Xu Man: Người An Khê xưa

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Lần đầu tiên, tranh của họa sĩ Xu Man-một người con của vùng đất An Khê xưa-được đưa về giới thiệu tại quê nhà. Từ việc chỉ nghe nhắc đến tên ông, giờ đây, nhân dân địa phương cùng du khách gần xa đã được tận mắt chiêm ngưỡng những tác phẩm mang đậm tính nghệ thuật nhưng cũng hết sức mộc mạc, bình dị của người họa sĩ tài hoa.
Trong khuôn khổ các chương trình lễ hội mừng Xuân Kỷ Hợi 2019 ở thị xã An Khê, triển lãm tranh “Xu Man-Người An Khê xưa” diễn ra tại Bảo tàng Tây Sơn Thượng đạo đã thu hút đông đảo du khách đến tham quan, thưởng lãm.
Họa sĩ Xu Man được xem là cánh chim đầu đàn của nền mỹ thuật Tây Nguyên. Ông sinh năm 1925 trong một gia đình Bahnar nghèo tại xã Yang Bắc, huyện An Khê (cũ), nay thuộc huyện Đak Pơ. Lớn lên trong thân phận nô lệ cho một chủ làng giàu có ở Plei Bông (xã Ayun, huyện Mang Yang), ông sớm giác ngộ cách mạng và tham gia du kích xã. Dù đam mê vẽ từ nhỏ, song mãi đến năm 1954, khi tập kết ra Bắc, ông mới có cơ hội được học hội họa một cách bài bản tại Trường Mỹ thuật Việt Nam.
 Lần đầu tiên, tranh của họa sĩ Xu Man được triển lãm tại quê hương An Khê. Ảnh: Hồng Thi
Lần đầu tiên, tranh của họa sĩ Xu Man được triển lãm tại quê hương An Khê. Ảnh: Hồng Thi
Từ khá sớm, tranh của Xu Man đã được trưng bày, lưu giữ tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam. Trong hàng ngàn tác phẩm của mình, Xu Man chủ yếu thể hiện tình cảm giữa Bác Hồ với Tây Nguyên, Tây Nguyên với cách mạng; khắc họa những nét tươi sáng, bình dị trong đời sống thường ngày của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên... Năm 2012, ông được truy tặng Giải thưởng Nhà nước với cụm 3 tác phẩm: “Bác Hồ với tình yêu Tây Nguyên”, “Bác Hồ với Tây Nguyên” (tranh sơn dầu); “Ngày hội trên Tây Nguyên”, “Bình minh trên núi rừng Tây Nguyên” (tranh sơn mài).
114 tác phẩm gồm: 45 bức tranh của họa sĩ Xu Man; 10 tranh của chị Daih-cháu nội họa sĩ Xu Man; 41 ảnh và 18 tư liệu liên quan đến cuộc đời, sự nghiệp của ông được Ban tổ chức bài trí thành hình chữ U dọc khuôn viên Bảo tàng, phân khu rõ ràng theo từng nội dung để người xem dễ dàng theo dõi. Qua đôi bàn tay khéo léo, những lễ hội lớn như: đâm trâu, mừng lúa mới, Pơ thi…; hay những hoạt động thể hiện quyết tâm của đồng bào Tây Nguyên một lòng theo cách mạng như: Trẻ-già đều một lòng đánh Mỹ, dũng sĩ Bahnar, luyện võ Tây Nguyên, làm sạch thóc nộp kho để nuôi quân, Tây Nguyên bất khuất, dũng sĩ kiên cường, giải phóng… được họa sĩ Xu Man “ghi” lại đầy chân thực và sinh động trên khuôn giấy, đưa người xem quay về với những tháng ngày kháng chiến gian khổ mà hào hùng của dân tộc.
Dù tiết trời An Khê những ngày đầu năm mới khá nắng nóng, nhưng khu vực triển lãm tranh của họa sĩ Xu Man luôn thu hút đông đảo người dân đủ mọi lứa tuổi, thành phần. Trong số đó, có nhiều người tìm đến xem tranh chỉ vì sự mến mộ dành cho nghệ thuật. Ông Hồ Văn Phụng (tổ 16, phường An Phước, thị xã An Khê) bày tỏ: “Bản thân tôi luôn trân quý những giá trị văn hóa-nghệ thuật liên quan đến cộng đồng và tranh của họa sĩ Xu Man thể hiện rõ điều ấy. Chiêm ngưỡng tranh của ông với những nét vẽ mộc mạc, sinh động và rất tự nhiên, chắc hẳn ai cũng sẽ cảm thấy yêu mảnh đất, yêu con người Tây Nguyên bình dị, chân chất”.
Nhiều em nhỏ cũng rủ nhau đến đây ngắm tranh và đặc biệt yêu thích những bức vẽ của cháu nội họa sĩ Xu Man. “Tụi em đến xem nhiều lần rồi, tranh nào của ông Xu Man cũng đẹp, tươi vui. Em còn thấy có cả những bức tranh được vẽ bằng bút chì và sáp màu về những người bạn Bahnar, người mẹ địu con, ngôi nhà và ông nội… và nghe nói đó là tranh do cháu họa sĩ Xu Man vẽ. Em thích vẽ lắm nên sẽ cố gắng rèn luyện để sau này có thể vẽ nên những bức tranh đẹp như thế này”-em Nguyễn Lệ Quyên (học sinh lớp 6, Trường THCS Lê Hồng Phong, thị xã An Khê) hào hứng chia sẻ.
Có thể nói, Triển lãm tranh “Xu Man-Người An Khê xưa” là một điểm nhấn mới mẻ trong chuỗi các hoạt động vui Xuân được thị xã An Khê tổ chức thường niên như: Hội Cầu huê, Lễ kỷ niệm Chiến thắng Ngọc Hồi-Đống Đa… Nói về mục đích của triển lãm tranh này, ông Trần Đình Luân-Tổ trưởng Tổ Quản lý Bảo tàng Tây Sơn Thượng đạo-cho hay: Dẫu biết nhiều về cố nghệ sĩ Xu Man nhưng từ trước đến nay, người dân thị xã và các huyện lân cận vẫn chưa có cơ hội được thưởng lãm trực tiếp tranh của ông tại quê nhà. Vì thế, khi tổ chức triển lãm tranh lần này, chúng tôi mong muốn giới thiệu thêm đến công chúng về một người con tài hoa của vùng đất An Khê xưa; đồng thời qua đây góp phần thắt chặt hơn nữa mối quan hệ đoàn kết Kinh-Thượng, tạo thêm không gian du xuân ý nghĩa trong dịp Tết Nguyên đán cho người dân địa phương.
 Hồng Thi

