rồi, mùa khô ràn rạt gió và nắng. Mùa này, Tây Nguyên có thể ứng vào câu thơ của Nguyễn Trãi: “Hoa thường hay héo cỏ thường tươi”. Một thời mùa này, Tây Nguyên nói chung, Gia Lai nói riêng, chỉ có mịt mù bụi đỏ, đỏ từ lá cây, nếu loại cây ấy còn lá, tới nhà cửa, người ngợm. Bụi, khô và bỏng rát vì... lạnh. Mùa này lạ lắm, nắng ong óng vàng và lạnh quắt tai, thứ lạnh khô rất hiếm, đặc trưng Tây Nguyên.
Công ty cổ phần Thăng Long: Những việc làm trách nhiệm với cộng đồng

Công ty cổ phần Thăng Long: Những việc làm trách nhiệm với cộng đồng

(GLO)- Với phương châm hoạt động kinh doanh không chỉ vì lợi nhuận mà phải có trách nhiệm với cộng đồng, hơn 20 năm đứng chân trên địa bàn tỉnh Gia Lai, Công ty cổ phần Thăng Long đã có những đóng góp thiết thực trong công tác an sinh xã hội, giúp nhiều gia đình người dân tộc thiểu số có chỗ ở ổn định.
An Khê với mục tiêu phát triển toàn diện, bền vững

An Khê với mục tiêu phát triển toàn diện, bền vững

(GLO)- Năm 2022, Ban Chấp hành Đảng bộ thị xã An Khê (tỉnh Gia Lai) tập trung lãnh đạo, chỉ đạo hệ thống chính trị tiếp tục phát huy sức mạnh đoàn kết, triển khai quyết liệt các giải pháp phát triển kinh tế-xã hội và đạt nhiều kết quả quan trọng. Qua đó, tạo nền tảng vững chắc để xây dựng thị xã phát triển toàn diện và bền vững.
Tiêu Lệ Chí vươn tầm thế giới

Tiêu Lệ Chí vươn tầm thế giới

(GLO)- Có lẽ xuất phát từ tình yêu nông nghiệp sạch và tâm huyết với cây hồ tiêu vốn nổi tiếng một thời đang có nguy cơ mai một bởi tư duy sản xuất chạy theo thị trường mà những người trẻ sinh sống ở vùng đất Lệ Chí đã từng bước gầy dựng lại vùng hồ tiêu hữu cơ. Hơn thế, họ còn mong muốn đưa thương hiệu hồ tiêu của quê mình vươn tầm ra thế giới.
Chư Păh 3 khâu đột phá để thu hút đầu tư

Chư Păh 3 khâu đột phá để thu hút đầu tư

(GLO)- Vượt qua khó khăn, thách thức, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân các dân tộc huyện Chư Păh đã nỗ lực hoàn thành các chỉ tiêu, nhiệm vụ năm 2022. Trong 17 chỉ tiêu kinh tế-xã hội do Nghị quyết HĐND huyện đề ra có 16 chỉ tiêu đạt và vượt. Đặc biệt, các khâu đột phá trong thu hút đầu tư, phát triển các lĩnh vực lợi thế mang lại những kết quả tích cực.
Hơi thở mùa xuân

Hơi thở mùa xuân

(GLO)- Mùa xuân vẫn được coi là mùa đẹp nhất trong năm. Riêng tôi, tôi cảm nhận được vẻ đẹp ấy qua từng hơi thở. Có lẽ vì vậy mà mỗi khi tháng Chạp khóa cửa chuẩn bị đón ngày sang, tôi lại hoài mong nét tươi mới của mùa xuân.
Chư Sê: Vùng kinh tế động lực phía Nam

Chư Sê: Vùng kinh tế động lực phía Nam

(GLO)- Dù tiếp tục chịu tác động do đại dịch Covid-19 cũng như giá xăng dầu, vật tư nông nghiệp tăng cao nhưng được sự quan tâm chỉ đạo của các cấp, các ngành, Chư Sê cơ bản hoàn thành đạt và vượt nhiều chỉ tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội năm 2022. Đây là tiền đề để huyện tiếp tục bứt phá trong năm 2023, góp phần quan trọng vào sự phát triển chung của tỉnh và xứng tầm là vùng kinh tế động lực phía Nam tỉnh.
Công ty TNHH Vĩnh Hiệp: Lấy uy tín, chất lượng để đồng hành dài hạn cùng đối tác

Công ty TNHH Vĩnh Hiệp: Lấy uy tín, chất lượng để đồng hành dài hạn cùng đối tác

(GLO)- Công ty TNHH Vĩnh Hiệp (địa chỉ 404 Lê Duẩn, phường Thắng Lợi, TP. Pleiku) là đơn vị xuất khẩu cà phê hàng đầu của tỉnh Gia Lai nói riêng và cả nước nói chung. Để đạt được vị thế như ngày hôm nay, Công ty luôn dùng uy tín, chất lượng, sự tử tế và phục vụ khách hàng tận tâm làm phương châm cho mọi hoạt động.
Mở đường cho trái cây vươn ra thị trường

Mở đường cho trái cây vươn ra thị trường

(GLO)- Những năm qua, các hợp tác xã (HTX), doanh nghiệp trong tỉnh rất quan tâm đến việc xây dựng thương hiệu cho trái cây đặc sản để nâng tầm giá trị sản phẩm, mở rộng thị trường tiêu thụ. Cùng với đó, các doanh nghiệp, HTX liên kết với người dân xây dựng vùng chuyên canh cây ăn quả chất lượng để phục vụ xuất khẩu, đem lại hiệu quả kinh tế cao cho cả đôi bên.
Để cây đời bật những mầm xuân

