Xếp hạng thêm 7 di tích cấp quốc gia

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Theo thông tin từ Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ đã ban hành các Quyết định về việc xếp hạng di tích cấp quốc gia đối với 7 di tích tại các địa phương trong cả nước, đồng thời bổ sung thêm 1 di tích vào quần thể di tích đã được xếp hạng.

Đình Mão Chinh, Dương Quang, Mỹ Hào, Hưng Yên. (Ảnh: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hưng Yên)
Đình Mão Chinh, Dương Quang, Mỹ Hào, Hưng Yên. (Ảnh: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hưng Yên).


Tại Quyết định số 886/QĐ-BVHTTDL, xếp hạng di tích quốc gia Di tích kiến trúc nghệ thuật Đình Mão Chinh, xã Dương Quang, thị xã Mỹ Hào.

Đình Mão Chinh là nơi tôn thờ Thành hoàng làng Đỗ Anh Vũ - vị quan đại thần dưới triều Lý, phối thờ cùng ngài là Hưng Vũ Vương Trần Quốc Nghiễn (con trưởng của Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn) - vị tướng tài trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên Mông vào cuối thế kỷ XIII.

Đình được khởi dựng từ sớm và được trùng tu vào các thời Hậu Lê, Nguyễn. Hiện tại đình có bố cục mặt bằng tổng thể hình chữ Đinh. Các cấu kiện kiến trúc được làm bằng gỗ với nhiều mảng chạm khắc đẹp thể hiện nhiều đề tài trang trí, các điển tích dân gian vô cùng phong phú và đa dạng như: tứ linh, tứ quý, tùng lộc, chim trĩ,... mang đậm phong cách kiến trúc và mỹ thuật thời Hậu Lê, thời Nguyễn. Ngoài ra, tại đình còn lưu giữ nhiều di vật tiêu biểu có giá trị như: sắc phong (thời Lê, Nguyễn), bia đá, ngai và bài vị,...

Tại Quyết định số 887/QĐ-BVHTTDL, đã xếp hạng di tích quốc gia Di tích kiến trúc nghệ thuật Đình Thanh Sầm, xã Đồng Thanh, huyện Kim Động.

Đình Thanh Sầm là một công trình tôn giáo tín ngưỡng đồ sộ, mang trên mình những đặc điểm nổi bật của ngôi đình truyền thống. Đình là nơi tôn thờ Nhị vị Thành hoàng làng: Hướng Thiện Ninh Quốc Đại Vương (Phạm Thiện) và Đạo Quang Vĩnh Yên Đại Vương (Phạm Quang) thời vua Hùng Vương. Hai vị đã có công giúp các vua, các tướng dẹp giặc, thiết lập trật tự đất nước, đem lại cuộc sống ấm no cho nhân dân.

Đình được khởi dựng vào khoảng thời Hậu Lê và được trùng tu vào thời Nguyễn. Hiện tại Đình có bố cục mặt bằng tổng thể kiểu Tiền nhất hậu Đinh. Các cấu kiện kiến trúc được làm bằng vật liệu gỗ tứ thiết với nhiều mảng chạm khắc đẹp thể hiện các đề tài tứ linh, tứ quý,... mang đậm phong cách kiến trúc và mỹ thuật thời Nguyễn. Hiện nay, đình Thanh Sầm còn bảo lưu nhiều di vật tiêu biểu có giá trị như sắc phong thời Nguyễn, thần tích, đại tự, câu đối,...

Tại Quyết định số 885/QĐ-BVHTTDL và Quyết định số 884/QĐ-BVHTTDL, xếp hạng di tích kiến trúc nghệ thuật quốc gia Đình Thượng Hiền và Đình Đa Cốc, xã Nam Bình, huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình.

Đình làng Đa Cốc thờ tứ vị thành hoàng: Đông Hải, Tây Hải, Cao Sơn, Trưởng Thái giám và thờ các vị thủy tổ cùng chân linh các anh hùng liệt sĩ của làng.

