Xếp hạng 7 di tích quốc gia đặc biệt và công nhận 24 bảo vật quốc gia

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

Di tích lịch sử Hệ thống di tích lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Thừa Thiên-Huế, Di tích lịch sử An toàn khu (ATK) II Hiệp Hòa là hai trong số những di tích được xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt.

Sinh viên tham quan tìm hiểu về các Bảo vật Quốc gia đang được trưng bày tại Bảo tàng Điêu khắc Chăm (Đà Nẵng). (Ảnh: Trần Lê Lâm/TTXVN)
Sinh viên tham quan tìm hiểu về các Bảo vật Quốc gia đang được trưng bày tại Bảo tàng Điêu khắc Chăm (Đà Nẵng). (Ảnh: Trần Lê Lâm/TTXVN)



Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Quyết định số 2280/QĐ-TTg xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt (đợt 11, năm 2020) đối với 7 di tích.

Cụ thể, 7 di tích được xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt gồm: Di tích lịch sử Hệ thống di tích lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Thừa Thiên-Huế (thành phố Huế và huyện Phú Vang); Di tích lịch sử An toàn khu (ATK) II Hiệp Hòa, huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang; Di tích lịch sử Căn cứ Cái Chanh, huyện Hồng Dân, tỉnh Bạc Liêu; Di tích kiến trúc nghệ thuật đền An Xá, huyện Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên.

Di tích kiến trúc nghệ thuật đình Hạ Hiệp, huyện Phúc Thọ, thành phố Hà Nội; Di tích lịch sử và kiến trúc nghệ thuật Lăng mộ và đền thờ Nguyễn Xí, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An; Danh lam thắng cảnh Gành Đá Đĩa, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên cũng được xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt.

Khu vực bảo vệ di tích được xác định theo Biên bản và Bản đồ các khu vực bảo vệ di tích trong hồ sơ.

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp nơi có di tích được xếp hạng nêu trên trong phạm vi nhiệm vụ và quyền hạn của mình thực hiện việc quản lý nhà nước đối với di tích theo quy định của pháp luật về di sản văn hóa.

Thủ tướng Chính phủ cũng đã ra Quyết định số 2283/QĐ-TTg công nhận bảo vật quốc gia (đợt 9, năm 2020) cho 24 hiện vật, nhóm hiện vật.

24 hiện vật, nhóm hiện vật được công nhận bảo vật quốc gia (đợt 9, năm 2020) gồm: Sưu tập khuôn đúc Cổ Loa (Niên đại: Văn hóa Đông Sơn, thế kỷ III-II trước Công nguyên; hiện lưu giữ tại Khu di tích Cổ Loa, xã Cổ Loa, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội); Bộ dụng cụ dệt gỗ Phú Chánh (Niên đại: Cuối thế kỷ III trước Công nguyên-thế kỷ I sau Công nguyên; hiện lưu giữ tại Bảo tàng tỉnh Bình Dương); Bộ Linga-Yoni Linh Sơn (Niên đại: Thế kỷ VII; hiện lưu giữ tại Bảo tàng tỉnh An Giang)

Hiện vật, nhóm hiện vật được công nhận bảo vật quốc gia còn có: Bộ sưu tập trang sức vàng Trà Veo 3 và Lâm Thượng (Niên đại: Thế kỷ X-XII; hiện lưu giữ tại Bảo tàng Tổng hợp Quảng Ngãi); Sưu tập đĩa vàng hoa sen Cộng Vũ (Niên đại: Thế kỷ XI-XII; hiện lưu giữ tại Kho bạc nhà nước tỉnh Hưng Yên); Trống đồng Kính Hoa (Niên đại: Văn hóa Đông Sơn, thế kỷ IV-III trước Công nguyên; thuộc sở hữu tư nhân, thành phố Hà Nội)...

Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp nơi có bảo vật quốc gia, các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan trực thuộc Chính phủ, người đứng đầu ngành, tổ chức được giao quản lý bảo vật quốc gia được công nhận nêu trên trong phạm vi nhiệm vụ và quyền hạn của mình thực hiện việc quản lý đối với bảo vật quốc gia theo quy định của pháp luật về di sản văn hóa.

Theo TTXVN/Vietnam+

Có thể bạn quan tâm

Rơ Châm Nguyên nặng tình với dân ca Jrai

Rơ Châm Nguyên nặng tình với dân ca Jrai

(GLO)-Nhiều năm qua, người dân làng Kte (xã Ia Phí, huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai) luôn dành sự yêu mến và kính trọng đối với bà Rơ Châm Nguyên bởi bà biết hát và lưu giữ nhiều bài dân ca của dân tộc Jrai.

Bảo tồn và phát huy di sản

Bảo tồn và phát huy di sản

Câu chuyện biệt thự “nhà lầu ông Phủ” (ven sông Đồng Nai, TP Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai) xôn xao dư luận những ngày qua như một tín hiệu vừa mừng vừa đáng suy ngẫm. Mừng khi cộng đồng ngày càng quan tâm thiết thực đến các giá trị di sản văn hóa.

"Báu vật sống" ở làng Kon Kơ Tu

"Báu vật sống" ở làng Kon Kơ Tu

Nghệ nhân Y Yin (72 tuổi) ở làng Kon Kơ Tu (xã Đăk Rơ Wa, thành phố Kon Tum) cả đời gắn bó với khung dệt. Bà được xem là “báu vật sống” của làng khi sở hữu kỹ năng dệt điêu luyện và năng khiếu “kể chuyện” trên thổ cẩm.
Tấm lòng người làm lồng đèn truyền thống

Tấm lòng người làm lồng đèn truyền thống

Sau những gian hàng lồng đèn ồn ào, tấp nập mùa Trung thu là bao năm thao thức thầm lặng của các nghệ nhân, miệt mài, tỉ mỉ với từng công đoạn để thế hệ nào cũng có ký ức đẹp về những đêm trăng vàng với chiếc lồng đèn truyền thống rực rỡ trên tay.
Nghệ nhân 80 tuổi giữ nghề làm đèn ông sao

Nghệ nhân 80 tuổi giữ nghề làm đèn ông sao

Khung tre được uốn nắn tỉ mỉ, bọc bên ngoài là tấm giấy đầy màu sắc rực rỡ, nghệ nhân Trần Thanh Tùng (80 tuổi, thôn Thu Xà, xã Nghĩa Hòa, huyện Tư Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi) làm thành những chiếc lồng đèn trung thu truyền thống.
Thương lắm, nhà Rông…

Thương lắm, nhà Rông…

Đó là một trong những ngôi nhà Rông cổ và đẹp nhất nhì xứ này còn giữ lại hầu như nguyên vẹn ét xưa cũ trên cao nguyên. Nhưng ngọn lửa đã đốt trụi những gì tinh túy nhất của làng. Ngọn lửa bốc lên cháy rực bỏng rát trong tim của mỗi người làng một nỗi đau nhưng nhức.
Báo ân trọn vẹn mùa Vu Lan

Báo ân trọn vẹn mùa Vu Lan

Nói đến Vu Lan chính là nói đến tinh thần báo hiếu báo ân, tinh thần cứu độ của đạo Phật. Nhưng báo hiếu, tri ân theo tinh thần Phật pháp không phải là sa đà cầu cúng, đốt vàng mã theo kiểu “trần sao âm vậy” như tục lệ dân gian.