"Xếp bút nghiên" - Tập thơ thời hoa lửa

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Ấp ủ đã lâu nhưng phải mãi tới gần đây, người cựu chiến binh, nhà báo, TS. Trần Anh Phương mới viết và tập hợp những bài thơ, những tự sự có vần của một thế hệ sinh viên hừng hực khí thế “Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước/Mà lòng phơi phới dậy tương lai” lại thành một cuốn sách.
 

 

Đó là tập thơ với tên gọi “Xếp bút nghiên” - Thơ thời hoa lửa (1972-1975) mới được Nhà xuất bản Văn học in và nộp lưu chiểu tháng 7-2015. Chỉ vỏn vẹn 30 bài thơ, 30 tâm trạng và nỗi lòng của một cựu sinh viên - lính trận đã từng “Xếp bút nghiên lên đường chiến đấu” nhưng tập thơ đã phần nào vẽ ra một bức tranh khá chân thực và sinh động, đưa người đọc dễ hình dung lại một thời kỳ đầy hào sảng của dân tộc ta.

Đọc những vần thơ, người đọc ấn tượng mãi với những hình ảnh “Xếp bút nghiên lên đường cầm súng/Học người xưa đi cứu non sông…/Từ nay gian khó chinh nhân/Tuổi xanh nguyện ước trong lòng ghi sâu/…Ra đi vì nước diệt thù/Hẹn ngày chiến thắng trở về trường xưa”… Hay “Tôi viết bài thơ trên đường ra trận/Giữa buổi hành quân đường Trường Sơn nắng rát…/Trường Sơn ơi, mây núi cheo leo/Ta đã đi qua những dốc, những đèo/Ôi kỳ diệu thay những bàn chân chiến sĩ/Vạn lý trường chinh vững bước trên đường”…

Những vần thơ viết lên từ những cảm xúc rất thật, như chính tâm sự của tác giả Trần Anh Phương rằng “trong mỗi lần gặp mặt giao lưu với đồng đội cũ… những người cựu lính trận chúng tôi lại cùng nhau ca hát những bài ca cách mạng truyền thống của các chiến sĩ quân giải phóng miền Nam năm xưa, đặc biệt cùng nhau nhớ lại thời hoa lửa của những năm tháng chiến đấu trước đây, từ đó cùng nhau động viên, nhắc nhở nhau dù cuộc sống còn nhiều khó khăn nhưng chúng ta mãi là đồng đội, gắn bó với nhau, quyết tâm giữ vững phẩm chất người lính cụ Hồ trong bất cứ cương vị nào ở xã hội, cơ quan và gia đình…”.

Tác giả mong muốn đem những vần thơ này kính tặng tới tất cả đồng đội E271 anh hùng và những người thân yêu khác (cả những người đã khuất và những người đang sống) với mong muốn thể hiện một tình cảm trân trọng nhất, nhớ mãi một thời hoa lửa.

Ngoài 30 bài thơ, phần phụ lục của tập thơ là các bài báo liên quan và tư liệu ảnh được sắp xếp theo thứ tự thời gian diễn ra sự kiện nhằm cung cấp thêm thông tin để bạn đọc và đồng đội hiểu rõ hơn về tác giả cũng như các hoạt động của cựu chiến binh E271 anh hùng trong nhiều năm qua.

Theo đcsvn

Có thể bạn quan tâm

Thơ Đào An Duyên: Ngàn sau

Thơ Đào An Duyên: Ngàn sau

(GLO)- Không chỉ là một lời nói về tình yêu, "Ngàn sau" của tác giả Đào An Duyên còn là một tác phẩm thơ triết lý, khẳng định sự bất tử, trường tồn của những xúc cảm chân thật qua biến động của thiên nhiên và cuộc sống.

Thơ Lê Vi Thủy: Tinh khôi mùa xuân

Thơ Lê Vi Thủy: Tinh khôi mùa xuân

(GLO)- "Tinh khôi mùa xuân" của Lê Vi Thủy thể hiện cảm xúc tươi mới, ngọt ngào của mùa xuân và tình yêu trong sáng, thuần khiết. Từ hình ảnh thiên nhiên gần gũi như "cánh hoa trắng", "giọt sương ban mai" đến những ẩn dụ về tình yêu, tất cả đều mang lại cho người đọc cảm giác ấm áp, đầy hy vọng.