Ngôi đình được xây dựng năm Ất Dậu (1705), thời vua Lê Dụ Tông, cách đây 313 năm. Trong ngôi đình còn lưu giữ nhiều đồ cổ quý như: bức cuốn thư thời Lê Trung Hưng; long ngai, bài vị, quán tẩy, bát nhang, các câu đối và 6 sắc phong của vua Cảnh Hưng, vua Khải Định.

Tại Quyết định số 883/QĐ-BVHTTDL, xếp hạng di tích quốc gia đối với di tích kiến trúc nghệ thuật Miếu Giai, xã Minh Lãng, huyện Vũ Thư, Thái Bình.

Miếu Giai là nơi thờ đức thánh Hồng Võ Đại Vương-Nguyễn Thiện, một trung thần triều đại vua Hùng vương thứ 18. Hiện nay Miếu Giai còn lưu giữ được 30 sắc phong của các đời Lê, Nguyễn, trải dài từ thời Hồng Đức thứ 28 (1497) đến thời Khải Định thứ 9 (1924) ban tặng cho Hồng Võ Đại Vương. Trong đó, có đạo sắc năm Hồng Đức thứ 28 là một trong những sắc phong cổ nhất còn lưu giữ lại của tỉnh Thái Bình. Miếu có kiến trúc theo kiểu tiền nhất-hậu đinh với tổng cộng 13 gian, là kho cổ vật có giá trị về nghệ thuật như: các bức đại tự, câu đối, nhang án, long đình...

Tại Quyết định số 892/QĐ-BVHTTDL, xếp hạng di tích quốc gia đối với di tích lịch sử Địa điểm lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Lào Cai (23-24/9/1958), phường Lào Cai, TP Lào Cai.

Tại Quyết định số 890/QĐ-BVHTTDL, xếp hạng di tích quốc gia đối với cụm di tích đền Măng Sơn, đình Sơn Trung và đình Sơn Đông tại xã Sơn Đông, thị xã Sơn Tây, Hà Nội.

 

Đền Măng Sơn. (Ảnh: Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội)
Đền Măng Sơn. (Ảnh: Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội).


Đền Măng Sơn được coi là Nam Cung điện, trong số Ngũ cung ở quanh khu vực Ba Vì, tương truyền đền được xây dựng từ thế kỷ XVI, trùng tu lại vào thế kỷ XVIII. Đền Măng Sơn thờ Tản Viên Sơn Thánh - vị thần đứng đầu trong hàng “tứ bất tử” của tín ngưỡng dân gian Việt Nam - người đã có công trị thủy, bảo vệ mùa màng để người dân có cuộc sống ấm no, hạnh phúc.

Đền Măng Sơn hiện còn lưu giữ nhiều di vật quý như: 1 tấm bia đá bốn mặt “Măng Sơn tự bi ký“, kích thước khá lớn, tạo tác năm Cảnh Hưng thứ 7 (1746), đôi nghê gỗ đứng trên một cột trụ vuông mang phong cách nghệ thuật thế kỷ 17,  một số di vật như sắc phong, ngai, bài vị, bát hương, hoành phi với niên đại từ đầu thế kỷ 19 đến đầu thế kỷ 20…

Hai ngôi đình Sơn Đông và đình Sơn Trung được xây dựng cùng thời với đền Măng Sơn. Sau nhiều lần tu sửa, hai ngôi đình mang phong cách nghệ thuật kiến trúc cuối thời Nguyễn. Hiện các bộ vì ở Đại bái còn giữ được kết cấu kiến trúc và các hoa văn trang trí mang phong cách nghệ thuật nửa đầu thế kỷ 20…

Tại Quyết định số 881/QĐ-BVHTTDL, Sửa đổi, bổ sung Điều 1 Quyết định số 601/QĐ-BVHTTDL ngày 2/3/2018 của Bộ trưởng Văn hóa, Thể thao và Du lịch như sau: Xếp hạng di tích quốc gia đối với Di tích lịch sử và kiến trúc nghệ thuật quần thể đền Cao (gồm đền Cao, đền Bến Tràng, đền Cả, đền Bến Cả, đền thờ Vua Lê Đại Hành), thuộc phường An Lạc, TP Chí Linh, Hải Dương. Năm 2018, quần thể đền Cao đã được xếp hạng Di tích cấp quốc gia nhưng chưa có đền thờ Vua Lê Đại Hành trong quyết định.