Để cây đời bật những mầm xuân

(GLO)-Mừng xuân-mừng Đảng thêm tuổi mới, lòng ta rộn vui nghĩ về tương lai với bao kỳ vọng về tầm vóc, vị thế của đất nước, dân tộc. Xuân của đất trời, Đảng của lòng dân. Mừng xuân mới, ôn lại chuyện cũ để chúng ta thêm tự hào, tin tưởng vào quyết tâm làm sạch mình của Đảng, thông qua cuộc đấu tranh không khoan nhượng với tệ nạn tham nhũng, tiêu cực.
Những người... không có Tết

Những người... không có Tết

(GLO)- Tết đến, khi mọi người, mọi nhà sum vầy bên mâm cơm đoàn viên thì trên những cung đường, các chiến sĩ Cảnh sát Giao thông (CSGT) lặng lẽ làm nhiệm vụ bảo đảm trật tự an toàn giao thông.
Nâng tầm giá trị rau Đak Pơ

Nâng tầm giá trị rau Đak Pơ

(GLO)- Đak Pơ là một trong những vùng chuyên canh rau lâu đời với diện tích hơn 6.700 ha, sản lượng trên 121 ngàn tấn/năm. Sau khi được Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) cấp giấy chứng nhận nhãn hiệu cho sản phẩm “Rau Đak Pơ”, chính quyền địa phương đã nỗ lực mở rộng vùng chuyên canh rau an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP nhằm tạo chỗ đứng vững chắc trên thị trường, giúp nông dân nâng cao thu nhập.
Ia Pa 20 năm một chặng đường phát triển

Ia Pa 20 năm một chặng đường phát triển

(GLO)- Năm 2022, kinh tế-xã hội huyện Ia Pa đạt được những kết quả đáng ghi nhận. Đây là tiền đề quan trọng để cấp ủy, chính quyền và người dân vững vàng bước vào năm Quý Mão 2023 với mốc lịch sử kỷ niệm 20 năm thành lập huyện.
Vị Tết phương Nam

Vị Tết phương Nam

(GLO)- Mỗi không gian, mỗi khoảnh khắc thời gian luôn mang đến cho ta cảm nhận riêng biệt về sắc và vị. Với mỗi người dân Việt, không có gì đặc trưng, đáng nhớ và thân thương hơn vị Tết quê nhà. Ở vùng Tây Nam bộ, những ngày này, mùa Xuân cũng đến rỡ ràng với bao cảm xúc bồi hồi khó lẫn.
Hỗ trợ thuế “khoan thư sức dân”

Hỗ trợ thuế “khoan thư sức dân”

(GLO)- Thực hiện chủ trương của Chính phủ, năm 2022, ngành Thuế tỉnh đã triển khai các chính sách hỗ trợ về thuế đối với người dân và doanh nghiệp. Thông qua chuỗi chính sách hỗ trợ, mạch nguồn chảy về ngân sách dù tạm thời giảm hoặc chậm lại song lại tạo độ trễ cần thiết để phục hồi sức dân và doanh nghiệp sau đại dịch Covid-19. Việc thực hiện chính sách “khoan thư sức dân” kịp thời đã góp phần đưa nguồn thu nội địa về đích trước hạn.
Bảo tồn giống cây lâm nghiệp quý hiếm

Bảo tồn giống cây lâm nghiệp quý hiếm

(GLO)- Gia Lai có diện tích rừng lớn nhất khu vực Tây Nguyên với nhiều loài cây quý hiếm, đặc hữu như: giáng hương, huỳnh đàn, dổi, xoay, căm xe, gáo vàng… Những năm gần đây, nhiều hộ dân đã đưa một số cây lâm nghiệp quý hiếm vào trồng vừa để bảo tồn, vừa mở ra cơ hội tăng thu nhập trong tương lai.
Vượt khó, tạo động lực mới để phát triển

Vượt khó, tạo động lực mới để phát triển

(GLO)-  Khi tình hình đất nước rất căng thẳng do sự bùng phát đợt dịch Covid-19 thứ tư, Đảng, Nhà nước ta đã kịp thời chuyển hướng chiến lược "Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát có hiệu quả dịch bệnh". Và với sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị, sự đồng thuận của người dân, sự giúp đỡ của bạn bè quốc tế... chúng ta đã kiểm soát có hiệu quả dịch bệnh, vừa giải quyết tốt yêu cầu kinh tế-xã hội đặt ra.
20 năm "xanh miền đất lạ"

20 năm "xanh miền đất lạ"

(GLO)- Cách đây tròn 20 năm, 1.000 thanh niên tốt nghiệp các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp hăng hái tình nguyện tham gia Dự án phát triển nông thôn, miền núi (giai đoạn 2003-2005) tại 25 tỉnh, thành trong cả nước theo Quyết định số 277/QĐ-TTg ngày 13-3-2003 của Thủ tướng Chính phủ. Trong số này có 36 người tỏa về 9 xã đặc biệt khó khăn của tỉnh Gia Lai.
Hde

Xuân mới ở làng Hde

(GLO)- Làng Hde là một trong những ngôi làng xa xôi và khó khăn nhất của xã nghèo Đak Tơ Ver (huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai). Dẫu vậy, mùa xuân này, bà con của làng vẫn đón Tết với nhiều điều phấn khởi, tươi vui.