Vượt qua áp lực kỳ thi

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
(GLO)- Chỉ còn hơn 1 tuần nữa, kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 sẽ diễn ra. Để giúp các em học sinh vượt qua áp lực kỳ thi cuối cấp này, cùng với những nỗ lực từ phía nhà trường thì sự đồng hành của cha mẹ là hết sức quan trọng.

Nhiều học sinh cho biết, để chuẩn bị cho kỳ thi tốt nghiệp THPT, nhà trường đã tiến hành ôn tập, củng cố kiến thức, đồng thời tổ chức thi thử và bản thân các em cũng rất nỗ lực. Tuy nhiên, áp lực lớn nhất lại chính là sự kỳ vọng của cha mẹ.

Em Trần Minh Khoa (lớp 12C5, Trường THPT Phan Bội Châu, TP. Pleiku) chia sẻ: “Nhiều bạn lo âu vì cha mẹ đặt mục tiêu quá cao. Để chuẩn bị cho kỳ thi quan trọng này, em lên lịch ôn tập kiến thức chu đáo. Vì vậy, em rất tự tin”.

Cùng với những nỗ lực từ phía nhà trường thì sự đồng hành của cha mẹ sẽ giúp các em học sinh vượt qua áp lực kỳ thi tốt nghiệp THPT. Ảnh: N.N

Cùng với những nỗ lực từ phía nhà trường thì sự đồng hành của cha mẹ sẽ giúp các em học sinh vượt qua áp lực kỳ thi tốt nghiệp THPT. Ảnh: N.N

Chị Nguyễn Thị Lan (tổ 6, phường Ia Kring, TP. Pleiku) cho biết: “Phụ huynh mong muốn con mình có thành tích tốt nhất. Tuy nhiên, không nên vì điều đó mà tạo cho con gánh nặng tâm lý khi bước vào kỳ thi.

Để giúp con có đủ sức khỏe học tập, chuẩn bị cho kỳ thi sắp tới, tôi dành thời gian nấu những bữa cơm ngon, đảm bảo dinh dưỡng, dặn dò ăn đúng bữa, ngủ đúng giờ và có chế độ học tập, sinh hoạt hợp lý. Tôi nghĩ mỗi phụ huynh nên tin tưởng, chia sẻ và tiết chế kỳ vọng nhằm giúp con em mình có tinh thần thoải mái khi bước vào kỳ thi quan trọng này”.

Anh Võ Minh Nghĩa (tổ 3, phường Hội Thương, TP. Pleiku) cũng có chút lo lắng khi con chuẩn bị cho kỳ thi tốt nghiệp THPT. Tuy nhiên, qua theo dõi quá trình học tập và kết quả đạt được cuối năm lớp 12 của con thì anh phần nào yên tâm.

“Phụ huynh ai cũng mong muốn những điều tốt đẹp nhất với con. Cha mẹ hãy để con được lựa chọn những gì phù hợp với khả năng và nên quan tâm, sẻ chia, động viên nhiều hơn. Đặc biệt, trong thời gian này, việc tập trung ôn tập ít nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe của con. Vợ chồng tôi nhắc con chú ý giờ giấc học tập, nghỉ ngơi hợp lý và bồi bổ để đảm bảo sức khỏe, vững tin vượt vũ môn”-anh Nghĩa bày tỏ.

Theo bác sĩ Đồng Vĩnh Thanh-Phó Giám đốc Bệnh viện Tâm thần kinh tỉnh: Đối mặt với các kỳ thi quan trọng, áp lực học tập khiến các em học sinh có thể bị stress, lo âu, trầm cảm… Vấn đề sức khỏe tâm thần, đặc biệt là tâm lý thanh-thiếu niên tuổi học đường thường ít được phụ huynh chú trọng.

Rối loạn tâm thần là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tàn tật ở thanh-thiếu niên. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, tình trạng này sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển thể chất, học tập và sinh hoạt.