Theo TUYẾT LOAN (NDĐT)

Có thể bạn quan tâm

Những người giữ hồn dân ca Jrai

Những người giữ hồn dân ca Jrai

(GLO)- Nhằm bảo tồn và phát huy nét đẹp văn hóa của dân tộc Jrai, nhiều nghệ nhân ở xã Ia Rbol (thị xã Ayun Pa, tỉnh Gia Lai) từng ngày âm thầm lưu giữ những làn điệu dân ca như một cách thể hiện tình yêu với cội nguồn.

Lưu giữ “men say” của đại ngàn

Lưu giữ “men say” của đại ngàn

(GLO)- Hiện nay, nhiều gia đình người dân tộc thiểu số ở Gia Lai vẫn giữ nghề ủ rượu cần truyền thống từ men lá tự nhiên. Theo thời gian, họ đã cùng nhau lưu giữ “men say” của đại ngàn, giúp cho thức uống mang đậm dấu ấn văn hóa của cộng đồng các dân tộc ở Tây Nguyên được chắp cánh bay xa.

Gương mặt thơ: Trúc Phùng

Gương mặt thơ: Trúc Phùng

(GLO)- Đây là số cuối cùng của chuyên mục “Gương mặt thơ” trên báo Gia Lai Cuối tuần do tôi phụ trách.Chuyên mục đã đi được hơn 2 năm (từ tháng 10-2022), tới nay đã giới thiệu tác phẩm của hơn 100 nhà thơ nổi tiếng trên thi đàn cả nước.

Người Mường ở xã Ia Lâu “giữ lửa” cồng chiêng

Người Mường ở xã Ia Lâu “giữ lửa” cồng chiêng

(GLO)- Rời quê vào thôn Đà Bắc (xã Ia Lâu, huyện Chư Prông) lập nghiệp đã hơn 30 năm, nhưng cộng đồng người Mường vẫn luôn duy trì và nỗ lực bảo tồn văn hóa cồng chiêng của dân tộc. Với họ, “giữ lửa” cồng chiêng chính là cách làm thiết thực nhất tạo sự gắn kết bền chặt với quê hương, nguồn cội.

Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên là di sản có tiềm năng khai thác kinh tế du lịch. Ảnh: Minh Châu

Những ngày làm hồ sơ “Không gian văn hóa cồng chiêng”

(GLO)- Ngày 23-3-2004, Bộ trưởng Bộ Văn hóa-Thông tin (nay là Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch) ban hành quyết định về việc xây dựng hồ sơ ứng cử quốc gia “Vùng văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên” là di sản tiếp nối trình UNESCO công nhận là kiệt tác di sản truyền khẩu và phi vật thể của nhân loại.

Về miền di sản

Về miền di sản

(GLO)- Những địa danh lịch sử, điểm di sản là nơi thu hút nhiều người đến tham quan, tìm hiểu. Được tận mắt chứng kiến và đặt chân lên một miền đất giàu truyền thống luôn là trải nghiệm tuyệt vời và xúc động đối với nhiều người.

Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam trở thành Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại

Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam trở thành Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại

(GLO)- Tại Kỳ họp thứ 19 của Ủy ban Liên Chính phủ Công ước 2003 của UNESCO về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể diễn ra tại Thủ đô Asunción (Cộng hòa Paraguay) vào ngày 4-12, UNESCO đã chính thức ghi danh Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam của Việt Nam vào Danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

“Điểm sáng văn hóa vùng biên”

“Điểm sáng văn hóa vùng biên”

(GLO)- Năm 1993, Sở Văn hóa-Thông tin (VH-TT) và Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Gia Lai đã ký kết chương trình phối hợp hành động với nhiều hoạt động thiết thực, trong đó có mô hình “Điểm sáng văn hóa vùng biên”.