Có thể bạn quan tâm

Thơ Nguyễn Thanh Mừng: Gia Lai một hai ba

Thơ Nguyễn Thanh Mừng: Gia Lai một hai ba

(GLO)- "Gia Lai một hai ba" của Nguyễn Thanh Mừng dẫn người đọc qua những nẻo đường dốc đèo, qua tiếng thác reo và chiêng cồng, để gặp lại khí phách người xưa. Mỗi hình ảnh, mỗi nhịp thơ là một lát cắt vừa hoang sơ, vừa tự hào về bản sắc không thể phai mờ của đại ngàn Tây Nguyên.

Thơ Lê Thành Văn: Nghe con đọc thơ về Tổ quốc

Thơ Lê Thành Văn: Nghe con đọc thơ về Tổ quốc

(GLO)- Trong bài thơ "Nghe con đọc thơ về Tổ quốc", tác giả Lê Thành Văn để mạch cảm xúc tuôn chảy tự nhiên: từ sự rưng rưng khi nhớ về chiến tranh đến niềm tin lặng lẽ gửi gắm vào thế hệ mai sau. Bài thơ như một nhịp cầu nối liền quá khứ đau thương và hiện tại bình yên.

Thơ Lê Vi Thủy: Biên cương mùa gió

Thơ Lê Vi Thủy: Biên cương mùa gió

(GLO)- Giữa những cơn gió xào xạc của núi rừng Tây Nguyên bỏng rát, bài thơ “Biên cương mùa gió” của Lê Vi Thủy như thổi vào lòng người nỗi xúc động lặng thầm. Từ ánh mắt trẻ thơ đến no ấm buôn làng và những giọt mồ hôi người lính, tất cả hòa quyện trong khát vọng yên bình nơi địa đầu Tổ quốc.

Tổ quốc trong tim

Thơ Lenguyen: Tổ quốc trong tim

(GLO)- Bài thơ “Tổ quốc trong tim” của tác giả Lenguyen là lời tri ân sâu sắc với cha ông đã hy sinh vì độc lập dân tộc. Từ Cửu Long đến Trường Sơn, từ Điện Biên đến Sài Gòn, một Việt Nam bất khuất vươn lên giữa máu và hoa, rạng ngời sắc cờ Tổ quốc.

Thơ Đào An Duyên: Lòng quê

Thơ Đào An Duyên: Lòng quê

(GLO)- Trong nhịp sống hiện đại hối hả, bài thơ "Lòng quê" của tác giả Đào An Duyên là tiếng vọng thầm lặng mà day dứt. Người xa quê, dù ở đâu chăng nữa vẫn mang trong tim nỗi nhớ cội nguồn. Qua hình ảnh nước xuôi nước ngược, bài thơ gợi về sự gắn bó thiêng liêng giữa con người và quê hương.

Người nặng lòng với dân ca Tày

Người nặng lòng với dân ca Tày

(GLO)-Hơn 30 năm kể từ ngày rời quê hương Cao Bằng vào Gia Lai lập nghiệp, ông Mã Văn Chức (SN 1961, tổ 3, thị trấn Phú Thiện) vẫn nặng lòng với văn hóa dân tộc Tày. Hơn 100 bài hát đã được ông sáng tác theo làn điệu dân ca Tày với mong muốn “giữ lửa” cho âm nhạc dân gian.

Khẳng định sức sống bất tận của văn học nghệ thuật trong đời sống tinh thần Nhân dân

Khẳng định sức sống bất tận của văn học nghệ thuật trong đời sống tinh thần Nhân dân

(GLO)- Đó là phát biểu của Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Châu Ngọc Tuấn tại hội nghị tổng kết 50 năm nền văn học nghệ thuật tỉnh Gia Lai sau ngày thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025) diễn ra vào sáng 23-4 tại Hội trường 2-9 (TP. Pleiku).

“Lặng lẽ trưởng thành” cùng sách

“Lặng lẽ trưởng thành” cùng sách

(GLO)- “Dáng vẻ của một người yên lặng đọc sách khá giống với những gì tôi cảm thấy khi nghĩ về một người đang trưởng thành trong lặng lẽ”-đó là cảm nhận của chị Trần Thị Kim Phùng Thủy-Trưởng ban Điều hành dự án “Văn hóa đọc Gia Lai” về giá trị sâu bền mà sách mang lại.