Xây dựng mô hình nguồn tài nguyên giáo dục mở trong giáo dục đại học

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Ngày 25-9, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký Quyết định số 1117/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình xây dựng mô hình nguồn tài nguyên giáo dục mở trong giáo dục đại học. Mục tiêu của Chương trình, trên 40% số cơ sở giáo dục đại học tham gia xây dựng, phát triển Tài nguyên Giáo dục Mở trong Giáo dục Đại học; trên 50% số cơ sở giáo dục khai thác tài liệu từ nguồn này.

Theo đó, mục tiêu chung nhằm xây dựng mô hình về phát triển, chia sẻ, khai thác, sử dụng tài nguyên giáo dục mở trong giáo dục đại học, góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả của hoạt động nghiên cứu, giảng dạy và học tập, đáp ứng nhu cầu của người học để được cấp bằng và nhu cầu học tập suốt đời.

Cụ thể, Chương trình phấn đấu trong giai đoạn 2023-2026 xây dựng và vận hành cổng truy cập tài nguyên giáo dục mở trong giáo dục đại học trở thành địa chỉ tìm kiếm tài liệu học tập, giảng dạy và nghiên cứu tin cậy cho người học, cán bộ, giảng viên các cơ sở giáo dục đại học và những người có nhu cầu cập nhật kiến thức giáo dục đại học.

Việc chia sẻ, khai thác, sử dụng tài nguyên giáo dục mở trong giáo dục đại học góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả của hoạt động nghiên cứu, giảng dạy và học tập (ảnh minh họa).

Việc chia sẻ, khai thác, sử dụng tài nguyên giáo dục mở trong giáo dục đại học góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả của hoạt động nghiên cứu, giảng dạy và học tập (ảnh minh họa).

Đồng thời, xây dựng, phát triển tài nguyên giáo dục mở trong giáo dục đại học: Trên 40% số cơ sở giáo dục đại học tham gia xây dựng, phát triển tài nguyên giáo dục mở trong giáo dục đại học; trên 20% số ngành đào tạo các trình độ của giáo dục đại học có giáo trình, tài liệu giảng dạy, học tập được đưa lên hệ thống cổng truy cập tài nguyên giáo dục mở trong giáo dục đại học; trên 300 giáo trình, tài liệu giảng dạy, học tập trong giáo dục đại học được đưa lên cổng truy cập tài nguyên giáo dục mở trong giáo dục đại học.

Về khai thác, sử dụng tài nguyên giáo dục mở trong giáo dục đại học: Trên 50% số cơ sở giáo dục đại học khai thác, sử dụng nội dung tài liệu giảng dạy, giáo trình từ nguồn tài nguyên giáo dục mở trong giáo dục đại học; trên 50% số cán bộ, giảng viên các cơ sở giáo dục đại học khai thác, sử dụng giáo trình, tài liệu giảng dạy, học tập từ nguồn tài nguyên giáo dục mở trong giáo dục đại học phục vụ giảng dạy và nghiên cứu; trên 50% số người học đang học tập trong các cơ sở giáo dục đại học khai thác, sử dụng giáo trình, tài liệu giảng dạy, học tập từ nguồn tài nguyên giáo dục mở trong giáo dục đại học phục vụ học tập và nghiên cứu…

Nhiệm vụ đặt ra của Chương trình là phải bổ sung, hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật quy định về xây dựng, khai thác và sử dụng nguồn tài nguyên giáo dục mở, cụ thể: Xây dựng, ban hành quy định của Chính phủ về việc xây dựng, công bố, kết nối, chia sẻ, khai thác và sử dụng tài nguyên giáo dục mở trong giáo dục đại học; quy định các chế độ, chính sách để khuyến khích các cơ sở giáo dục đại học, các nhà giáo, nhà khoa học tham gia đóng góp, chia sẻ, khai thác và sử dụng tài nguyên giáo dục mở trong giáo dục đại học; xây dựng, ban hành các quy định về quy chuẩn, tiêu chuẩn về xây dựng, phát triển, kết nối, chia sẻ, khai thác và sử dụng nguồn tài nguyên giáo dục mở trong giáo dục đại học.

Xây dựng và phát triển kho dữ liệu về tài nguyên giáo dục mở trong giáo dục đại học của hệ thống giáo dục đại học Việt Nam: Xây dựng và phát triển kho dữ liệu về tài nguyên giáo dục mở trong giáo dục đại học đối với các trình độ, các ngành đào tạo và các chương trình đào tạo đang triển khai thực hiện tại cơ sở đào tạo để kết nối liên thông với kho dữ liệu về tài nguyên giáo dục mở trong giáo dục đại học của hệ giáo dục đại học Việt Nam.

