Xây nhà cấp 4 có cần xin giấy phép xây dựng?

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Nhà cấp 4 là loại nhà ở 1 tầng, chiều cao từ 6m trở xuống, diện tích nhỏ hơn 1.000m2 và sẽ được miễn giấy phép xây dựng nếu thuộc trường hợp quy định.
3 trường hợp nhà cấp 4 được miễn giấy phép xây dựng
Căn cứ theo Khoản 30 Điều 1 Luật Xây dựng sửa đổi 2020, nhà cấp 4 thuộc những trường hợp sau đây được miễn giấy phép xây dựng trước khi khởi công, bao gồm:
1. Nhà cấp 4 thuộc dự án đầu tư xây dựng khu đô thị, dự án đầu tư xây dựng nhà ở có quy hoạch chi tiết 1/500 đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
2. Nhà cấp 4 và thuộc khu vực không có quy hoạch đô thị, quy hoạch xây dựng khu chức năng hoặc quy hoạch chi tiết xây dựng điểm dân cư nông thôn đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
3. Nhà cấp 4 ở miền núi, hải đảo thuộc khu vực không có quy hoạch đô thị, quy hoạch xây dựng khu chức năng.

Nhà cấp 4 là loại nhà ở 1 tầng, chiều cao từ 6m trở xuống, diện tích nhỏ hơn 1.000m2. Đồ họa: M.H
Nhà cấp 4 là loại nhà ở 1 tầng, chiều cao từ 6m trở xuống, diện tích nhỏ hơn 1.000m2. Đồ họa: M.H
3 trường hợp nhà cấp 4 phải có giấy phép xây dựng
Cũng theo Khoản 30 Điều 1 Luật Xây dựng sửa đổi 2020, việc xây dựng nhà cấp 4 thuộc những trường hợp dưới đây phải có giấy phép xây dựng trước khi khởi công, bao gồm:
1. Nhà cấp 4 tại khu vực đô thị, trừ trường hợp nhà cấp 4 thuộc dự án đầu tư xây dựng khu đô thị, dự án đầu tư xây dựng nhà ở có quy hoạch chi tiết 1/500 đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
2. Nhà cấp 4 khu vực nông thôn nhưng được xây dựng trong khu di tích lịch sử - văn hóa, khu bảo tồn.
3. Nhà cấp 4 tại khu vực nông thôn nhưng thuộc khu vực có quy hoạch xây dựng khu chức năng hoặc quy hoạch chi tiết xây dựng điểm dân cư nông thôn đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt. 
KIM NHUNG (T/H/LĐO)

Có thể bạn quan tâm

Nhiều dự án trùm mền hàng thập kỷ sắp được 'hồi sinh'

Nhiều dự án trùm mền hàng thập kỷ sắp được 'hồi sinh'

Ngày 3.12, UBND TP.HCM đã phân công cho Chủ tịch, 5 Phó chủ tịch theo dõi, chỉ đạo giải quyết cụ thể từng dự án tồn đọng, dừng thi công để khẩn trương triển khai, hoàn thành, đưa vào sử dụng chống lãng phí, thất thoát. Điều này hứa hẹn sẽ giúp cho các dự án trùm mền nhiều năm trời có cơ hội hồi sinh trở lại.