Thơ Vân Phi: Ngõ xanh

Thơ Vân Phi: Ngõ xanh

(GLO)- Bài thơ Ngõ xanh của tác giả Vân Phi khắc họa một không gian thiên nhiên thanh bình của làng quê, nơi có mẹ cha và những điều thân thuộc nhất. Mỗi hình ảnh trong thơ như một lời nhắc nhở về sự quan trọng của gia đình, quê hương và những ký ức đẹp mà ta luôn cất giữ trong trái tim mình.

Khúc ca mùa xuân đoàn tụ

Khúc ca mùa xuân đoàn tụ

(GLO)- Mỗi lần nghe lại ca khúc “Sông Đakrong mùa xuân về” của nhạc sĩ Tố Hải, lòng tôi lại dạt dào xúc cảm và không thôi nghĩ về dòng chảy của những đoàn quân hào hùng ra trận để đem về mùa xuân đoàn tụ của một dân tộc anh hùng.

Thơ Phạm Đức Long: Tản mạn Pleiku

Thơ Phạm Đức Long: Tản mạn Pleiku

(GLO)- Pleiku hiện lên trong bài thơ của tác giả Phạm Đức Long như một vùng đất đầy bí ẩn, vừa thực vừa ảo, vừa hùng vĩ vừa mộng mơ. Những câu từ mang đến cho người đọc cảm giác như đang lạc vào không gian trữ tình, đầy sức sống, thôi thúc họ khám phá và trải nghiệm.

Nhà văn Đỗ Tiến Thụy “về nhà”

Nhà văn Đỗ Tiến Thụy “về nhà”

(GLO)- Khi tôi và nhà thơ Hương Đình “mở tiệc” chia tay Đỗ Tiến Thụy ra Hà Nội học Trường Viết văn Nguyễn Du thì anh là Thượng úy, công tác tại Sư đoàn 10 (Quân đoàn 3). Ấy là năm 2002. Tháng 11 năm nay, khi trở “về nhà”, anh đã mang hàm Đại tá, Trưởng ban Văn của Tạp chí Văn nghệ Quân đội.

Nhóm tác giả thuộc Công ty cổ phần Tập đoàn Đầu tư và Xây dựng AVIEW giành giải nhất, nhì cuộc thi “Sáng tác mẫu phác thảo Tượng đài Tây Sơn Tam Kiệt và Phù điêu”

Nhóm tác giả thuộc Công ty cổ phần Tập đoàn Đầu tư và Xây dựng AVIEW giành giải nhất, nhì cuộc thi “Sáng tác mẫu phác thảo Tượng đài Tây Sơn Tam Kiệt và Phù điêu”

(GLO)- Ngày 16-12, UBND tỉnh Gia Lai có quyết định Phê duyệt kết quả cuộc thi “Sáng tác mẫu phác thảo Tượng đài Tây Sơn Tam Kiệt và Phù điêu” thuộc dự án Phong trào nông dân Tây Sơn trên đất Gia Lai (Tây Sơn Thượng đạo).

Nhà văn Nguyễn Nhật Ánh tiết lộ cách viết '3 trong 1' ở 'Tiệm sách của nàng'

Nhà văn Nguyễn Nhật Ánh tiết lộ cách viết '3 trong 1' ở 'Tiệm sách của nàng'

Trong số các tác phẩm của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh, đã có nhiều tựa sách đề cập đến nhân vật nữ cá tính như: Nữ sinh, Những cô em gái, Út Quyên và tôi… nhưng đây là lần đầu tiên từ khóa “sách” và “nàng” cùng xuất hiện trên bìa tác phẩm mới, tạo cho bạn đọc sự tò mò thú vị.

Phương án sắp xếp cơ quan báo chí thuộc Chính phủ và bộ, ngành

Phương án sắp xếp cơ quan báo chí thuộc Chính phủ và bộ, ngành

Quán triệt nội dung định hướng sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của Chính phủ theo yêu cầu của Ban Chỉ đạo Trung ương về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW và của Bộ Chính trị, Ban Chỉ đạo của Chính phủ về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW đã xây dựng phương án sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của Chính phủ, trong đó có các cơ quan báo chí thuộc Chính phủ.