Theo Chương trình, xây dựng và vận hành cổng truy cập tài nguyên giáo dục mở trong giáo dục đại học: Xây dựng cổng truy cập tài nguyên giáo dục mở trong giáo dục đại học chung của hệ thống giáo dục đại học Việt Nam kết nối liên thông với kho dữ liệu tài nguyên giáo dục mở của từng cơ sở giáo dục đại học và cổng học liệu số giáo dục đại học, kho tài liệu khác về giáo dục đại học và vận hành, duy trì và phát triển cổng truy cập tài nguyên giáo dục mở trong giáo dục đại học.

Cạnh đó, nâng cao nhận thức về vai trò và ý nghĩa của việc xây dựng, vận hành và khai thác mô hình nguồn tài nguyên giáo dục mở trong giáo dục đại học: Tăng cường công tác thông tin và truyền thông trên các phương tiện thông đại chúng nói chung và tại các cơ sở giáo dục đại học về vai trò, ý nghĩa của mô hình nguồn tài nguyên giáo dục mở trong giáo dục đại học đối với việc nâng cao chất lượng, hiệu quả của hoạt động nghiên cứu, giảng dạy, học tập và học tập suốt đời; tổ chức hội thảo, tập huấn cho đội ngũ cán bộ quản lý, giảng viên, người học…

Có thể bạn quan tâm

"Đã có thầy ở đây..."

"Đã có thầy ở đây..."

Có thầy ở đây, trái tim trẻ thơ được sưởi ấm giữa những giông gió cuộc đời. Có cô ở đây, trẻ thơ vững bước trên hành trình gom nhặt kiến thức. Có thầy, cô ở đây, các em không chỉ học cách viết những con chữ mà còn học cách sống, cách yêu thương, cách đứng dậy sau vấp ngã…

Ổn định dạy và học sau kỳ nghỉ Tết

Ổn định dạy và học sau kỳ nghỉ Tết

(GLO)- Ngày 6-2, thầy và trò các cấp học trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã trở lại trường học sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán 2025. Cùng với hoạt động “khai xuân” sôi nổi, các trường học đã ổn định nền nếp, triển khai công tác dạy và học, quyết tâm hoàn thành mục tiêu, nhiệm vụ năm học 2024-2025.

Đội tuyển học sinh giỏi Trường THPT Chi Lăng năm học 2024-2025 (ảnh đơn vị cung cấp).

Trường THPT Chi Lăng tạo lập môi trường giáo dục toàn diện

(GLO)- Sau 5 năm xây dựng và phát triển, Trường THPT Chi Lăng (TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai) ngày càng khẳng định thương hiệu, là địa chỉ tin cậy để phụ huynh yên tâm gửi gắm con em. Trong mùa xuân mới này, nhà trường tiếp tục hành trình tạo lập môi trường giáo dục toàn diện với bao niềm tin và hy vọng.

Học từ thực tiễn

Học từ thực tiễn

Những ngày này học sinh đến trường thật vui. Các em được tham gia hoạt động chào đón Tết Nguyên đán nhưng thông qua sinh hoạt bên ngoài lớp học lại biết được nhiều điều từ cuộc sống, những thứ mà hằng ngày có khi không chạm tới được.

Học sinh Gia Lai làm dự án quảng bá lịch sử-văn hóa địa phương

Học sinh Gia Lai làm dự án quảng bá lịch sử-văn hóa địa phương

(GLO)- “Học sinh, sinh viên tỉnh Gia Lai giữ gìn, phát huy truyền thống lịch sử-văn hóa dân tộc” là chủ đề Hội thi Thắp sáng ước mơ tuổi trẻ Gia Lai vừa được Tỉnh Đoàn tổ chức. 10 dự án tiêu biểu đến từ các trường THPT cho thấy sự am hiểu của học sinh về lịch sử-văn hóa dân tộc.

"Bữa sáng yêu thương" do Đoàn phường Cheo Reo triển khai đã giúp các em học sinh nghèo thêm yêu trường, mến lớp, đi học chuyên cần. Ảnh: V.C

Mang "Bữa sáng yêu thương" đến với học sinh nghèo

(GLO)- Những “Bữa sáng yêu thương” do tuổi trẻ phường Cheo Reo (thị xã Ayun Pa, tỉnh Gia Lai) triển khai tại 2 điểm lẻ của Trường Mầm non Hoa Hồng đã và đang lan tỏa tình yêu thương, giúp các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn vươn lên, tiếp tục gắn bó với trường lớp.

Tiềm ẩn nhiều yếu tố mất an toàn giao thông trước cổng trường

Tiềm ẩn nhiều yếu tố mất an toàn giao thông trước cổng trường

(GLO)- Trên địa bàn tỉnh Gia Lai vẫn còn nhiều trường học có cổng ra vào nằm cạnh đường quốc lộ và tỉnh lộ, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông (ATGT) rất cao. Vì vậy, các cơ quan chức năng cần triển khai các giải pháp nhằm hạn chế nguy cơ xảy ra tai nạn giao thông liên quan đến học sinh.