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến các rối loạn tâm thần tuổi học đường như: áp lực học tập; cha mẹ đặt quá nhiều kỳ vọng ở con cái; sự thay đổi các mối quan hệ bạn bè; thức quá khuya, ngủ dậy muộn, nghiện game, chơi điện tử quá nhiều… Và khi kết quả học tập không tốt sẽ tạo ra áp lực dẫn tới một vòng xoắn bệnh lý của các rối loạn tâm thần.

“Để giúp các em học sinh tự tin, vượt qua áp lực kỳ thi, các bậc phụ huynh cần đồng hành, quan tâm, chia sẻ, khuyến khích con nói ra vấn đề của mình để tìm ra giải pháp khắc phục. Phụ huynh không nên đặt kỳ vọng quá cao. Điều quan trọng là tạo môi trường thân thiện, thoải mái, giúp con sắp xếp lịch học tập và thi cử hợp lý, khoa học.

Đối với học sinh, các em cần xây dựng thời gian biểu học tập, sinh hoạt, nghỉ ngơi hợp lý, khoa học; tránh học quá nhiều, dồn nén sẽ dẫn đến kết quả học tập không tốt. Rèn luyện cách suy nghĩ tích cực, cố gắng giải quyết vấn đề; học cách đối thoại, trình bày vấn đề của bản thân với gia đình và nhà trường. Tăng cường các hoạt động thể thao, ăn uống lành mạnh, tránh những thói quen không tốt để đảm bảo sức khỏe cho kỳ thi sắp tới”-bác sĩ Thanh khuyến cáo.

Có thể bạn quan tâm

Nhà báo cũng là người bảo vệ!

Nhà báo cũng là người bảo vệ!

Trong bức thư "Gửi anh em văn hóa và trí thức Nam Bộ" vào tháng 5-1947, trong đó có các nhà báo, Chủ tịch Hồ Chí Minh viết: "Ngòi bút của các bạn cũng là những vũ khí sắc bén trong sự nghiệp phò chính, trừ tà…".
Là 'mua' hay 'thưởng'?

Là 'mua' hay 'thưởng'?

Đề xuất mức chi mua tin, tài liệu phục vụ công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực với kinh phí tối đa 50 triệu đồng/tin được dư luận đánh giá là ý tưởng hay, có thể có tác dụng động viên, khuyến khích tố giác tham nhũng một cách bài bản, minh bạch.
Yêu cầu cao nhất là phục vụ nhân dân

Yêu cầu cao nhất là phục vụ nhân dân

Thảo luận tại tổ về dự luật Công chứng (sửa đổi) ngày 17.6, Chủ tịch nước Tô Lâm đề nghị xem xét tổng thể hoạt động công chứng, phục vụ cái gì, làm gì trong quản lý hành chính và hệ thống tư pháp. Theo Chủ tịch nước, yêu cầu cao nhất của hoạt động này là phải phục vụ nhân dân.
Rủi ro mua vàng

Rủi ro mua vàng

Trong cơn sốt vàng miếng, nhiều người tìm đủ mọi cách để có vàng bằng được, từ trả công nhờ người xếp hàng hộ, mua qua cò hoặc trao đổi sang tay… Tuy nhiên, nếu không phải là người trực tiếp mua vàng thì luôn tiềm ẩn nhiều rủi ro.
Giải quyết nghịch lý giá vàng

Giải quyết nghịch lý giá vàng

Luật Giá 2023 (có hiệu lực từ ngày 1-7) đã quy định rất cụ thể về danh mục hàng hóa, dịch vụ thuộc diện bình ổn giá. Đó là hàng hóa, dịch vụ phải đáp ứng đồng thời các tiêu chí: thiết yếu, có ảnh hưởng lớn đến phát triển kinh tế - xã hội, sản xuất, kinh doanh và đời sống người dân.
Người trẻ 'vượt nắng, thắng mưa'

Người trẻ 'vượt nắng, thắng mưa'

Tham gia hỗ trợ thi công đường dây 500 kV mạch 3, một trong những công trình trọng điểm quốc gia, là niềm tự hào của nhiều thanh niên, là cơ hội để người trẻ sẵn sàng đón nhận những việc khó đóng góp sức mình cho đất nước.